Bầu uống nước sâm được không? 6 rủi ro mẹ cần biết!

Được xem là “thần dược” cho sức khỏe, vì vậy nhân sâm luôn là sự lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên “bầu uống nước sâm được không” lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Để có được đáp án chính xác cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

I. Công dụng của nước sâm với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng tìm thấy trong nước sâm gồm: Saponin triterpen, Saponin dammaran, Polyacetylen, Acid Amin, nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Co, Se, K…

bầu uống nước sâm được không

Nước sâm giàu dinh dưỡng nên hay được dùng để bồi bổ sức khỏe

Với những thành phần trên, nước sâm đem đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:

– Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

– Cải thiện đường tiêu hóa.

– Hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư. 

– Tăng trí nhớ, ngăn chặn tình trạng bệnh trí nhớ và các bệnh lý về thần kinh.

– Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

– Hạn chế các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh.

– Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.

– Điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới.

II. Bầu uống nước sâm được không?

Vốn được xem là “thần dược” cho sức khỏe nhưng Có bầu uống nước sâm được không?

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không nên uống nước sâm.

có bầu uống nước sâm lạnh được không

Bà bầu có uống nước sâm được không? 

Vì sử dụng thức uống này có thể làm loãng máu, tiêu chảy, gây tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu và tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. 

Theo 1 nghiên cứu, Ginsenoside Rb1 – Hợp chất hoạt tính trong nhân sâm là nguyên nhân gây ra quái thai ở chuột.

Do đó, phụ nữ mang thai cần phải thật thận trọng khi tiêu thụ nhân sâm trong thai kỳ, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu.

Đọc thêm: Bầu ăn dâu tây được không?

III. Rủi ro của nước sâm lạnh khi mang thai

Đối với mẹ bầu, việc uống nước sâm là điều không nên vì những lý do sau:

1. Gây ra tiểu đường thai kỳ

Nước sâm chế biến sẵn thường có hàm lượng đường cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ ở các thai phụ.

Khi bị tăng lượng đường trong máu, mẹ bầu đều gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, nhịp tim…

2. Ảnh hưởng giấc ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Nước sâm có công dụng giúp người uống tỉnh táo và giảm căng thẳng.

bà bầu uống nước sâm được không

Mẹ bầu uống nước sâm làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, gây tiêu chảy, dị tật thai nhi… 

Do đó khi mẹ bầu uống nước sâm dễ bị mất ngủ gây mệt mỏi, căng thẳng hơn.

3. Nguy cơ gây dị tật ở thai nhi

Thành phần Ginsenoside trong nhân sâm đã được báo cáo gây quái thai trực tiếp trên phôi chuột.

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào về tính an toàn của nhân sâm với phụ nữ mang thai, vì vậy tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng.

4. Làm bà bầu bị nghén nặng hơn

Nội tiết thay đổi khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ, bao gồm cả ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi.

bà bầu uống nước sâm mát được không

Uống nước sâm không chỉ khiến các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn  mà còn có thể gây đau lưng, mỏi cổ, đau đầu…

Bên cạnh đó, để giúp hỗ trợ bổ sung canxi, giảm thiểu các triệu chứng đau mỏi trên khi mang thai. Mẹ bầu cũng có thể tìm hiểu về 1 số dòng thuốc bổ sung canxi hữu cơ Úc.

Điển hình trong số đó có sản phẩm canxi NextG Cal

5. Khiến mẹ bầu bị tiêu chảy

Thai phụ sau khi uống nước sâm có thể gặp phải tình trạng bị đi tiêu từ 2 – 3 lần trong 1 ngày.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến bà bầu bị mất nước và gây hại cho thai nhi.

6. Làm loãng máu

Bà bầu uống nước sâm có thể ngăn ngừa cơ thể sản sinh ra chất làm đông máu gây băng huyết hoặc các biến chứng sản khoa khác.

mẹ bầu uống nước sâm được không

III. Mẹ bầu nên uống gì để thay nước sâm?

Một số loại nước tốt và an toàn cho thai kỳ mẹ bầu có thể uống thay nước sâm như: sữa đậu nành,  nước mía, cam, cà rốt…

1. Sữa đậu nành

Bà bầu uống sữa đậu nành giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như canxi, các loại vitamin, protein, chất béo…

Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý chọn mua sữa đã qua xử lý để tránh bị nhiễm vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy và ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Một số loại nước ép

Một số loại nước ép tốt và an toàn cho thai kỳ các mẹ có thể sử dụng thay thế cho nước sâm như: nước ép cà rốt, nước cam, nước mía…

mang thai uống nước sâm được không

Một số loại nước ép hoa quả tốt cho mẹ bầu

– Nước mía bổ sung vitamin, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch nhưng các mẹ chỉ nên uống vào buổi trưa hoặc chiều. Không nên uống vào buổi sáng vì có thể gây ảnh hưởng dạ dày và hệ tiêu hóa. Mẹ bầu cần chú ý không lạm dụng uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống lượng vừa phải vì lượng đường trong nước mía rất cao.

– Nước cam giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch nhưng bà bầu nên uống nước cam sau khi ăn từ 1-2 tiếng. Không nên uống nước cam khi quá no, quá đói và vào buổi tối.

– Nước ép cà rốt giàu vitamin, protein, chất béo, chất khoáng, chất xơ có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng. Tuy vậy, các mẹ cũng chỉ nên uống 500ml nước ép cà rốt trong 1 tuần để đảm bảo an toàn. Uống quá nhiều nước ép cà rốt sẽ gây quá tải cho gan của mẹ.

Bạn có quan tâm: Bầu ăn dưa hấu được không?

Mặc dù giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với thắc mắc bà bầu uống nước sâm được không thì câu trả lời là không.

Vì việc tiêu thụ nước sâm trong thai kỳ có thể gây nhiều tác hại cho cả mẹ và bé nên mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí