Bé bị bẹp đầu phải làm sao? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bị bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không, đầu lép có thông minh không? đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nội dung dưới đây sẽ giúp bố mẹ có câu trả lời cho những mối lo đó.

I – Đầu bẹp là như thế nào?

Đầu bẹp, đầu lép, đầu méo ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là hội chứng đầu phẳng là hiện tượng đầu của bé bị dẹt một phần hoặc toàn bộ phần sau của đầu. Hội chứng này thường xảy ra trong 4 tháng đầu đời của bé và sẽ cải thiện dần khi bé được 6 tháng, bởi lúc này bé đã có thể điều khiển đầu một cách linh hoạt hơn.

Thông thường, hội chứng đầu phẳng sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn nên nắm được nguyên nhân và có những cách để ngăn chặn tình trạng bé bị bẹp đầu cá trê.

Bé bị bẹp đầu cá trêTrẻ sơ sinh bị bẹp đầu là hiện tượng khá phổ biến

II – Nguyên nhân khiến bé bị bẹp đầu

Nguyên nhân của tình trạng này được giải thích bởi 3 lý do sau:

– Hộp sọ của bé sơ sinh còn rất mềm, nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu gây ra hiện tượng đầu lép. Ngoài ra, có thể do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong bụng mẹ hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

– Bé nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bẹt.

Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. 

( → Xem thêm: Thế nào là chân vòng kiềng? Dấu hiệu và cách chữa chân vòng kiềng ở trẻ)

III – Đầu bẹp có ảnh hưởng gì không?

Chứng bẹp đầu ở trẻ sơ sinh hầu hết không ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ nhưng sẽ làm ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ.

Tuy nhiên, những trường hợp đầu phẳng mức độ trung bình, nặng có thể gây một số vấn đề sức khoẻ, như loạn thị, chậm phát triển, đầu bẹt không thông minh, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,… những vấn đề này gây ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ.

Đầu lép có thông minh khôngBẹp đầu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan đến cấu trúc hộp sọ

IV – Bé bị bẹp đầu lớn lên có hết không?

Bẹp đầu ở trẻ dưới 3 tháng hầu hết đầu bé sẽ tự điều chỉnh lại phần bị bẹp khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu tập ngồi. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc đầu bẹp có hết không.

Nhưng nếu như mẹ nhận thấy em bé bị bẹp đầu nhiều và không cải thiện thì đưa bé đi khám để có hướng khắc phục theo tư vấn của bác sỹ.

V – Bé bị bẹp đầu phải làm sao? Cách khắc phục bẹp đầu ở trẻ

Tùy thuộc vào mức độ bẹp đầu của trẻ, thường thì đầu méo ở trẻ sơ sinh trẻ sẽ không phải điều trị do tình trạng này sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên và bắt đầu có thể ngồi được.

Nếu bẹp đầu trẻ sơ sinh cần phải điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn các cách trị bẹp đầu cho bé thích hợp và hiệu quả. 

Việc điều trị có thể bắt đầu bằng hình thức lựa chọn tư thế nằm khác cho trẻ để tránh làm nặng thêm chỗ đầu bị phẳng.

Nếu cách chữa bẹp đầu cho bé ở trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cho trẻ đội một chiếc mũ đặc biệt phù hợp với đầu trẻ để giúp chỉnh lại hình dạng bình thường cho đầu.

Các phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện đầu dẹt như sau:

1. Sử dụng gối chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh

Gối chống bẹp đầu cho bé sơ sinh sẽ giúp định hình hộp sọ và làm giảm áp lực lên phần cơ đầu và cổ. Điều này tạo cho trẻ có tư thế đầu ngủ đúng cách, không nghiêng vẹo.

Gối chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinhGối chống bẹp đầu là lựa chọn của nhiều phụ huynh

Mẹ nên lựa chọn gối cao su chống bẹp đầu cho bé với chất liệu mềm mại, thông thoáng giúp bé dễ chịu hơn.

2. Bé bẹp đầu phải làm sao? Thay đổi tư thế ngủ của bé

Đây là cách chữa bẹp đầu cho trẻ sơ sinh, chữa bẹp đầu cho trẻ 3 tháng tuổi không quá khó bởi trong những tháng đầu đời thì hộp sọ của trẻ vẫn còn rất mềm nên việc áp dụng cách cho trẻ nằm nghiêng, nằm sấp sẽ giúp đầu trẻ nhanh tròn hơn.

Trong lúc cho con bú, mẹ nên đổi bên thường xuyên không chỉ làm giảm áp lực lên bầu ngực mà còn hạn chế tình và chữa bẹp đầu cho trẻ.

Trong lúc chơi, mẹ có thể cho bé nằm sấp cũng là cách chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh nhưng cần cảnh giác cao độ và luôn ở bên cạnh trẻ, đề phòng những việc ngoài ý muốn xảy ra.

Đầu méo làm sao cho tròn? Phụ huynh có thể nhẹ nhàng xoa đầu bé mỗi ngày nhiều lần mỗi lần vài phút vừa là cách thể hiện tình cảm vừa là mẹo chữa bẹp đầu cho trẻ sơ sinh cải thiện từ từ theo thời gian.

Cách chữa đầu bẹt cho béXoa đầu và đổi bên thường xuyên khi cho bé bú cũng là cách hạn chế, cải thiện méo đầu

3. Bổ sung thêm canxi và vitamin D

Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng nhất định đến tình trạng đầu bẹp ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ theo liều lượng bác sỹ hướng dẫn.

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh gián tiếp bằng nguồn sữa mẹ, theo đó mẹ sau sinh cần ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh có thể uống thêm canxi để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu 1000-1200mg canxi mỗi ngày, vừa giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, hạn chế đau nhức mỏi do thiếu canxi, vừa đảm bảo lượng canxi có trong sữa mẹ cho bé bú. Mẹ lưu ý tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.

Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên NextG cal vào buổi sáng sau ăn 30 – 1 tiếng là cách cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ rất tốt.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Chữa đầu bẹp ở trẻ sơ sinhBổ sung canxi cho mẹ sau sinh tốt cho cả mẹ và bé

Ngoài các biện pháp trên, mẹ có thể để ý thường thì những vật có màu sáng, cửa sổ, rèm cửa hay những vật chuyển động đều thu hút sự chú ý của bé.

Vì vậy, nếu bé thường thích nhìn một thứ gì đó, hãy di chuyển chúng sang hướng khác hoặc thay đổi vị trí cũi hoặc vị trí nằm của bé trên giường. Từ đó có thể ngăn tình trạng bé giữ đầu và cổ ở một hướng quá lâu dẫn đến đầu bị méo.

Một số bé, tình trạng trẻ bị bẹp đầu 2 bên trở nên nghiêm trọng, phụ huynh nên cho bé khám chuyên khoa để phân biệt tình trạng đầu bẹp cá trê ở trẻ do tư thế gây ra hay là do một số bệnh lý khác như vẹo cổ do tật cơ, tình trạng giảm trương lực cơ ở trẻ nhỏ… 

Nếu bé bị các bệnh lý đó thì ngoài việc đặt tư thế đúng, bé cần phải được tập luyện vật lý trị liệu tích cực chữa đầu bẹt cho bé và theo dõi lâu dài sau đó.

Với những thông tin trên, hy vọng các bậc phụ huynh nắm được tác hại khi trẻ bị bẹp đầu và cách khắc phục tình trạng này.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

4/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí