Đau đầu khi mang thai phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Mẹ bầu bị đau đầu không phải là triệu chứng hiếm gặp trong thai kỳ. Ngoài gây khó chịu cho người mẹ, liệu mẹ bầu bị đau đầu có sao không? Khi mang bầu bị đau đầu có ảnh hưởng gì đến bé? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về chứng đau đầu khi mang thai, những ảnh hưởng của nó và biện pháp phòng tránh nhé.

I – Nguyên nhân phụ nữ có thai bị đau đầu

Tại sao phụ nữ mang bầu bị đau đầu? Đau đầu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:

1. Nguyên nhân mẹ bầu đau đầu 3 tháng đầu

Theo thống kê:Có hơn 80% phụ nữ mang thai bị đau đầu, trong số đó có đến 58% là đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm đau đầu khi mang thai tháng đầu, đau đầu khi mang thai tháng thứ 2đau đầu khi mang thai tháng thứ 3.”

Nguyên nhân chủ yếu liên quan sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ, tình trạng ốm nghén và tăng lưu lượng tuần hoàn máu. 

Hay đau đầu khi mang thai 3 tháng đầuĐau đầu ở bà bầu 3 tháng đầu chủ yếu do thay đổi hormone, ốm nghén và tăng tuần hoàn máu

Ngoài ra, phụ nữ mang thai đau đầu có thể do:

– Mệt mỏi, stress, căng thẳng thần kinh.

– Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

– Thiếu nước.

– Thiếu hụt dinh dưỡng.

– Hạ đường huyết.

– Hoạt động quá sức.

– Vận động quá ít.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

Một số loại thực phẩm có thể gây đau đầu ở một số người như: phô mai, chocolate, thực phẩm lên men, bột ngọt, đậu phộng, cà chua… Nếu xác định được do loại thực phẩm nào, cần loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn.

2. Nguyên nhân bị đau đầu khi có bầu 3 tháng giữa

So với giai đoạn đầu và cuối thai kỳ thì đau đầu khi mang thai tháng thứ 4, đau đầu khi mang thai tháng thứ 5, đau đầu khi mang thai tháng thứ 6 thường ít gặp hơn.

Nguyên nhân gây ra đau đầu trong giai đoạn này chủ yếu do sự thay đổi tư thế đột ngột, do bà bầu bị thiếu máu, ăn uống không đủ chất hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Hay bị đau đầu khi mang thai tháng cuốiĐau đầu khi mang thai 3 tháng giữa và cuối có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp

3. Nguyên nhân mẹ bầu đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Sang 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng, tử cung người mẹ ngày một lớn gây chèn ép làm cản trở quá trình lưu thông máu cho cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Tuần hoàn máu não kém sẽ gây ra tình trạng có thai đau đầu.

Một số nguyên nhân khiến cho người mẹ hay bị đau đầu khi mang thai đó là:

– Tăng cân quá nhiều khi mang thai.

– Mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn do tiểu đêm nhiều lần và thai lớn nên mẹ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu dễ bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 8 đau đầu khi mang thai tháng cuối.

– Nằm ngủ sai tư thế làm mạch máu bị chèn ép.

– Thiếu máu.

– Tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp.

– Căng thẳng, lo lắng.

– Một số yếu tố như môi trường sống ồn ào, thời tiết thay đổi…

Mẹ bầu cần lưu ý khi bị đau đầu vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ bởi đó có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp. Tăng huyết áp thai kỳ là yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời như: tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, nhau thi bong non, trẻ sinh non, nhẹ cân… 

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bị đau đầu khi có thai có thể do người mẹ mắc một số bệnh lý: viêm xoang, hạ huyết áp, bệnh lý tim mạch, trầm cảm…

(→ Xem thêm: Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai)

II – Biểu hiện bị đau đầu khi mang bầu

Khi mang thai mẹ bầu thường gặp các loại đau đầu sau:

– Đau đầu dạng căng thẳng.

– Đau đầu Migraine

– Đau đầu chuỗi.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu cũng như từng người mà biểu hiện sẽ khác nhau. Dấu hiệu đau đầu khi mang thai có thể là:

– Đau nửa đầu hoặc đau xuất hiện ở cả hai bên.

– Cơn đau đầu nhẹ, thoáng qua hoặc đau dữ dội, đau đầu thường xuyên.

– Đau theo nhịp mạch đập.

