Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Uống như thế nào cho tốt?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bà bầu uống sữa đậu nành được không là câu hỏi đem lại rất nhiều thông tin trái chiều, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ. Để có thông tin chính xác nhất về việc khi có bầu chị em có dùng được sữa đậu hay không, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

I. Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Có bầu uống sữa đậu nành được không là trăn trở của khá nhiều thai phụ khi chọn thức uống tốt cho thai kỳ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu (kể cả mẹ bầu 3 tháng đầu) đều có thể uống sữa đậu nành nhưng cần tuân thủ liều lượng tối đa không vượt quá 500ml/ngày.

Theo các chuyên gia, sữa đậu nành được đánh giá là lành tính, sở hữu nhiều dưỡng chất tốt, có thể kể đến như:

bầu uống sữa đậu nành được không

Bảng thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Căn cứ vào bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g sữa đậu nành có thể thấy, loại sữa này rất giàu protein, chất xơ, canxi, sắt, photpho… nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:

1. Cung cấp năng lượng

Hàm lượng Protein của sữa đậu được đánh giá khá cao, không kém gì so với sữa bò. Chính vì vậy mẹ bầu uống sữa đậu nành thì cả mẹ và bé sẽ được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. 

2. Giúp xương chắc khỏe

Thai phụ uống sữa đậu nành đúng cách còn giúp xương của mẹ chắc khỏe hơn, đồng thời hỗ trợ vào việc hình thành khung xương của thai nhi nhờ hàm lượng canxi (18mg) kết hợp với photpho (36mg).

bầu uống sữa đậu nành dc k

3. Hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ

Trong 100g sữa đậu nành có chứa 100mg chất xơ nên có thể giúp cải thiện hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và táo bón thai kỳ hữu hiệu.

Bên cạnh đó, chất xơ trong sữa đậu nành còn kiểm soát hiệu quả lượng đường ở trong máu, từ đó giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu.

4. Tốt cho hệ tim mạch

Hàm lượng cholesterol trong sữa đậu nành thấp lại có nhiều axit béo không no như Omega-3 nên có công dụng ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch,…

Đây là yếu tố giúp giảm thiểu nguy cơ và các rủi ro mắc các bệnh lý về tim như đột quỵ, đau tim gây nguy hiểm tới tính nặng của cả hai mẹ con.

Như vậy đáp án cho 2 câu hỏi: Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành và phụ nữ có bầu uống sữa đậu nành có tốt không là ĐƯỢC  và TỐT.

5. Phát triển tế bào thần kinh của bé

Thai phụ uống sữa đậu nành rất tốt cho các tế bào thần kinh ở thai nhi, vì vậy, đây được xem là thức uống không thể thiếu cho các mẹ trong thời gian mang bầu.

bà bầu uống sữa đậu nành được không

Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con

Bởi vì thức uống này có hàm lượng Acid Folic dồi dào – Một trong các yếu tố quan trọng và cần thiết đối với việc hình thành các tế bào thần kinh, đồng thời ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý uống sữa đậu nành đúng cách để phát huy tối đa tác dụng. Bởi nếu mẹ lạm dụng uống quá nhiều sữa đậu nành thì có thể bị khó tiêu, đầy bụng, táo bón hay đau nửa đầu…

II. Cách uống sữa đậu nành khi mang thai

Ngoài vấn đề bà bầu uống sữa đậu nành được không, mẹ bầu cũng cần quan tâm tới việc uống sữa đậu nành thế nào cho đúng cách và an toàn.

Để uống sữa đậu nành đúng cách trong quá trình mang bầu, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:

1. Thời điểm uống sữa đậu nành

Bất kỳ thời điểm nào trong ngày mẹ bầu đều có thể uống sữa đậu nành.

Nhưng tốt nhất nên uống sau khi ăn no khoảng 30 phút. 

2. Liều lượng

Vì sữa đậu nành chứa khá nhiều dưỡng chất, bên cạnh đó, không phải dưỡng chất nào khi hấp thụ nhiều cũng có lợi cho sức khỏe.

bà bầu uống sữa đậu nành

Mẹ bầu cần tuân thủ về liều lượng sữa đậu nành

Vì vậy, các mẹ chỉ nên uống tối đa khoảng nửa lít sữa đậu mỗi ngày, không nên uống quá nhiều.

3. Thực phẩm ăn kèm

Mẹ nên ăn kèm bánh ngọt hoặc bánh mì khi uống sữa đậu nành để giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất.

Tuy nhiên, các mẹ nên chọn các loại bánh có lượng đường vừa phải, tránh làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

4. Bảo quản

Không nên mua quá nhiều sữa đậu nành để bảo quản trong tủ lạnh dùng dần vì các chất dinh dưỡng trong sữa có thể bị mất đi.

có bầu uống sữa đậu nành được không

Thay vào đó hãy mua với số lượng vừa phải để hạn sử dụng sữa luôn mới nhất.

Đọc ngay: Bà bầu uống trà sữa được không?

III. Lưu ý cho phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành

Ngoài việc tuân thủ về liều lượng, thời điểm uống, đồ ăn kèm và cách bảo quản thì khi uống sữa đậu nành thì còn một số vấn đề khác các mẹ cần lưu ý như:

1. Không nên uống sữa đậu nành lúc đói

Vì nếu uống trong thời điểm này, các dưỡng chất trong sữa đậu nành có thể bị giảm đáng kể, đồng thời dần chuyển hóa thành nhiệt khiến cơ thể khó tiếp thu.

bà bầu có nên uống sữa đậu nành

2. Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc

Bởi vì các thành phần trong sữa đậu nành có thể làm giảm các tác dụng của thuốc.

Tốt nhất, mẹ nên uống sữa đậu nành trước khoảng 30 phút thời điểm uống thuốc, đồng thời uống thuốc bằng nước lọc.

3. Thực phẩm nên tránh

Mẹ không nên kết hợp sữa đậu nành với một số thực phẩm như trứng, đường đỏ, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, dứa, bưởi, quýt… vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng.

Bạn có muốn biết: Uống canxi và vitamin C cùng lúc được không?

4. Các đối tượng không nên uống sữa đậu nành

Bà bầu mắc các bệnh như: Viêm thận, sỏi thận, viêm mũi dị ứng, hen suyễn không nên uống sữa đậu nành vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

bầu uống sữa đậu nành

Để cung cấp đầy đủ canxi – khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp của cả mẹ và sự phát triển xương, răng của thai nhi thì ngoài việc uống sữa đậu nành, sữa bò hay ăn các thực phẩm giàu canxi, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung thuốc canxi NextG Cal trong thai kỳ.

Tóm lại, bà bầu uống sữa đậu nành được không? Bà bầu được uống sữa đậu nành nhưng cần đảm bảo uống đúng cách như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

3.5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

KHỎE ĐẸP TỪ XƯƠNG – YÊU THƯƠNG PHÁI ĐẸP

Canxi có vai trò quan trọng với phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn mang thai, sau sinh và tiền…

Chi tiết

Mẹ sau sinh uống sữa tươi không đường được không? Nên uống thế nào?

Sau sinh uống sữa tươi không đường được không là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Vì…

Chi tiết
Giòn xương sau khi sinh

Loãng xương sau sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng tránh

Loãng xương sau sinh là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều sản phụ, với các biểu hiện như nhức…

Chi tiết
Ê buốt răng và nhức răng sau sinh

Nhức răng, ê buốt răng sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ê buốt răng sau sinh là nỗi khổ của không ít bà mẹ. Ê buốt răng, nhức răng sau sinh…

Chi tiết