Đau cổ tay sau sinh là triệu chứng không hề hiếm gặp ở rất nhiều bà mẹ sau khi mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra các cơn đau mãn tính và cản trở các sinh hoạt hằng ngày. Để có thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề đau cổ tay sau khi sinh nở, các mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết sau của canxi hữu cơ Úc NextG Cal.
Nội dung:
I. Tìm hiểu về đau cổ tay sau sinh
Hội chứng đau cổ tay sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ trong thời kỳ nghỉ hậu sản.
Triệu chứng điển hình khi bị đau khớp cổ tay là mẹ sau khi sinh sẽ cảm thấy cổ tay bị tê bị, khó chịu và đau nhiều.
Khá nhiều mẹ sau sinh gặp phải hội chứng đau cổ tay
Nguyên nhân chủ yếu là do vùng cổ tay phải chịu nhiều áp lực khi nâng và bế con, hành động này lặp đi lặp lại sẽ không tốt cho bàn tay và cổ tay.
Bị đau cổ tay trong nhiều trường hợp còn là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay hoặc hội chứng viêm bao gân vùng mỏm trâm quay (hội chứng De Quervain).
Tùy thuộc nguyên nhân mà cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, đau âm ỉ, tiến triển từ từ hoặc dữ dội.
Ngoài cảm giác đau, các mẹ còn bị tê bì, khó gấp duỗi các ngón tay, đặc biệt là ở ngón cái.
II. Nguyên nhân đau khớp cổ tay sau sinh
Nắm được nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh sẽ giúp mẹ biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ sau sinh bị đau cổ tay cụ thể như sau:
1. Hội chứng De Quervain
De Quervain là tình trạng viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái.
Bao gân và gân bị viêm sưng sẽ chèn ép và gây đau, cản trở vận động của ngón cái.
Ban đầu mẹ có thể thấy khó chịu, đau vùng ngón cái ngay cạnh cổ tay.
Triệu chứng đau có thể lan lên cẳng tay và lan xuống ngón cái.
Cơn đau của hội chứng De Quervain nghiêm trọng hơn khi mẹ nâng vật nặng, duỗi, xoay hoặc gập cổ tay và ngón cái.
Kèm theo đó là triệu chứng vùng da bên ngoài bao gân có thể bị sưng đỏ, nếu ấn vào sẽ rất đau.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng De Quervain có thể là do các mẹ sau sinh phải thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay trong quá trình chăm sóc em bé.
2. Hội chứng ống cổ tay
Mẹ sau sinh bị mắc hội chứng ống cổ tay dẫn tới hiện tượng bị châm chích, tê bì và đau nhức ở vùng bàn tay.
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những mẹ bầu giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và có thể kéo dài đến sau sinh.
Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng ứ dịch ở khoang ngoài tế bào khi mang thai gây chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay.
Cũng có trường hợp sau sinh mới xuất hiện tình trạng này, liên quan đến việc người mẹ phải thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại khi chăm sóc bé gây áp lực lên vùng cổ tay.
Mẹ sau sinh bị mắc hội chứng ống cổ tay dẫn tới hiện tượng bị châm chích, tê bì và đau nhức ở vùng bàn tay.
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa ở ống cổ tay chèn ép.
Hậu quả là gây tê, đau, mất hoặc giảm cảm giác ở vùng da bàn tay.
Nếu tình trạng nặng có thể làm yếu, teo cơ vùng mô ngón cái không chỉ gây khó chịu mà còn khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường tiến triển âm thầm theo thời gian.
Cơn đau thường xuất hiện và tăng mạnh về đêm gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Cảm giác tê tăng lên khi mẹ thực hiện các động tác như ngửa và gấp cổ tay, tỳ đè lên vùng cổ tay.
Khi mẹ nghỉ ngơi và ngừng vận động thì những triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Nên đọc: Nguyên nhân đau lưng sau sinh mổ và thường
III. Triệu chứng đau vùng cổ tay sau khi sinh
Triệu chứng thường gặp của đau khớp, ống cổ tay sau khi sinh cụ thể như sau:
– Cơn đau xuất hiện từ từ, âm ỉ, sau đó tăng dần mức độ hoặc có thể xuất hiện bất ngờ với mức độ nghiêm trọng.
Cơn đau cổ tay khiến mẹ khó chịu và mệt mỏi
– Mức độ đau tăng khi di chuyển ngón tay cái, cổ tay.
– Cơn đau có thể lan sang cả vùng cánh tay.
– Một số trường hợp, cơn đau chỉ ở 1 bên của cổ tay và ngón tay cái. Triệu chứng tê bì, châm chích đôi khi có thể xuất hiện ở một số ngón tay hoặc cả bàn tay.
– Cảm giác đau giảm khi cổ tay, ngón tay cái được thư giãn, nghỉ ngơi.
IV. Biến chứng của đau cổ tay sau sinh
Hầu hết các trường hợp mẹ sau sinh bị đau khớp cổ tay không nguy hiểm.
Vì nguyên nhân chủ yếu là do mẹ có nhiều hành động và thói quen xấu khi chăm sóc bé sơ sinh.
Đau cổ tay sau sinh kéo dài có thể tiến triển thành mãn tính, làm suy giảm khả năng vận động
Tuy nhiên, đối với các mẹ đau ống cổ tay sau sinh nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng thì không nên chủ quan, hãy thăm khám càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn điều trị có thể gây ra một số biến chứng như:
– Suy giảm khả năng vận động.
– Đau mạn tính.
– Viêm kẹt gân.
V. Cách trị đau cổ tay sau sinh
Thực tế điều trị cho thấy, đa phần các trường hợp phụ nữ sau sinh bị đau cổ tay đáp ứng tốt với các phương pháp chăm sóc tại nhà.
Chỉ khi không có hiệu quả mới cần tiến hành điều trị chuyên sâu bởi bác sĩ chuyên khoa.
1. Cách điều trị tại nhà
Mẹ sau sinh, nhất là các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ khi bị đau khớp cổ tay sau sinh nên tham khảo một số phương pháp điều trị tại nhà dưới đây:
1.1. Day bấm huyệt
Bấm huyệt tác động vào huyệt đạo giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
Từ đó giúp giảm nhanh cơn đau nhức cổ tay sau sinh, thúc đẩy máu lưu thông và tránh bị tụ máu ở vùng cổ tay gây đau.
Khi muốn bấm huyệt đau xương cổ tay sau sinh, các mẹ không nên tự ý thực hiện.
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thực hiện đúng cách. Dưới đây là 6 huyệt vị chữa đau khớp cổ tay:
– Huyệt nội quan.
– Huyệt hợp cốc.
– Huyệt dương trì:
– Huyệt khúc trì.
– Huyệt ngoại quan.
– Huyệt bát tà.
1.2. Sử dụng nẹp
Sử dụng nẹp đeo có tác dụng cố định cổ tay bị thương, từ đó ngăn các cơn đau xuất hiện và tái phát khi mẹ sau sinh chăm sóc con.
Trường hợp cơ đau cổ tay sau khi sinh trở nên nghiêm trọng thì nẹp đeo còn giúp vùng cổ tay được giữ thẳng, nghỉ ngơi và khớp ổn định.
Bên cạnh đó, đeo nẹp khi bị đau cổ tay sau sinh mổ và sinh thường còn hỗ trợ hạn chế những chuyển động/hoạt động không cần thiết.
Từ đó, không chỉ giúp giảm đau khớp cổ tay mà còn phòng ngừa tái phát hiệu quả.
1.3. Chườm lạnh
Cách chữa đau cổ tay sau sinh bằng chườm lạnh đặc biệt phù hợp với trường hợp mẹ bị đau cổ tay cấp tính do viêm bao gân, chấn thương hoặc phần mềm bị sưng đỏ.
Khi chườm lạnh lên da, nhiệt độ thấp sẽ làm làm co mạch và giảm lưu lượng máu lưu thông. Điều này giúp hạn chế nguy cơ máu bầm tích tụ và giảm viêm.
Chườm lạnh chữa đau cổ tay sau sinh tại nhà
Khi bị đau cổ tay sau sinh các mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Sử dụng túi đá lạnh chườm lên cổ tay hoặc vị trí bị đau.
– Thời gian chườm lạnh khoảng 10-15 phút.
– Mỗi ngày nên thực hiện từ 3-5 lần.
– Lưu ý: Các mẹ không nên để trực tiếp đá lạnh lên da, cần bọc vào một lớp vải mỏng sạch tránh bị bỏng lạnh.
1.4. Chuyển động nhẹ nhàng
Thực hiện các chuyển động cổ tay và ngón tay nhẹ nhàng giúp cải thiện hiện tượng co thắt, tăng độ linh hoạt, hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa cứng khớp.
1.5. Massage vùng cổ tay
Phương pháp massage vùng cổ tay đặc biệt hiệu quả với trường hợp mẹ sau sinh bị hội chứng ống cổ tay và viêm bao gân mạn tính.
Tác dụng khi massage vùng cổ tay là giảm đau, thư giãn, tăng lưu thông máu và độ linh hoạt.
Điều này giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và hỗ trợ chữa lành tổn thương nhanh hơn.
1.6. Điều chỉnh động tác/tư thế không đúng
Để cải thiện tình trạng đau cổ tay sau sinh, các mẹ nên tránh lặp lại các động tác hoặc tư thế không đúng có thể khiên cơn đau cổ tay phát sinh.
Cụ thể là uốn cong cổ tay, căng ngón tay cái quá mức liên tục trong thời gian dài.
Đồng thời, khi chăm sóc bé và làm việc, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Giữ ngón tay cái và cổ tay ở vị trí dễ chịu, thoải mái nhất.
– Khi cho bé bú, cần tránh không để cổ tay và cánh tay bị căng quá mức.
– Nâng đầu bé bằng gối hoặc cẳng tay, có thể đặt 1 chiếc gối ở phía dưới thân bé hỗ trợ nâng đỡ.
– Khi bế con, các mẹ nên thay đổi nhiều cách bế khác nhau để giúp cổ tay, ngón tay được nghỉ ngơi và tránh căng mỏi cơ.
– Trường hợp cần đưa trẻ di chuyển trên quãng đường dài, mẹ nên dùng xe đẩy hoặc địu.
1.7. Nghỉ ngơi
Gia tăng áp lực lên vùng cổ tay không chỉ làm khởi phát mà còn khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
Do đó, để giảm cảm giác đau cổ tay, các mẹ nên dành thời nghỉ ngơi và tránh thực hiện các chuyển động nhiều ở cổ tay.
Điều này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, khớp và gân ở vùng cổ tay.
2. Sử dụng y tế
Trường hợp đã áp dụng các cách chữa đau cổ tay sau sinh ở nhà nhưng không thuyên giảm, các mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ tay sau sinh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra lâm sàng qua triệu chứng.
Trường hợp nghi ngờ mẹ bị đau cổ tay sau sinh có liên quan tới hội chứng De Quervain, bác sĩ có thể chỉ định mẹ thực hiện nghiệm pháp Finkelstein.
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh bị đau cổ tay cũng có thể cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán dưới đây theo chỉ định của bác sĩ:
– Chụp X-quang: Để đánh giá xem có bị gãy hoặc nứt xương không; kiểm tra tình trạng bào mòn và thoái hóa xương.
– Điện cơ (EMG): Phương pháp chẩn đoán này được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ mẹ sau sinh bị đau cổ tay do tổn thương dây thần kinh. Mục đích để đánh giá hoạt động, mức độ, vị trí cũng như thời gian tổn thương của dây thần kinh.
– Siêu âm: Giúp bác sĩ xác định nguyên nhân có phải xuất phát từ phần mềm giống như hội chứng De Quervain không.
Căn cứ theo kết quả chẩn đoán, tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Các phương pháp y tế được sử dụng trong điều trị đau cổ tay sau sinh hiện nay gồm:
2.1. Điều trị bằng thuốc
Mẹ sau sinh dùng thuốc điều trị hội chứng đau cổ tay có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Do đó, mẹ chỉ được phép dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Đa phần các trường hợp mẹ sau sinh đau cổ tay đáp ứng tốt với phương pháp điều trị bằng thuốc.
Những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau cổ tay gồm:
– Corticoid: Đường uống hoặc tiêm.
– Thuốc chống viêm giảm đau không steroid.
– Miếng dán gây tê tại chỗ.
2.2. Điều trị vật lý trị liệu
Căn cứ vào tình trạng, nguyên nhân và mức độ đau, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ những bài tập vật lý trị liệu phù hợp.
Các bài tập thường là những động tác kéo giãn nhẹ nhàng để cải thiện khả năng vận động, tăng sự linh hoạt cho cổ tay và giảm đau.
Đồng thời còn giúp giảm kích ứng dây thần kinh và gân, tăng cường cơ bắp.
Bác sĩ có thể hướng dẫn các mẹ những động tác/tư thế đúng khi chăm sóc con. Bên cạnh đó, mẹ sau sinh cũng cần thay đổi các thói quen vận động, các hành động xấu để không gây áp lực lên vùng cổ tay.
2.3. Điều trị phẫu thuật
Phương pháp điều trị phẫu thuật chỉ được bác sĩ chỉ định khi:
– Cơn đau liên tục xuất hiện, kéo dài và tăng mức độ nghiêm trọng.
– Không có hiệu quả khi điều trị bằng thuốc.
– Lý do gây tình trạng đau cổ tay sau sinh phức tạp.
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở hoặc nội soi căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Loại canxi nào tốt cho mẹ sau sinh? Phụ nữ cho con bú cần bao nhiêu canxi?
V. Cách phòng ngừa đau xương cổ tay sau khi sinh
Các mẹ có thể phòng ngừa tình trạng đau cổ tay sau sinh thông qua việc thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Chú ý chăm sóc con, cho con bú, bế con ở các tư thế đúng.
– Nên nâng đầu bé bằng cẳng tay hoặc gối; đặt gối ở dưới lưng của bé để hạn chế tăng áp lực lên vùng cổ tay và tay.
Mẹ nên chú ý bế bé đúng tư thế, sử dụng gối hỗ trợ để giảm áp lực lên vùng cổ tay.
– Vị trí của ngón tay cái và cổ tay luôn để ở vị trí thoải mái nhất.
– Hạn chế nhất có thể việc lặp đi lặp lại các động tác ở cổ tay và bàn tay.
– Cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi, không nên làm các công việc liên quan đến ngón cái và khớp cổ tay liên tục.
– Thường xuyên xoa bóp cổ tay và ngón tay để tăng lưu thông máu.
– Hàng ngày nên thực hiện các bài tập đơn giản cho cổ tay, bàn tay và ngón tay giúp dây chằng và gân tăng độ dẻo dai và khớp chuyển động linh hoạt.
– Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin C, protein,… Giúp hỗ trợ cải thiện chức năng xương khớp, phát triển cơ, tăng mật độ xương và độ dẻo dai cho gân cũng như dây chằng.
Hội chứng đau cổ tay sau sinh có thể tự khỏi sau khi mẹ chăm sóc tại nhà nhưng cũng có thể kéo dài không khỏi.
Lúc này, mẹ nên đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị tích cực hơn giúp nhanh chóng chấm dứt cơn đau.