Có mẹ bầu chỉ xuất hiện duy nhất triệu chứng đau đầu mà không kèm bất kỳ biểu hiện nào khác. Nhưng cũng có khi đau đầu đi kèm với các triệu chứng khác như: mẹ bầu đau đầu chóng mặt buồn nôn, nôn, mẹ bầu bị đau đầu mệt mỏi, nhìn thấy các tia sáng, chớp sáng, xuất hiện điểm mù…

Mẹ bầu bị đau đầu phải làm saoPhụ nữ mang thai bị đau đầu chóng mặt thường xuyên nên đi khám để xác định nguyên nhân

Nếu thấy có các triệu chứng sau đây, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp:

Mẹ bầu bị đau đầu chóng mặt thường xuyên, đau đầu đột ngột khi đang ngủ và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mang thai bị đau đầu chóng mặt kèm sốt cao, đau cứng cổ, có cảm giác tê buốt.

Có bầu bị đau đầu chóng mặt và rối loạn thị giác, nhìn mờ.

Mẹ bầu đau đầu buồn nôn kèm theo đau vùng bụng trên, vùng dưới xương sườn.

Có thai bị đau đầu chóng mặt, mỏi mắt, nghẹt mũi, đau cổ, đau nhức răng.

Có bầu đau đầu buồn nôn, bàn chân, bàn tay, khuôn mặt sưng nề.

Có thai đau đầu buồn nôn, nước tiểu thay đổi bất thường về số lượng hoặc tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu. 

– Tăng cân đột ngột.

>> Xem VIDEO 6 Dấu hiệu khi mang thai mẹ bầu cần chú ý <<

Video có bầu đau đầu phải làm sao

III – Đau đầu khi mang thai có sao không?

Chắc hẳn mẹ bầu rất lo lắng không biết mang thai đau đầu có sao không? Nếu chỉ là cơn đau đầu nhẹ, thoáng qua thì mẹ bầu không cần quá lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng gì tới mẹ và bé. Tình trạng bị đau đầu khi mang thai tháng thứ 4 trở đi hoặc sau khi sinh xong thường sẽ biến mất.

Tuy nhiên nếu cơn đau đầu trầm trọng, thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều trường hợp có bầu bị đau đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật. Đặc biệt đối với mẹ bầu ngoài 35 tuổi nếu hay đau đầu khi mang thai cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên.

IV – Cách trị đau đầu cho mẹ bầu an toàn cho mẹ và bé

Mẹ bầu đau đầu phải làm sao? Phụ nữ mang thai đau đầu uống thuốc gì điều trị? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ mẹ bầu. Có thể tham khảo một số cách làm giảm đau đầu cho bà bầu dưới đây:

1. Cách giảm đau đầu cho phụ nữ mang thai không dùng thuốc tại nhà 

– Khi mẹ bầu đau đầu nên làm gì? Mẹ bầu đau đầu do căng thẳng, stress hoặc do viêm xoang có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để làm dịu cơn đau. Chỉ cần đắp một miếng gạc lạnh, vải lạnh lên trán và thái dương trong khoảng 10 phút và lặp lại thao tác này đến khi cơn đau đầu giảm đi.  

Có bầu đau đầu phải làm sao để cải thiện? Chườm nóng sau gáy giúp làm giảm đau đầu khi mang bầu do stress. Nhiệt sẽ làm thư giãn cơ bắp và giãn nở mạch máu, hỗ trợ quá trình lưu thông máu. 

Mẹ bầu bị đau đầu nên làm gì giúp mẹ bầu giảm đau? Nên tắm vòi hoa sen với nước ấm sẽ giúp giảm đau và làm cho mẹ bầu thoải mái. Tuy nhiên mẹ bầu lưu ý không nên tắm bằng nước quá nóng và tắm quá lâu. 

Cách giảm đau đầu cho mẹ bầuMẹo chữa đau đầu cho mẹ bầu bằng lá trầu không

– Massage nhẹ nhàng vùng vai gáy, trán, thái dương, gan bàn chân là một cách trị đau đầu cho phụ nữ mang thai được sử dụng. Nên kết hợp cách massage giảm đau đầu cho bà bầu này cùng tinh dầu khuynh diệp để tăng hiệu quả. Nếu chưa biết mẹ bầu bị đau đầu phải làm sao? hãy thử áp dụng.

Mẹ bầu đau đầu nên uống gì? Sử dụng trà gừng chính là đáp án. Không chỉ là gia vị quen thuộc, gừng còn là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học. Nhờ vào tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện lưu thông máu, cơn đau đầu của mẹ bầu sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau khi uống một ly trà gừng và nằm nghỉ ngơi. 

Chữa đau đầu cho mẹ bầu bằng lá trầu không: Lá trầu không được biết đến với đặc tính giảm đau và làm mát, có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi cơn đau đầu. Mẹ bầu cần nghiền nhuyễn 2-3 lá trầu tươi, sau đó đắp lên trán và hai bên thái dương khoảng 30 phút. Nếu vẫn đang băn khoăn có bầu bị đau đầu làm thế nào, mẹ bầu có thể áp dụng cách này.

2. Thuốc giảm đau đầu cho bà bầu

Trong nhiều trường hợp, nếu cơn đau đầu không được kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người mẹ.

Mặc dù việc sử dụng thuốc thời kỳ mang thai cần hết sức hạn chế và thận trọng, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên một số loại thuốc giảm đau vẫn có thể được dùng nếu lợi ích của nó mang lại cao hơn nguy cơ gây ra cho thai nhi.

Vậy phụ nữ có thai đau đầu uống thuốc gì? Những thuốc đau đầu cho phụ nữ mang thai nào có thể dùng?

Việc uống thuốc đau đầu khi mang thai cần có sự tham vấn của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc đau đầu cho mẹ bầu để dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi điều này có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tốt nhất nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không cho hiệu quả hoặc mang thai bị đau đầu buồn nôn thường xuyên, có lúc đau dữ dội, mẹ bầu nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị.

Thuốc giảm đau đầu cho bà bầu Có bầu bị đau đầu uống thuốc gì? Mẹ bầu cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

V – Cách phòng tránh đau đầu khi có bầu

Điều chỉnh lối sống và sinh hoạt góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện cơn đau đầu trong thai kỳ. Mẹ bầu nên: 

– Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thường xuyên để tránh bị đói gây hạ đường huyết khiến mẹ bầu đau đầu chóng mặt.

– Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc. Mẹ bầu nên ngủ khoảng 7-10 giờ mỗi ngày, đi ngủ đúng giờ và không nên thức quá khuya. Nên có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa nhưng không quá 1 tiếng. Để có giấc ngủ ngon, phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát, có nhiệt độ và ánh sáng thích hợp.

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh cơn đau đầu. Đây cũng là một cách giảm đau đầu ở bà bầu. Mẹ bầu nên uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày.

– Vận động nhẹ nhàng, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn, nâng cao sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa các cơn đau đầu. Mẹ bầu có thể tập Yoga, bơi lội, đi bộ, hít thở… đều rất phù hợp và tốt khi mang thai.

– Đảm bảo nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tránh đến các nơi ô nhiễm, ngột ngạt.

– Theo dõi cơ thể và thăm khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Mẹ bầu đau đầu phải làm saoUống 2,5-3 lít nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa cơn đau đầu và là một cách làm giảm đau đầu ở bà bầu 

Bên cạnh đó, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt cần quan tâm đó là canxi, sắt và acid folic.

Sắt giúp dự phòng thiếu máu khi mang thai. Acid folic tham gia vào quá trình tạo máu và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Canxi giúp hình thành và phát triển xương răng cho thai nhi mà vẫn đảm bảo vẹn toàn bộ xương người mẹ. 

Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi, sắt và acid folic tăng khá cao. Do đó cùng với việc bổ sung qua chế độ ăn uống, mẹ bầu nên dùng các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu cần thiết. 

Liên quan đến bổ sung canxi, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm canxi dành cho phụ nữ mang thai khiến mẹ bầu phân vân khi lựa chọn. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng viên uống canxi NextG Cal của Úc.

Đây là canxi hữu cơ ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA) nên dễ hấp thu, cùng với thành phần vitamin D3 và vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. 

Có bầu bị đau đầu làm thế nàoCanxi cho bà bầu NextG Cal

Hy vọng thông qua bài viết này, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về hiện tượng đau đầu khi có thai và có được đáp án cho câu hỏi có bầu bị đau đầu phải làm sao? Một số cách giảm đau đầu cho mẹ bầu và biện pháp phòng tránh cơn đau đầu trong bài viết khá đơn giản và dễ thực hiện, mẹ bầu có thể áp dụng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề đau đầu khi mang thai hoặc muốn biết thêm thông tin sản phẩm canxi NextG Cal, các mẹ hãy nhanh chóng để lại bình luận dưới bài viết, gọi điện tới tổng đài miễn cước 1800 1125 để được Dược sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết