Đau xương chậu sau sinh: Nguyên nhân và 6 cách điều trị!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Đau xương chậu sau sinh thường không đáng lo ngại và có thể tự khỏi hoặc cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau của mẹ có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Lúc này các mẹ cần có được sự chăm sóc cũng như điều trị phù hợp nhất. Để có được thông tin chính xác cho tình trạng này, các mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết sau của Canxi hữu cơ NextG Cal!

I. Đau xương chậu sau sinh là gì?

Đau xương chậu sau khi sinh là tình trạng phụ nữ sau sinh bị xuất hiện các cơn đau ở vị trí xương vùng chậu.

Hình ảnh mẹ sau sinh bị đau xương chậu

Đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo có vấn đề đang xảy ra ở vùng xương chậu của người mẹ.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau xương chậu, liên quan đến cả quá trình mang thai và chuyển dạ của người mẹ.

II. Tại sao vùng xương chậu bị đau sau sinh? 

Tình trạng đau vùng xương chậu sau sinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

1. Do vỡ xương cụt

Xương cụt gồm 4 đến 6 đốt sống dính liền với nhau, nằm ở vị trí cuối cùng trong hệ thống cột sống ở người.

Khi người mẹ sinh thường, trẻ sẽ đi qua khung chậu.

Nếu trẻ đi qua khung chậu của người mẹ quá nhanh hoặc tư thế không phù hợp có thể làm vỡ xương cụt.

Ngoài sinh thường, gãy xương cụt còn xảy ra khi mẹ sinh con bằng phương pháp forceps – thủ thuật dùng dụng cụ chuyên dụng để kéo em bé ra ngoài qua ngả âm đạo.

Tình trạng đau xương chậu sau sinh thường và  phương pháp forceps có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Cơn đau tăng lên khi mẹ đứng lâu, ngồi hoặc quan hệ tình dục.

2. Do viêm khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu là khớp nối xương cùng và xương chậu.

Về cuối thai kỳ, relaxin được giải phóng nhiều hơn để làm giãn các cơ và dây chằng chuẩn bị cho quá trình sinh nở, khớp cùng chậu cũng lỏng lẻo hơn.

Thai nhi phát triển, trọng lượng cơ thể tăng cũng làm tăng áp lực lên khớp cùng chậu nên dễ bị viêm hơn.

3. Do giãn khớp mu

Khớp mu được tạo ra từ hai xương mu, được kết nối lại với nhau bằng các mô liên kết hay còn gọi là dây chằng.

Trong quá trình mang thai, đầu của thai nhi tì đè xuống khung chậu khiến các dây chằng bị giãn ra.

Điều này khiến các mẹ luôn có cảm giác đau âm ỉ ở vùng chậu trong thời gian mang thai.

Không chỉ vậy, sau sinh, những bộ phận thuộc khung chậu chưa kịp phục hồi, điều này khiến mẹ sau sinh tiếp tục phải chịu đựng các cơn đau ở vùng xương chậu.

Nghiêm trọng hơn, nếu các dây chằng bị kéo giãn quá mức và các xương tách ra xa sẽ dẫn đến hiện tượng sưng nề, chảy máu.

Tình trạng đau xương chậu sau khi sinh do nguyên nhân giãn khớp mu có thể kéo dài từ 3 – 8 tháng.

Mẹ sẽ thấy đau nhiều hơn khi đứng lâu, ngồi hoặc đi lại.

4. Do thói quen sinh hoạt

Cơ thể mẹ sau sinh rất yếu, cộng với việc không nghỉ ngơi, ngồi và nằm ở tư thế phù hợp nên cũng làm tăng nguy cơ bị đau xương chậu sau sinh mổ và sinh thường.

Tìm hiểu cách chữa đau lưng sau khi sinh TẠI ĐÂY

III. Đau xương chậu sau sinh có nguy hiểm không?

So với các mẹ sinh thường, sau sinh mổ bị đau xương chậu thời gian diễn ra ngắn hơn.

Trung bình, cơn đau xương chậu do sinh thường sẽ kéo dài khoảng 3 tháng, một số mẹ có thể lâu hơn.

Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Đau xương chậu sau sinh kéo dài gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

– Người mẹ bị đau nên khó siết chặt các cơ dưới bàng quang, gây rò rỉ nước tiểu và không thể tự chủ được khi đi tiểu. 

– Đau ở xương chậu còn tác động trực tiếp đến cơ âm đạo. Do đó, nếu mẹ bị đau xương chậu sau sinh kéo dài gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục.

– Tình trạng đau xương chậu sau khi sinh nếu không được điều trị và để kéo dài có thể gây sa tử cung.

– Với những mẹ phải rặn quá lâu, bị rách lâu ngày ở vùng đáy bụng hoặc sinh con quá lớn, điều này thường khiến cơn đau vùng chậu sau sinh sẽ rất dữ dội và nghiêm trọng.

– Ngoài ra, tình trạng này có thể khiến vùng hậu môn và âm đạo bị tê liệt gây ám ảnh cho các mẹ khi đi vệ sinh.

IV. Cách giảm đau vùng xương chậu sau sinh

Đa phần các mẹ sau sinh bị đau vùng xương chậu sẽ tự khỏi theo thời gian khi chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần điều trị y tế.

1. Điều trị tại nhà

Để giảm thiểu tác động của tình trạng đau xương chậu sau sinh đến việc vệ sinh, đi lại, làm việc và vận động hàng ngày, các mẹ có thể áp dụng một số cách giảm đau nhức xương chậu dưới đây:

1.1. Thay đổi dáng ngồi

Thay vì ngồi thẳng, mẹ sau sinh bị đau xương chậu nên ngồi ở tư thế nghiêng về phía trước.

Tư thế này giúp giảm đáng kể áp lực lên vùng xương chậu, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

1.2. Tắm nước ấm

Khi cơn đau vùng xương chậu xuất hiện, các mẹ có thể tắm nước ấm để hỗ trợ giảm đau.

Hơi nước ấm giúp thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi và cảm giác đau nhức xương chậu.

Để tăng hiệu quả, các mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu, ví dụ như bạc hà, dầu tràm, hoa nhài, hoa cúc… 

1.3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng là giảm đau xương chậu sau khi sinh hiệu quả các mẹ có thể áp dụng.

Theo đó, mẹ chỉ cần dùng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh đắp lên vị trí vùng xương chậu bị đau trong khoảng 10-15 phút để thấy dễ chịu hơn.

– Chườm nóng: Nhiệt ấm từ nước nóng kích thích lưu thông tuần hoàn máu tại vị trí xương chậu, từ đó giảm đau hiệu quả.

– Chườm lạnh: Nhiệt lạnh có khả  năng làm co lại các mạch máu, từ đó giảm hoạt động tuần hoàn máu tại vùng xương chậu nên cảm giác đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

1.4. Massage khu vực bị đau

Các động tác massage ở vùng chậu bị đau giúp thư giãn, tăng lưu thông máu.

Massage khu vực bị đau giúp giảm đau xương chậu ở mẹ sau sinh

Từ đó làm giảm cảm giác đau nhức và hỗ trợ chữa lành tổn thương.

Khi thực hiện massage vùng xương chậu, cần thực hiện từ từ và nhẹ nhàng với thời gian khoảng 15 phút/lần.

1.5. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh, cơ thể người mẹ yếu hơn nên cần được bổ sung đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và cơ thể, tăng đề kháng và chất lượng sữa. 

Theo đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ sau sinh nên tăng cường các thực phẩm giàu canxi, kẽm, phốt pho, vitamin nhóm B, C, D… 

1.6. Áp dụng các bài tập cho xương chậu

Bài tập giảm đau xương chậu sau sinh đơn giản mẹ nào cũng có thể áp dụng là hãy tập hít vào thật sâu sau đó thở ra.

Ngoài ra, các mẹ có thể tập yoga, thiền cũng giúp giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả.

2. Điều trị tại viện

Trường hợp đã áp dụng các cách làm giảm đau xương chậu sau sinh tại nhà nhưng cơn đau không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, kéo dài và xuất hiện liên tục hơn.

Lúc này, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng, mức độ đau và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị đau xương chậu sau sinh hiện nay gồm:

– Vật lý trị liệu: Các mẹ sẽ tập hít thở sâu, các bài tập thư giãn xương chậu với chuyên gia phục hồi chức năng. 

– Thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định mẹ sau sinh bị đau xương chậu dùng thuốc chống viêm không corticosteroid (NSAID) để giảm viêm, giảm đau. Trường hợp cơn đau nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc steroid hoặc thuốc gây tê.

– Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ được sử dụng khi cơn đau kéo dài và không cải thiện dù đã dùng thuốc và vật lý trị liệu. Mục đích của phẫu thuật là để cắt xương cụt. 

Riêng với nguyên nhân gây đau xương chậu do giãn nở khớp mu, ngoài cách điều trị ở trên, các mẹ có thể được điều trị bằng các đeo nẹp hoặc đai quanh hông để kéo xương mu lại với nhau.

V. Cách phòng ngừa đau xương chậu sau sinh mổ/ thường

Để phòng ngừa tình trạng bị đau vùng xương chậu sau sinh mổ và sinh thường, các mẹ cần chú những vấn đề sau trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày: 

– Cố gắng sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng stress kéo dài.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng; đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, omega-3 từ sữa, rau củ, hoa quả, các loại hạt, uống đủ nước.

– Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, nếu cần thiết hãy giảm cân.

– Tập thể dục mỗi ngày với các bài tập phù hợp để tăng độ linh hoạt của khớp.

– Loại bỏ các tư thế và thói quen xấu.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây đau xương chậu nếu có.

Tình trạng đau xương chậu sau sinh hầu hết đều tự khỏi sau khi mẹ thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, các mẹ nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

3.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

KHỎE ĐẸP TỪ XƯƠNG – YÊU THƯƠNG PHÁI ĐẸP

Canxi có vai trò quan trọng với phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn mang thai, sau sinh và tiền…

Chi tiết

Mẹ sau sinh uống sữa tươi không đường được không? Nên uống thế nào?

Sau sinh uống sữa tươi không đường được không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Vì…

Chi tiết

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Uống như thế nào cho tốt?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không là câu hỏi đem lại rất nhiều thông tin trái chiều, đặc…

Chi tiết
Giòn xương sau khi sinh

Loãng xương sau sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng tránh

Loãng xương sau sinh là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều sản phụ, với các biểu hiện như nhức…

Chi tiết