Ngủ dậy bị đau cổ: Nguyên nhân và 5 Mẹo chữa trị hiệu quả

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Ngủ dậy bị đau cổ liên tục xuất hiện ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và sức khỏe tinh thần. Tình trạng đau nhức cổ khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân gây ra. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây của Canxi NextG Cal.

I. Triệu chứng bị đau cổ sau khi ngủ dậy

Tình trạng bị đau cổ khi ngủ dậy thường xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em. Triệu chứng nhận biết bao gồm:

Hình ảnh người bị đau nhức cổ sau khi ngủ dậy

– Đau cổ.

– Khớp cổ bị đau cứng.

– Không quay được cổ.

– Cử động cổ gặp khó khăn, rất khó chịu khi cố gắng cử động.

II. Lý do khiến ngủ dậy bị đau cổ

Hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ không quay được xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Trong đó có 7 nguyên nhân chính như sau:

1. Do thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mạn tính, liên quan đến quá trình lão hoá tự nhiên của đĩa đệm và các thành phần cột sống cổ. 

Đây là lý do khiến nhiều người gặp phải tình trạng ngủ dậy đau cổ. 

2. Tình trạng chấn thương vùng cổ trước đó

Các chấn thương ở vùng cổ xảy ra khi gặp tai nạn hay va chạm thể thao có thể không gây đau cổ tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau vài giờ hoặc vài ngày, hiện tượng này mới xuất hiện, nhất là sau khi ngủ dậy. 

Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao nhiều người bệnh sau khi bị chấn thương vùng cổ vẫn đi ngủ trong trạng thái bình thường nhưng sau khi ngủ dậy lại bị đau đầu, đau cổ.

3. Do cơ thể bị mất nước

Cơ thể bị mất nước là nguyên nhân tiếp theo khiến ngủ dậy bị đau cổ.

Cụ thể hơn, đĩa đệm có cấu trúc nhỏ, xốp và nằm giữa các đốt sống bên trong cơ thể.

Thành phần chính bên trong đĩa đệm là nước, khi không được bổ sung đầy đủ, sự dẻo dai của bộ phận này sẽ bị suy giảm, gây đau nhức dẫn đến tình trạng ngủ dậy đau cổ không quay được.

4. Đau cổ trái/phải do chuyển động khi ngủ

Nguyên nhân gây hiện tượng ngủ dậy bị đau cổ bên phải và trái cũng có thể là do các chuyển động đột ngột trong khi ngủ.

Ví dụ như đột ngột ngồi dậy, khua tay khua chân gây căng cơ ở vùng cổ.

5. Gối cao khiến ngủ dậy bị đau cổ

Khi nằm, cổ và đầu là 2 bộ phận tiếp xúc trực tiếp với gối.

Do đó, nếu gối quá cao, quá thấp, quá cứng hoặc quá mềm cũng đều có thể là khiến cơ của vùng cổ bị căng dẫn đến đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy.

6. Tư thế nằm sai làm đau cổ gáy khi ngủ dậy

Nguyên nhân ngủ dậy bị đau cổ tiếp theo là do tư thế nằm ngủ chưa đúng, cụ thể là nằm ngủ ở tư thế sấp liên tục trong nhiều giờ.

Lúc này phần cổ cũng bị vẹo về 1 bên dẫn đến căng cơ và bị đau cổ. 

Không chỉ vậy, tư thế nằm sấp còn gây căng thẳng cho vùng lưng, gây áp lực lên cột sống và các cơ lưng dẫn đến đau.

7. Do tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, ống sống, và màng tủy.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng bị đau cổ 2 bên trái, phải sau khi ngủ dậy.

Đáng nói, cơn đau cổ gáy khi ngủ dậy có thể lan dần xuống vai gáy, cánh tay và bàn tay với triệu chứng tê mỏi rất khó chịu.

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, ví dụ liệt nửa người, thiếu máu não, liệt tay chân…

Nên đọc: Đau cổ bên trái là bệnh gì, chữa trị như thế nào cho hiệu quả?

III. 5 mẹo chữa trị đau cổ khi ngủ dậy tại nhà

Nếu tình trạng bị đau cổ sau khi ngủ dậy chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng 5 mẹo chữa trị tại nhà dưới đây:

1. Sử dụng các bài tập sau khi ngủ dậy

Cách trị đau cổ khi ngủ dậy đầu tiên là sử dụng các bài tập có tác dụng trị đau cổ và kéo giãn cơ nhẹ nhàng.

Các động tác tập luyện tác động trực tiếp lên cơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Dưới đây là 2 bài tập duỗi cổ và xoay đầu chữa đau cổ khi ngủ dậy, bạn có thể tham khảo:

1.1. Bài tập duỗi cổ

Với cách làm hết đau cổ khi ngủ dậy tại nhà bằng bài tập duỗi cổ, bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau: 

– Chuẩn bị ở tư thế ngồi thẳng lưng. Sau đó đưa cằm từ từ xuống ngực đồng thời. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 đến 10 giây rồi sau đó di chuyển về vị trí bắt đầu.

Bài tập duỗi cổ trị đau cổ khi ngủ dậy

– Nghiêng đầu ra sau, mắt ngước nhìn lên trên và giữ trong 10 giây rồi trở lại vị trí bắt đầu.

– Đưa tai trái từ từ về phía vai trái nhưng lưu ý không để tiếp xúc hoàn toàn. Nghiêng cho tới khi có cảm giác hơi căng ở vùng cổ rồi giữ nguyên trong 10 giây. Sau đó bạn từ từ trở lại vị trí lúc đầu. 

Lưu ý: Lặp lại toàn bộ các bước của bài tập duỗi cổ từ 3 – 5 lần.

1.2. Xoay đầu

Với bài tập xoay đầu, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Từ từ quay đầu sang một với tư thế nhìn qua vai. Giữ nguyên trong khoảng 1-2 phút.

– Quay 180 độ từ từ theo hướng khác. Giữ cố định trong 5 – 10 giây.

Với 2 bước khởi động ở bài tập xoay cổ trên, bạn nên thực hiện từ 3-5 lần.

– Ngồi xuống, 2 tay phải đặt ở dưới chân phải.

– Cánh tay trái đặt qua đầu để che tai phải.

– Di chuyển tay trái từ từ về phía vai trái rồi nhẹ nhàng kéo bằng tay trái để tạo độ căng. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây.

– Lặp lại các bước thực hiện tương tự với phía còn lại. Thực hiện lặp lại các động tác ở trên từ 3-5 lần mỗi bên.

Khi tập luyện các bài tập duỗi cổ và xoay đầu chữa đau cổ sau khi ngủ dậy, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn thì người bệnh nên dừng lại và đến bác sĩ thăm khám.

2. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Nghỉ ngơi được xem là phương pháp trị đau khổ sau khi ngủ dậy tiếp theo mà bạn đọc có thể tìm hiểu.

Khi gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn từ 1 – 3 ngày.

Tránh hoàn toàn các hoạt động nặng, vất vả hay tập luyện cường độ cao để tình trạng được cải thiện nhanh hơn.

3. Massage vùng cổ thường xuyên

Các động tác massage ở vùng cổ tác động trực tiếp lên cơ cổ, kích thích quá trình lưu thông máu giúp giảm đau mỏi hiệu quả.

Massage vùng cổ giảm đau cổ sau ngủ dậy

Vì vậy, đây cũng là cách chữa đau cổ khi ngủ dậy hiệu quả bạn không nên bỏ qua.

4. Mẹo chườm nóng và lạnh vùng cổ

Nếu bị đau cổ khi ngủ dậy, bạn có thể giảm đau nhức cơ bằng cách chườm nóng hoặc lạnh cho vùng cổ.

Thời gian chườm không nên quá 20 phút, riêng với người đang bị các vấn đề về tuần hoàn hay tiểu đường thì thời gian chườm tối đa cho 1 lần là 10 phút.

5. Sử dụng thuốc

Trường hợp đã áp dụng các cách giảm đau cổ ở trên nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Một số thuốc có thể được chỉ định dùng với bệnh nhân gặp chứng ngủ dậy bị đau cổ và vai như thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ…

Người ngủ dậy bị đau vai cổ muốn dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ

Lưu ý:

Không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, đặc biệt với trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc điều trị chứng ngủ dậy đau cổ không phù hợp có thể khiến tình trạng nặng hơn và dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

III. Cách trị đau cổ khi ngủ dậy do thiếu canxi

Các bệnh về xương khớp thường có liên quan mật thiết đến việc bổ sung canxi.

Mỗi ngày, người lớn cần khoảng 800 – 1000mg canxi, hàm lượng này tăng lên đối với phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh, thời kỳ mãn kinh và sau 60 tuổi. 

Cách tốt nhất để bổ sung canxi là qua thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, cá, hải sản, súp lơ xanh, hạnh nhân, đậu…

Tuy nhiên, nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn không đảm bảo hàm lượng canxi khuyến nghị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi bằng thuốc.

Viên uống Canxi PM NextG Cal hiện đang là sản phẩm được nhiều bác sĩ kê đơn khi người bệnh gặp phải các vấn đề về xương khớp do thiếu canxi.

Sản phẩm được chiết xuất từ xương bò non Úc, chứa canxi và photpho tự nhiên với cấu trúc vi tinh thể (MCHA), giúp canxi hấp thu vào cơ thể dễ dàng.

Kết hợp cùng Vitamin D3 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và vitamin K1 giúp canxi được định hướng vào tận mô xương, từ đó sẽ cải thiện dần chứng ngủ dậy bị đau cổ do thiếu canxi gây ra.

IV. Khi nào nên đi khám khi ngủ dậy bị đau cổ

Tình trạng bị đau vai cổ khi ngủ dậy thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau khi người bệnh khắc phục tại nhà.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên không thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên đi thăm khám ngay.

Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng ngủ dậy đau cổ và vai xuất hiện liên tục và kéo dài không khỏi.

Người bị đau cứng cổ khi ngủ dậy nên đi thăm khám ngay khi có kèm theo một trong các triệu chứng sau:

– Đau đầu.

– Sốt.

– Đau ngực, khó thở.

– Xuất hiện khối u ở cổ.

– Khó nuốt, nuốt vướng.

– Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.

– Cơn đau ở cổ có dấu hiệu lan xuống chân, cánh tay.

– Có dấu hiệu bất thường liên quan đến ruột, bàng quang.

V. Cách phòng ngừa đau cổ/ gáy khi thức dậy

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng bị đau gáy cổ khi ngủ dậy bằng những cách đơn giản dưới đây:

– Nằm ngủ đúng tư thế:

Thay vì ngủ ở tư thế nằm sấp ngủ dậy đau gáy cổ, bạn nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng hoặc ngửa.

Nằm ngủ đúng tư thế giúp phòng ngừa tình trạng ngủ sáng dậy bị đau cổ

Tốt nhất khi ngủ bạn nên thay đổi 2 tư thế nằm ngủ nghiêng và ngửa liên tục, không nên nằm ở một tư thế quá lâu. 

– Lưu ý khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng:

Bạn nên đặt một chiếc gối ở giữa 2 chân để giữ cho cột sống và cổ luôn thẳng hàng.

– Lựa chọn gối phù hợp:

Ưu tiên dùng gối lông vũ hoăc gối làm bằng mút hoạt tính đồng thời chú ý chọn độ cao của gối phù hợp. Nên thay gối 1 – 2 năm/lần.

– Không dùng gối quá cứng hoặc quá mềm:

Vì cả hai loại gối đều có thể làm cơ cổ bị uốn cong gây đau mỏi cổ sau khi ngủ dậy. 

– Dùng đệm có độ cứng vừa phải:

Để nâng đỡ lưng và cổ được tốt nhất.

– Duy trì tư thế đúng:

Duy trì tư thế đúng khi đứng, đi, làm việc, ngồi, dùng máy tính điện thoại. Không nên khom vai hay cúi cổ quá nhiều về phía trước.

– Tập thể dục hàng ngày:

Giúp tăng cường cơ bắp (bao gồm cả cơ cổ), cải thiện tư thế, giảm căng thẳng đồng thời phòng ngừa tình trạng cứng cơ.

Tình trạng ngủ dậy bị đau cổ nếu xuất hiện thường xuyên sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và vận động hàng ngày. Vì vậy, nếu ngủ dậy hay bị đau cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết