Thế nào là chân vòng kiềng? Dấu hiệu và cách chữa chân vòng kiềng ở trẻ

Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến các vấn đề về sức khỏe chính vì vậy vấn đề này là mối quan tâm của rất nhiều người. Khái niệm và các cách nhận biết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về tình trạng này ở trẻ.

I – Như thế nào là chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng (còn gọi là chân cong, chân hình chữ O) là một dạng bất thường ở chân hay gặp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi (bé sơ sinh chân vòng kiềng, bé 1 tuổi đi chân vòng kiềng).

Đó là tình trạng 2 đầu gối hướng ra xa nhau, thậm chí ngay cả khi áp 2 mắt cá chân sát bên thì vẫn có khoảng cách giữa hai đầu gối.

Như thế nào là chân vòng kiềngChân cong là như thế nào? Hình ảnh bé bị chân vòng kiềng X, chữ O và chân bình thường

Trên thực tế, đa số những em bé bị chân vòng kiềng đều phát triển tốt. Hiện tượng này có thể là do tư thế của thai nhi trong bụng mẹ, khi trẻ lớn dần, chân sẽ trở lại trạng thái bình thường mà không cần bất kỳ tác động nào. 

Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp sau 3 tuổi đến khi trưởng thành, trục xương cẳng chân vẫn còn vẹo nhiều.

Chân vòng kiềng được chia thành 2 loại: chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý. 

( → Nên đọc: Tại sao trẻ hay khóc đêm? Trẻ khóc đêm thiếu chất gì? Cách khắc phục)

II – Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh sinh lý sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không cần có sự can thiệp nào (thường đến 2 tuổi). Trong khi chân cong do bệnh lý lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền

Nếu bố hoặc mẹ bị tật chân cong thì bé cũng có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Đây là đặc điểm di truyền.

  • Tình trạng thừa cân ở trẻ

Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân cũng dẫn đến các biến dạng về chân không mong muốn. Đây cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao trẻ bị chân vòng kiềng.

  • Cho trẻ tập đi, đứng quá sớm

Tình trạng bố mẹ cho bé tập đi sớm quá (trước 7−9 tháng) cũng là yếu tố nguy cơ khiến bé 1 tuổi chân vòng kiềng.

Khi bé còn nhỏ, hệ xương vẫn chưa đủ sức để có thể nâng đỡ được toàn bộ sức nặng cơ thể, do vậy việc cho đi đứng sớm đặc biệt là những trẻ thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng chân cong.

  • Còi xương, thiếu vitamin D và canxi

Theo các chuyên gia nghiên cứu, vì sao trẻ bị chân vòng kiềng có thể là do thiếu hụt canxi. Khi trọng lượng của trẻ ngày càng tăng, lượng canxi không đủ sẽ dẫn đến sự biến dạng của khung xương.

Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng chữ xCòi xương, thiếu vitamin D là nguyên nhân có thể dẫn đến chân vòng kiềng

Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân bé bị chân vòng kiềng bao gồm: 

– Còi xương do thiếu hụt vitamin D kéo dài dẫn đến chân vòng kiềng chữ O.

– Bệnh tạo xương bất toàn hay còn gọi là xương thủy tinh hoặc bệnh giòn xương

– Loạn sản sụn (rối loạn tăng trưởng khiến xương không thể phát triển),… 

III – Dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng

Cách nhận biết trẻ bị chân vòng kiềng hay không cũng rất đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. 

Làm sao để biết trẻ bị chân vòng kiềng? Đầu tiên, hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá trong chạm vào nhau. Phụ huynh đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ (tại vị trí lồi cầu trong xương đùi). 

Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 10cm, điều này nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Trong trường hợp, khoảng cách đo lớn hơn 10cm có thể là dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng, cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thêm.

Dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềngNhận biết chân vòng kiềng không khó

IV – Chân vòng kiềng có di truyền không?

Theo các chuyên gia:

“Nhiều trường hợp bố mẹ chân vòng kiềng sinh ra con cũng bị chân vòng kiềng. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng này.

Bởi cũng có tình trạng bố hoặc mẹ chân vòng kiềng nhưng sinh con ra chân vẫn thẳng và ngược lại trẻ có bố mẹ chân thẳng vẫn có thể bị vòng kiềng bởi còn nhiều yếu tố tác động và yếu tố nguy cơ dẫn đến dị tật chân cong.”

V – Chân vòng kiềng có cao được không?

Vóc dáng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà là yếu tố tâm lý quyết định sự tự tin ở mỗi người, đặc biệt là trẻ gái. Không chỉ vậy, em bé chân vòng kiềng còn có thể bị hạn chế về chiều cao.

Triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời còn dẫn đến những nguy cơ như trẻ khó đi lại, vận động, nguy cơ viêm khớp cao hơn trong cuộc sống sau này.

Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi chân vòng kiềng thì sao, có nguy hiểm không?

Bé bị chân vòng kiềng có cao được khôngChân vòng kiềng có thể khiến bé bị hạn chế về chiều cao

VI – Cách khắc phục tình trạng trẻ em chân vòng kiềng

Để phòng ngừa và khắc phục chân vòng kiềng, bố mẹ cần bắt đầu từ căn nguyên dẫn đến tình trạng này. Nếu không phải vì nguyên nhân di truyền, phụ huynh có thể phòng tránh, cải thiện chân vòng kiềng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học hoặc những bài tập luyện phù hợp để hệ xương của trẻ dẻo dai, khỏe mạnh hơn. 

Vậy bé bị chân vòng kiềng phải làm sao? Chân vòng kiềng làm sao cho thẳng? Hãy tham khảo các biện pháp sau:

1. Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi

Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại.

Vitamin D và canxi có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ cho trẻ hạn chế tật chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ.

Lưu ý: Trẻ thiếu canxi thường quấy khóc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm phát triển chiều cao…

Bên cạnh chế độ ăn uống giàu vitamin và canxi, mẹ sau sinh nên tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung canxi dạng thuốc đáp ứng nhu cầu 1200mg/ngày vừa giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh, hạn chế các triệu chứng thiếu canxi đồng thời có thể bổ sung canxi gián tiếp cho con qua sữa mẹ giúp bé cứng cáp hơn.

Khắc phục chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinhUống canxi sau sinh vừa tốt cho mẹ vừa tăng chất lượng sữa cho bé bú

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.

Canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho trường hợp thiếu canxi như mẹ mang thai và sau sinh sử dụng tốt cho cả mẹ và bé.

Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên NextG Cal vào buổi sáng sau ăn 30 – 1 tiếng.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

2. Trẻ bị chân vòng kiềng phải làm sao? Sử dụng nẹp

Cách khắc phục chân vòng kiềng trẻ em là cho trẻ đeo nẹp vào ban đêm. Đây là hình thức thường được các bác sĩ nhi khoa sử dụng để quản lý sớm tình trạng dị tật này.

Hầu hết các dạng chân vòng kiềng đều được cải thiện khi trẻ lớn hơn nhưng các chuyên gia trị liệu khuyến cáo rằng phụ huynh nên đưa bé đi điều trị nhiều lần bằng các phương pháp tổng thể để phục hồi sớm.

3. Vật lý trị liệu chữa chân vòng kiềng cho bé

Các hình thức vật lý trị liệu như xoa bóp trị liệu cũng là gợi ý cho thắc mắc khắc phục chân vòng kiềng như thế nào.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc xoa bóp, nắn chỉnh chân vòng kiềng cho trẻ (được thực hiện bởi người có chuyên môn) có thể mất một khoảng thời gian dài hơn nhưng nếu bắt đầu ở giai đoạn sớm thì phương pháp này sẽ giúp giảm bớt tình trạng cong chân khi bé lớn lên.

Cách chữa chân vòng kiềng cho béNắn chỉnh để cải thiện chân cong

Ngoài các biện pháp chữa chân vòng kiềng ở trẻ em ở trên, phụ huynh cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể bé phù hợp với độ tuổi và thể trạng, điều chỉnh các thói quen trong chăm sóc để ngăn ngừa và cải thiện chân vòng kiềng ở trẻ.

Nếu tình trạng bé chân vòng kiềng không được khắc phục, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như bị viêm khớp, cong đầu gối,… Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu chân vòng kiềng trẻ sơ sinh hoặc nghi ngờ con gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân chân vòng kiềng và cách khắc phục hiệu quả.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

3.5/5 - (2 bình chọn)

4 Bình luận

  • Avatar

    Nguyệt

    23/02/2022

    Khi duỗi thẳng chân thì 2 đầu gối + 2 mắt cá chân đều chạm vào nhau nhưng bắp chân dưới lại vòng ra ngoài và có khe hở ở giữa thì có phải em bị chân cong kh ạ

    • Canxi NextG Cal

      Canxi NextG Cal

      16/03/2022

      Chào bạn, nếu mình có thể chạm cùng lúc hai đầu gối và hai mắt cá chân vào nhau thì không phải chân vòng kiềng đâu ạ

  • Avatar

    Nguyen thi tinh

    24/12/2022

    Con nhà e bị chân cong ống cẳng chân cong. Phải làm sao

    • Canxi NextG Cal

      Canxi NextG Cal

      03/01/2023

      Chào bạn, bé nhà mình bao nhiêu tháng/tuổi ạ? Hiện tượng chân cong ở trẻ có thể là chân vòng kiềng sinh lý hoặc bệnh lý bạn nhé. Trẻ sơ sinh chân có thể bị cong do tư thế trong bụng mẹ, khi bé lớn hơn tập đứng và đi chân sẽ dần duỗi thẳng ra mà không cần sự can thiệp (đến khoảng 2 tuổi).
      Ngoài 2 tuổi mà bé vẫn bị vòng kiềng thì bạn nên cho bé đi khám để kiểm tra lại nhé ạ.
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) để được tư vấn ạ!

  • Avatar

    Lê nhân

    20/09/2024

    Con e 2 khớp đầu gối như nhô ra bên phía ngoài nhiều ah. Chân đi vòng kiềng ah. Bé 21 tháng ,15kg ạh . Có phương pháp nào điều trị ko bs ơi

    • Canxi NextG Cal

      Canxi NextG Cal

      24/09/2024

      Chào bạn, đa số trẻ khi mới sinh chân sẽ bị vòng kiềng do tư thế khi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ bắt đầu tập đứng và đi có thể thấy tình trạng chân vòng kiềng nhiều hơn, sau đó dần dần chân sẽ duỗi thẳng ra mà không cần can thiệp (thường đến 2 tuổi). Nếu sau 2 tuổi chân bé vẫn vòng kiềng rõ ràng, không cải thiện thì nên cho bé đi thăm khám để được điều chỉnh phù hợp ạ. Tuỳ theo tình trạng, sức khoẻ mỗi bé mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như vật lý trị liệu, đeo nẹp, bổ sung vi chất nếu thiếu hụt…
      Nếu bạn còn băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1125 (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6) để được tư vấn ạ!

  • Avatar

    Văn Rõ

    29/09/2024

    Bé nhà em 14 tuổi bị chân vòng kiềng làm sao để trị ạ

    • Canxi NextG Cal

      Canxi NextG Cal

      03/10/2024

      Chào bạn, chân vòng kiềng ở trẻ lớn vẫn có thể cải thiện được bạn nhé.
      Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, tính chất xương, mức độ… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như nắn chỉnh, vật lý trị liệu, phẫu thuật…
      Tốt nhất, bạn nên cho bé đi kiểm tra để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhé ạ.
      Nếu bạn còn băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6) để được tư vấn ạ!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí