Bệnh Kienbock là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị Kienbock

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bệnh kienbock hay còn được biết đến với cái tên hoại tử vô khuẩn xương nguyệt là một bệnh lý xương khớp tương đối hiếm gặp. Nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng vận động của khớp cổ tay, lâu ngày dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay. Vậy bệnh kienbock là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị và phòng tránh ra sao? Hãy cùng canxi NextG Cal giải đáp vấn đề này bạn nhé!

I – Bệnh kienbock là gì?

Bệnh kienbock là tình trạng hoại tử xương nguyệt cổ tay do sự cung cấp máu đến xương nguyệt bị gián đoạn dẫn đến xương bị thiếu máu và hoại tử. 

Xương nguyệt là một xương nhỏ nằm ở vị trí trung tâm cổ tay, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của khớp cổ tay cũng như hỗ trợ các khớp tại đây.

Tổn thương xương nguyệt có thể dẫn đến tình trạng đau cổ tay, hạn chế vận động cổ tay, lâu ngày dẫn đến thoái hóa khớp.

bệnh kienbock là gìBệnh kienbock là tình trạng hoại tử xương nguyệt cổ tay

Hầu hết các trường hợp, bệnh kienbock xảy ra ở một cổ tay, hiếm khi bị cả hai bên. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

II – Nguyên nhân gây bệnh kienbock

Nguyên nhân bị bệnh kienbock hiện  chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình gây bệnh, song đều liên quan đến sự giảm tưới máu đến xương nguyệt và tăng áp lực lên xương nguyệt.

( → Xem thêm: Bệnh viêm tủy xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

III – Dấu hiệu bệnh kienbock

Các triệu chứng bệnh kienbock thường được phát hiện do thấy đau khi gấp duỗi cổ tay. Cổ tay có thể sưng nhẹ, hơi đỏ, đau khu trú tại vị trí xương nguyệt, đau tăng lên khi ấn vào, các động tác gấp duỗi cổ tay bị hạn chế.

Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh khá tương đồng với triệu chứng chấn thương cổ tay, viêm khớp hoặc viêm màng hoạt dịch bao gân, gây khó khăn trong chẩn đoán.

Trên X-quang thường chỉ phát hiện được tổn thương ở giai đoạn muộn, khi có dấu hiệu xơ xương nguyệt, sau đó là hình thành các nang xương, gãy và hủy xương. Muốn phát hiện từ giai đoạn sớm, người bệnh cần làm chụp cộng hưởng từ.

Tiến triển của bệnh qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu: các triệu chứng thường không rõ ràng, X-quang chưa phát hiện ra dấu hiệu bất thường. Khi siêu âm có thể thấy bình thường hoặc một số hình ảnh như phù nề, ít dịch khớp, viêm bao hoạt dịch. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện biểu hiện thiếu máu của xương nguyệt.

Giai đoạn 2: Người bệnh có biểu hiện đau, sưng nề, khó khăn khi vận động cổ tay. Dấu hiệu thiếu máu xương nguyệt trên phim cộng hưởng từ cũng rõ ràng hơn. 

Dấu hiệu bệnh kienbockCác giai đoạn tổn thương xương nguyệt

Giai đoạn 3: Các cơn đau nghiêm trọng hơn, ngày càng nặng, khả năng cầm nắm của người bệnh cũng bị yếu đi, vận động cổ tay bị hạn chế.

Do thiếu máu nuôi dưỡng nên cấu trúc giải phẫu xương nguyệt bị phá vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, các xương xung quanh có thể từ từ dịch chuyển vị trí. Lúc này có thể quan sát dễ dàng trên hình ảnh xquang.

Giai đoạn 4: Bề mặt các xương xung quanh xương nguyệt xấu đi. Bệnh nhân có biểu hiện thoái hóa khớp cổ tay.

IV – Bệnh kienbock có nguy hiểm không?

Bệnh kienbock có nguy hiểm không? Bệnh kienbock có chữa được không? là câu hỏi mà bất kỳ người bệnh nào cũng quan tâm. Bệnh mặc dù tiến triển chậm nhưng lại khó nhận biết trong nhiều năm. Theo thời gian, các chức năng vận động của cổ tay bị ảnh hưởng.

Bệnh kienbock có nguy hiểm khôngBệnh Kienbock có thể dẫn đến hậu quả thoái hóa khớp cổ tay

Nếu không được điều trị có thể dẫn đến hậu quả gãy xương nguyệt và thoái hóa khớp cổ tay. Kể cả trường hợp được điều trị, các chức năng vận động của cổ tay người bệnh Kienbock cũng không thể trở lại bình thường được.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẽ giúp bảo tồn chức năng nhiều nhất có thể và giúp giảm đau đớn cho người bệnh.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

V – Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Kienbock

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đó là:

– Cấu trúc xương khác thường: 2 xương cẳng tay có chiều dài không cân đối hoặc sự bất thường hình dạng xương nguyệt làm tăng áp lực lên xương nguyệt.

– Chấn thương: tình trạng chấn thương cổ tay có thể gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu tới xương nguyệt.  

– Người mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến quá trình cấp máu hoặc có liên quan đến một số bệnh như lupus ban đỏ, bại não, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm…

– Nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45, nhất là những người làm công việc lao động chân tay nặng nhọc.

( → Xem thêm bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là như thế nào TẠI ĐÂY)

VI – Cách chữa trị bệnh kienbock

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh kienbock. Các cách điều trị bệnh kienbock đang được áp dụng nhằm mục tiêu là làm giảm áp lực lên xương nguyệt và tăng sự tưới máu nuôi xương.

1. Điều trị không phẫu thuật

Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề để cải thiện triệu chứng, kết hợp với các biện pháp bất động cổ tay (nẹp, bó bột) để giảm thiểu áp lực cho xương nguyệt. Nếu các triệu chứng không có sự cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị biện pháp phẫu thuật.

2. Cách chữa bệnh kienbock bằng phẫu thuật

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nhu cầu vận động và mong muốn của người bệnh, một số kỹ thuật sau có thể được áp dụng:

– Nâng diện khớp: Nếu do sự bất thường về chiều dài 2 xương cẳng tay làm tăng áp lực lên xương nguyệt, phẫu thuật làm ngắn xương quay hoặc kéo dài xương trụ nhằm sẽ được thực hiện. 

– Ghép mạch, phẫu thuật ghép xương vào vùng có cuống mạch để tái tưới máu cho xương nguyệt.

– Trường hợp xương nguyệt tổn thương nặng, bị vỡ, lúc này sẽ cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ mảnh vỡ, cùng với đó là lấy bỏ ít nhất 2 xương lân cận. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm đau nhưng vẫn duy trì được biên độ vận động của cổ tay.

– Hàn khớp cổ tay: Hàn khớp cổ tay một phần hoặc hoàn toàn nếu tình trạng thoái hóa khớp cổ tay nặng. Phương pháp này giúp giảm đau tuy nhiên sẽ làm giảm biên độ vận động của khớp cổ tay.

– Thay thế xương nguyệt cổ tay.

Cách điều trị bệnh kienbockPhẫu thuật là cách điều trị bệnh kienbock được lựa chọn khi biện pháp dùng thuốc không cho hiệu quả

VII – Cách phòng tránh bệnh kienbock

Chủ động phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với các đối tượng có yếu tố nguy cơ. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh kienbock có thể áp dụng:

– Thận trọng trong hoạt động, chơi thể thao để hạn chế chấn thương.

– Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thể lực vừa sức, đều đặn.

– Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật: các thực phẩm này chứa nhiều cholesterol xấu và chất béo no, làm tăng nguy cơ mỡ máu, xơ vữa thành mạch, tắc mạch. Thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, nước có ga…cũng cần hạn chế.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính để giảm thiểu nguy cơ.

– Thăm khám sớm nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để xác định và được điều trị phù hợp.

Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh kienbock bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Móng tay có vết trắng là bệnh gì? Có sao không? Bổ sung chất gì?

Móng tay có vết trắng là trình trạng không hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ ở tay cho người gặp…

Chi tiết

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

PM NextG Cal là dòng sản phẩm canxi hữu cơ đang rất được quan tâm trong thời điểm hiện tại….

Chi tiết

Uống canxi có bị táo bón không? Cách xử lý hiệu quả!

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết của mỗi người, tuy nhiên uống canxi có bị táo bón không…

Chi tiết

MCHA là gì? Công dụng của canxi MCHA với sức khỏe!

Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương với tỷ lệ canxi và phốt…

Chi tiết