Bà bầu ăn bí đỏ được không? Cách ăn bí đỏ khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bí đỏ hay còn được biết đến với cái tên bí ngô là loại quả quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn bí đỏ được không lại là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Để làm rõ vấn đề này một cách chi tiết nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Bầu ăn bí đỏ được không?

Với các thắc mắc “có bầu ăn bí đỏ được không “, các chuyên gia sức khỏe cho biết, thai phụ hoàn toàn có thể ăn bí đỏ trong thời gian mang thai.

bầu ăn bí đỏ được không

Bí đỏ rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trong cả thai kỳ

Đây là loại quả rất ít calo (40kcal/1kg bí), có hàm lượng chất béo thấp nên khi ăn không lo tăng cân.

Đặc biệt, bí đỏ còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như các loại axit béo, sắt, kẽm, magie, glucid, tirozin, beta carotene, gluxit, protit, trozin, Fitin, axit salixilic và chất xơ.

Vì vậy khi ăn đúng cách và với lượng vừa sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

II. Công dụng của bí đỏ với mẹ bầu

Với những công dụng cho phụ nữ mang thai của bí đỏ, các chị em có thể tìm hiểu ngay dưới đây:

1. Ổn định đường huyết thai kỳ

Thành phần Axit Nicotinic và trigonelline trong bí đỏ giúp ổn định đường huyết, kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

bà bầu ăn bí đỏ được không

Do đó, nếu mẹ bầu muốn điều hòa chỉ số đường huyết hoặc đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ hoặc thì hãy tìm hiểu ngay đến loại quả này.

Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không.

Ngoài ra, carbohydrate trong bí ngô khi kết hợp với hợp chất Puerarin giúp ổn định đường huyết và tăng độ nhạy insulin.

2. Ngăn ngừa chuột rút

Chuột rút ở vùng lưng và chân khi mang thai có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang thiếu canxi, magie.

Để khắc phục, các mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, trong đó có bí ngô.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm khác, cụ thể như NextG Cal.

Đây là canxi hữu cơ được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP của Cục quản lý Dược phẩm Úc (TGA).

Ngoài canxi, phốt pho, sản phẩm còn có thêm các chất khoáng như: Magie, mangan, kẽm, sắt, kali… tham gia vào quá trình khoáng hoá của xương.

Bên cạnh đó, những thành phần này cũng góp phần làm giảm tình trạng chuột rút khi trong giai đoạn thai kỳ.

3. Phòng tiêu chảy cho mẹ bầu

Bí đỏ có khả năng loại bỏ được nhiều loại giun sán đang ẩn nấp ở lá lách, ruột đồng thời tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn.

có bầu ăn bí đỏ được không

Ăn bí đỏ khi mang thai giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa chuột rút và tiêu chảy

Từ đó hạn chế nguy cơ nhiễm trùng dạ dày và phòng ngừa tiêu chảy trong thai kỳ.

4. Cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng

Như chúng tôi đã nói ở trên, bí đỏ chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe  mẹ bầu và có lợi cho thai nhi đang phát triển như carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, folate là chất quan trọng nhất cần có trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng được tìm thấy trong bí đỏ.

Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích các mẹ bầu nên bổ sung bí đỏ vào bữa ăn hàng ngày để phòng tránh biến chứng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

5. Tốt cho tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, ăn hạt bí đỏ cung cấp lượng magie cần thiết cho cơ thể.

bầu ăn canh bí đỏ được không

Chất khoáng này không chỉ giúp tim đập tốt mà còn tốt cho sự hình thành xương và răng thai nhi.

6. Giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ

Axit amin tryptophan tìm thấy trong bí đỏ khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành hormone melatonin khi ngủ.

Do đó, nếu mẹ bầu ăn bí đỏ vào bữa tối hoặc ăn vài hạt bí trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

7. Tăng cường sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh

Không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai, các mẹ sau sinh muốn kích thích tăng tiết sữa thì đừng nên bỏ qua quả bí đỏ nhé.

mẹ bầu ăn bí đỏ có tốt không

Phụ nữ mang thai còn tốt cho sức khỏe tim mạch, tốt cho thai nhi

Tuy nhiên, mỗi tuần các mẹ chỉ nên bí đỏ ăn 2 bữa/tuần để tránh gặp các tác dụng phụ như: Dị ứng, rối loạn tiêu hoá, nôn, khó thở…

Đọc thêm: Bầu ăn hồng được không?

III. Lưu ý khi mẹ bầu ăn bí đỏ

Mặc dù đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn bí đỏ được không.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn quá nhiều loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như: dị ứng, tiêu chảy, ợ hơi hoặc buồn nôn. Do đó, khi ăn bí đỏ các mẹ cần lưu ý: 

– Chỉ nên ăn bí đỏ với tần suất 2 lần/tuần.

– Không nên ăn quá nhiều bí đỏ, vì hàm lượng chất xơ trong loại quả này cao nên có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

bầu có được ăn bí đỏ không

Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 2 bữa bí đỏ, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn

– Không ăn bí đỏ quá già, vì không chỉ có lượng đường cao mà các chất dinh dưỡng trong quả đã bị biến chất.

– Không nên bảo quản bí đỏ trong ngăn đá của tủ lạnh.

– Nên nấu bí đỏ với lượng vừa ăn, không nên nấu nhiều sau đó cất tủ lạnh ăn dần.

Ngoài bí đỏ, mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm trong và cả sau thai kỳ để bé yêu được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Song song đó, các mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần luôn vui vẻ, đặc biệt là khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hy vọng những thông tin giải đáp về vấn đề bà bầu ăn bí đỏ được không sẽ giúp các mẹ có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho thai kỳ của mình!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết