Loãng xương sau sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng tránh

Loãng xương sau sinh là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều sản phụ, với các biểu hiện như nhức mỏi khắp cơ thể, đặc biệt là ở lưng, vai và bàn chân. Hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp mẹ sau sinh kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Loãng xương sau khi sinhHình ảnh sản phụ bị loãng xương/giòn xương sau sinh.

I – Nguyên nhân gây loãng xương sau sinh

Phụ nữ sau sinh loãng xương thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

– Thay đổi mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú.

– Nồng độ estrogen trong cơ thể sản phụ tăng cao, tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu.

Sau sinh bị loãng xươngSau sinh bị giòn xương/loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra. 

– Nồng độ vitamin D trong cơ thể mẹ bị tiêu hao vì phải nuôi dưỡng thai nhi.

– Bận rộn, căng thẳng chăm con khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và xuất hiện các cơn đau mỏi xương khớp.

II – Triệu chứng loãng xương sau sinh

Khoảng 1-2 tháng sau sinh, các sản phụ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện sau khi sinh bị loãng xương gồm:

– Đau nhức mỏi khắp người, nhất là ở lưng, vai và bàn chân. 

– Lưng đau âm ỉ. 

– Đau nhức cơ bắp.

– Chuột rút, nhất là về đêm.

Triệu chứng loãng xương sau sinhNgoài đau mỏi lưng, sản phụ bị loãng xương sau sinh còn nhức mỏi bàn chân. 

– Đau răng.

– Móng dễ gãy.

– Rối loạn giấc ngủ.

Đây là những dấu hiệu cho thấy sản phụ bị loãng xương nhẹ, nên nhanh chóng điều trị để tránh tình trạng nặng hơn.

III – Cách xử lý loãng xương sau khi sinh hiệu quả và an toàn

Đa phần tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là loãng xương sinh lý. Bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương trong thời gian mang thai và cho con bú để đưa ra cách xử lý hiệu quả và an toàn.

Thông thường khi được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng xốp xương sau khi sinh sẽ được cải thiện sau khi sản phụ cho con ngừng bú từ 6-12 tháng.

Với các trường hợp giòn xương sau khi sinh nặng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc, sản phụ có thể phải dùng thuốc giảm đau hoặc sử dụng các loại thuốc uống bổ sung canxi, khoáng chất và vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ sau sinh vẫn cần tiếp tục bổ sung canxi, đặc biệt với những thai phụ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì nguồn canxi cung cấp cho trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ.

Người mẹ bị thiếu hụt lượng canxi cần thiết cung cấp cho trẻ sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của con sau này. Mặt khác, chính người mẹ cũng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. 

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, phụ nữ cho con bú cần khoảng 1300mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng chính xác để bổ sung canxi đúng và đủ.

IV – Cách phòng tránh sau sinh bị loãng xương

Để phòng ngừa bị xốp xương sau sinh, sản phụ cần chú ý một số vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

– Chế độ ăn uống: Không ăn uống kiêng khem quá mức, cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, khoa học và đủ dinh dưỡng để cơ thể mau chóng phục hồi sau sinh. Đặc biệt, cần chú ý tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, sắt, vitamin nhóm B…

– Chế độ vận động: Thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ hàng để giúp các cơ dẻo dai, xương khớp chắc khỏe và lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả.

Xốp xương sau khi sinhChế độ ăn uống đa dạng, giàu canxi, vitamin và khoáng chất giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng sau sinh bị giòn xương và loãng xương. 

– Chế độ sinh hoạt: Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi, đồng thời phòng tránh đau nhức cơ thể sau sinh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng loãng xương sau sinh, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí

    -->