Dâu tây là loại quả sở hữu hương vị chua chua, ngọt ngọt, rất phù hợp với chị em. Tuy nhiên, bà bầu ăn dâu tây được không lại là câu hỏi khiến nhiều mẹ cảm thấy thắc mắc, cần được giải đáp. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Bầu ăn dâu tây được không?
Hệ thống Y tế UC Davis tại California cho tiết, thai phụ hoàn toàn có thể ăn dâu tây, kể cả trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Loại quả này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho bà bầu.
Bà bầu có ăn dâu tây được không?
Theo nghiên cứu, dâu tây chứa 91% nước, 7.7% carbohydrate, protein 0.7%, chất béo tốt 0.3%.
Trung bình trong 166g dâu tây sẽ cung cấp 53 calo, 40 mcg folate 13g carbohydrate cùng với đó là nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe cả của mẹ bầu và thai nhi.
II. 8 tác dụng tuyệt vời của dâu tây với mẹ bầu
Với hàm lượng dưỡng chất, vitamin và khoáng chất dồi dào, việc ăn dâu tây khi mang thai mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
1. Phòng chống ung thư khi mang thai
Quả dâu tây có chứa chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy.
Bên cạnh đó, ăn dâu tây còn giúp ức chế sự hình thành của các khối u ở tế bào ung thư gan.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Lượng vitamin C dồi dào trong dâu tây có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm…
3. Cải thiện thị lực
Thành phần của dâu tây chứa vitamin A và vitamin C, đây đều là những thành phần tốt cho võng mạc và giác mạc, bảo vệ mắt hiệu quả.
Trong đó, vitamin A giúp củng cố thị lực và giảm tình trạng mờ mắt trong giai đoạn thai kỳ; vitamin C bảo vệ mắt của mẹ bầu khỏi tia UV và phòng bệnh đục thủy tinh thể.
4. Phòng tránh béo phì mẹ bầu
Dâu tây chứa fructose, không glucose nên mẹ bầu ăn loại quả này giúp loại bỏ các chất béo trong cơ thể, phòng tránh tăng cân và béo phì hiệu quả.
5. Điều hòa đường huyết
Chất axit ellagic tìm thấy trong quả dâu tây có thể làm chậm lại quá trình tiêu hóa tinh bột.
Vì vậy mẹ bầu ăn dâu tây giúp kiểm soát lượng đường huyết, tránh tăng đột ngột gây ra các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
6. Tốt cho hệ tim mạch
Chất chống oxy hóa, chất xơ và polyphenol trong quả dâu tây có khả năng gây ức chế hoạt động của cholesterol, đây là những chất giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh đó, chất anthocyanins trong dâu tây còn hỗ trợ làm giảm tích tụ mảng bám trong thành động mạch và bảo vệ niêm mạc hệ tuần hoàn.
7. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Mẹ bầu thường xuyên ăn dâu tây còn giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Chất axit folic trong dâu tây có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị hở hàm ếch, sứt môi đồng thời giảm nguy cơ sinh non.
8. Hoàn thiện não bộ, tăng sức đề kháng cho thai nhi
Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong quả dâu tây rất tốt cho trẻ.
Ví dụ như các axit béo, omega 2 giúp tăng cường sức đề kháng và hoàn thiện não bộ của thai nhi.
III. Mẹ bầu nên ăn dâu tây như thế nào?
Bên cạnh thắc mắc bầu ăn dâu tây được không, các mẹ cũng cần để ý tới cách loại quả này phù hợp nhất, tránh để bản thân gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Do đó, khi ăn dâu tây các mẹ cần chú ý tới các vấn đề như sau:
1. Liều lượng dâu tây nên ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị các mẹ chỉ nên ăn 100g dâu tây/ngày, tương đương với khoảng 8 quả.
Lượng dâu tây mẹ bầu nên ăn khoảng 100g/ngày
Việc ăn quá nhiều dâu tây trong ngày có thể khiến các mẹ gặp phải các vấn đề như: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
2. Thời điểm ăn dâu tây trong ngày
Thời điểm phù hợp nhất để mẹ ăn dâu tây là vào khoảng 7 – 9 giờ sáng.
Đây là lúc ruột non hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất để phát huy tối đa tác dụng.
Ăn dâu tây trước khi đi ngủ có khả năng làm dịu hệ thần kinh, cho mẹ bầu tinh thần thoải mái hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngược lại, mẹ bầu không nên ăn dâu tây vào thời điểm ngay trước hoặc sau bữa ăn.
Vì chất xơ trong quả dâu tây có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
3. Một số lưu ý khác
Ngoài 2 vấn đề trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý thêm 1 số yếu tố khác khi thưởng thức dâu tây:
– Chọn mua dâu tây có nguồn gốc rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy để đảm bảo chất lượng.
– Không nên ăn dâu tây đã bị hư hỏng, để quá lâu vì có thể chứa vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
– Không nên uống dâu tây chế biến sẵn ở ngoài vì có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến mẹ bị tiêu chảy. Thay vào đó, mẹ nên tự làm nước dâu tây ở nhà.
– Cân bằng nhiều loại trái cây và rau quả khác để cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn nấm cần lưu ý gì?
IV. Các món ăn từ dâu tây tốt khi mang thai
Quả dâu tây giàu dinh dưỡng và an toàn nên mẹ bầu có thể ăn mỗi ngày với lượng vừa phải.
Tuy nhiên, thay vài ăn trực tiếp dâu tây gây nhàm chán, các mẹ có thể chế biến thành một số món ăn thơm ngon như:
1. Sinh tố dâu tây
Mẹ bầu nên tăng cường uống nước ép dâu tây vì có hàm lượng chất xơ cao giúp phòng tránh táo bón thai kỳ.
Sinh tố dâu tây
– Nguyên liệu: 8 – 10 quả dâu tây, 1 lát chanh, đường, đá viên.
– Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống rồi cắt nhỏ.
– Cho dâu vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 1 lát chanh, đá viên và chút.
– Khi thấy hỗn hợp sánh mịn là được.
2. Mứt dâu tây
Mẹ bầu có thể ăn kèm mứt dâu tây với bánh mì vào mỗi buổi sáng vừa dinh dưỡng vừa tiện lợi.
Cách làm mứt dâu tây cũng khá đơn giản, mẹ có thể tự làm tại nhà.
– Nguyên liệu: 1kg dâu tây, 1 quả chanh tươi, 750g đường cát.
– Dâu tây làm sạch rồi cắt làm đôi.
– Cho dâu vào ngâm trong đường khoảng 4 tiếng.
– Đổ dâu tây vào chảo rim với lửa nhỏ.
– Vừa rim mẹ vừa đảo nhanh và đều tay cho tới khi thu được hỗn hợp sáng mịn.
– Thêm nước cốt chanh vào trộn đều là hoàn thành.
– Chờ mứt dâu tây nguội bạn cất vào lọ, cho vào tủ lạnh bảo quản dùng dần.
3. Sữa dâu tây lắc
Thức uống này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu hiệu quả.
– Nguyên liệu: 300g dâu tây, 1 thìa mật ong, 2 ly sữa tươi.
– Dâu tây làm sạch rồi bổ đôi.
– Cho dâu cùng mật ong và sữa tươi vào máy sinh tố, xay cho tới khi nhuyễn mịn là được.
4. Bánh bông lan dâu tây
Với các mẹ bầu yêu thích món bánh bông lan thì đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Các mẹ cũng có thể tự làm bánh bông lan dâu tây theo hướng dẫn sau:
– Nguyên liệu: 250g dâu tây, 4 quả trứng gà, 150g kem whipping, 80g bột làm bánh chuyên dụng, 30g bơ, 20g đường, 3ml vani.
– Làm sạch dâu tây; trứng gà đem đánh bông cùng đường rồi cho bơ và vani trộn cho tới khi cứng lại.
– Tiếp tục cho bột làm bánh chuyên dụng vào và trộn đều.
– Sau đó cho hỗn hợp bột bánh vào khuôn rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 90 độ C trong thời gian 10 phút.
– Sau khi nướng bánh chín, các mẹ hãy phết kem whipping và trang trí dâu tây lên là hoàn thành.
Bạn có biết: Bầu ăn dưa hấu được không?
V. Trường hợp không nên ăn dâu tây khi mang thai
Dâu tây là thực phẩm lành tính cho thai kỳ nhưng dưới đây là một số trường hợp mẹ bầu không nên ăn loại quả này:
– Có tiền sử dị ứng với dâu tây hoặc trong gia đình có người thân bị dị ứng với dâu tây.
– Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm: Vì mắt dâu tây có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày; ngoài ra tính axit của quả có khả năng gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
– Thai phụ bị cao huyết áp: Vì quả dâu tây thể tương tác với các chất trong thuốc cao huyết áp, làm giảm tác dụng và hiệu quả của thuốc.
– Có vấn đề về răng miệng: Vị chua, tính axit của dâu tây có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
– Mẹ bầu đang bổ sung sắt và canxi: Thành phần axit oxalic trong quả dâu tây có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và sắt của cơ thể.
Bà bầu không nên ăn dâu tây khi đang uống canxi và sắt
Thông qua những thông tin và phân tích ở trên, câu hỏi bà bầu ăn dâu tây được không đã có được câu trả lời.
Là loại quả giàu dinh dưỡng, dâu tây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Khi ăn loại quả này này các mẹ cần chú ý những khuyến cáo ở trên để đảm bảo an toàn khi thưởng thức.