Gãy xương trụ là chấn thương thường gặp, nhất là khi bị té ngã ở tư thế chống tay xuống đất. Chức năng của xương trụ là cùng với xương quay tạo nên các khớp cổ và khớp khuỷu, giúp cho chuyển động của cổ tay, cánh tay linh hoạt hơn. Những thông tin về chấn thương gãy xương cổ chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Hình ảnh gãy xương trụ.
Nội dung:
I – Xương trụ là xương gì?
Cùng với xương quay, xương trụ là loại xương dài nằm ở cẳng tay, có dạng hình lăng trụ, nằm dọc theo cạnh trong của cẳng tay. Xương quay xương trụ kết hợp với nhau tạo nên khớp cổ và khớp khuỷu. Hai khớp này giúp cho chuyển động của cổ tay, cánh tay linh hoạt hơn.
Gãy xương trụ tay là tình trạng xương trụ bị gãy, vỡ hoặc nứt. Chấn thương gãy xương trụ được phân thành nhiều loại khác nhau như gãy do áp lực, gãy nứt xương, gãy mỏm lồi cầu, gãy di lệch, gãy mỏm khuỷu, gãy không di lệch, gãy vụn, gãy cành tươi.
Hình ảnh giải phẫu xương trụ cẳng tay.
II – Nguyên nhân gãy xương trụ
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến xương trụ cổ tay bị gãy là do có lực mạnh tác động lên cổ tay, cẳng tay hoặc khuỷu tay khi bị té ngã chống tay xuống đất.
Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương trụ đó là:
– Vận động viên hoặc những người chơi các môn thể thao như trượt ván, bóng đá…
– Gặp tai nạn gây thương tích cho cẳng tay.
– Người cao tuổi.
Gãy xương trụ xảy ra khi có lực mạnh tác động lên cổ tay khuỷu tay hoặc cẳng tay.
III – Biểu hiện bị gãy xương trụ
Khi bị gãy xương trụ cổ tay, bệnh nhân thường có các triệu chứng và biểu hiện sau:
– Đau đớn đột ngột và dữ dội ở cẳng tay hoặc khuỷu tay khi xảy ra chấn thương.
– Đau khi chạm vào vùng xương trụ bị gãy, cơn đau tăng lên khi cử động hoặc sử dụng lực ở cổ và khuỷu tay.
– Khó nâng hạ cánh tay.
– Đau ở phía trước, phía sau của cổ tay, cẳng tay hoặc khuỷu tay.
Gãy xương trụ gây đau đớn ở vùng xương trụ bị gãy.
– Sưng, bầm tím ở khu vực cẳng tay.
– Cảm giác tê hoặc kim đâm ở cẳng tay, ngón tay và bàn tay.
– Cẳng tay bị biến dạng nếu gãy xương trụ nặng bị di lệch nhiều.
IV – Gãy xương trụ bao lâu thì lành?
Gãy xương trụ tay bao lâu thì lành phụ thuộc chủ yếu vào mức độ, vị trị gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Với người bệnh có sức khỏe bình thường, thời gian trung bình để xương trụ lành lại hoàn toàn là từ khoảng 6-8 tuần.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để nắm được tốc độ phục hồi của xương trụ bị gãy. Kết hợp với chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học để giúp xương mau lành hơn.
Thời gian để xương trụ lành lại hoàn toàn là từ khoảng 6-8 tuần.
( → Xem thêm: Bị gãy xương mũi có sao không? Biểu hiện và cách điều trị)
V – Cách chữa trị gãy xương trụ hiệu quả và an toàn
Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh án gãy xương trụ của từng bệnh nhân để xem xét vị trí và mức độ chấn thương để đưa phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường chấn thương gãy xương trụ sẽ có 2 hướng chữa trị như sau:
– Trường hợp gãy xương trụ không di lệch: Người bệnh không phải phẫu thuật mà chỉ cần bó bột thạch cao trong khoảng thời gian 8 tuần để cố định xương.
Nếu gãy xương trị không di lệch, bệnh nhân cần bó bột thạch cao trong khoảng thời gian 8 tuần để cố định xương.
– Trường hợp gãy xương trụ trái – phải bị di lệch hoặc có liên quan tới chỗ trật khuỷu tay hay cổ tay: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nắn xương, sắp xếp lại xương gãy. Sau đó, bệnh nhân được bó bột thạch cao, nẹp hoặc đeo dây cố định xương trong vài tuần.
Trong thời gian điều trị gãy xương trụ, bác sĩ sẽ kiểm tra xương thường xuyên bằng X-quang để đảm bảo xương trụ gãy lành đúng vị trí.
VI – Cách chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương trụ
Để xương trụ bị gãy mau liền, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương trụ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Động viên người bệnh cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều gây căng thẳng, mệt mỏi.
– Tránh để người bệnh vận động mạnh hoặc làm các công việc nặng liên quan đến xương trụ khi xương chưa phục hồi hoàn toàn.
– Có chế độ ăn uống đa dạng, đủ dưỡng cho người bệnh; tăng chế độ ăn giàu canxi, sắt, magie, kẽm, phosphat và vitamin D, B6, B12,…
– Khi được bác sĩ cho phép, bệnh nhân cần thực hiện các bài tập giúp cơ và mô không bị cứng khi bó bột.
– Có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc theo hướng dẫn trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp canxi giúp xương mau liền.
NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.
Viên uống canxi NextG Cal của Úc
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương trụ hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.