Bầu ăn hồng được không? Nên ăn hồng giòn hay hồng chín?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Hồng là loại quả vô cùng quen thuộc với người dân Việt, được đánh giá là loại quả thơm ngon, đem lại nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên bầu ăn hồng được không lại là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này 1 cách chính xác nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Thành phần dinh dưỡng của quả hồng

Quả hồng rất giàu dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Cụ thể trong 100g hồng có các thành phần dinh dưỡng như: Calo, Carbohydrate, chất xơ, các loại vitamin như: A, C, K, E,… cùng với các khoáng chất canxi, kẽm, mangan,…

bầu ăn hồng được không

Quả hồng rất giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Với các thành phần dưỡng chất đa dạng ở trên, ăn hồng giúp: Tăng cường hệ miễn dịch; tốt cho hệ tiêu hóa; tốt cho mắt; đẩy lùi lão hóa và phòng tránh ung thư.

Riêng với mẹ bầu, ăn hồng có tác dụng: 

– Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi nhờ các thành phần mangan, canxi, axit folic trong quả hồng.

– Tốt cho thai phụ bị cao huyết áp vì lượng kali cao trong quả hồng giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp.

bầu ăn hồng giòn được không

– Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón cho mẹ bầu vì loại quả này giàu chất xơ và pectin có tác động tích cực đến hoạt động nhu động ruột.

– Phòng ngừa bệnh tật, tăng cường miễn dịch cho mẹ và bé nhờ hàm lượng vitamin A và caroten cao.

– Chống oxy hóa mạnh, chống nhiễm trùng và kháng viêm hiệu quả vì có thành phần catechin và polyphenol.

– Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ vì khi ăn hồng cơ thể mẹ sẽ được bổ sung một lượng lớn chất sắt có tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hemoglobin có trong máu.

II. Bà bầu ăn hồng được không?

Bầu ăn quả hồng được không? Câu trả lời là CÓ các mẹ nh, vì loại quả này theo các chuyên gia sức khỏe là có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Tuy nhiên, với từng loại hồng sẽ có cách ăn khác nhau nên mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi ăn.

1. Với hồng giòn (hồng ngâm)

Hồng giòn hay còn gọi là hồng ngâm có  chất xơ, vitamin A, C và các loại khoáng chất cần thiết.

bà bầu ăn hồng được không

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý ăn với lượng ít vì hồng ngâm thường ngâm trong hóa chất.

Mặt khác, quả hồng giòn khi chưa chín kỹ có lượng tanin lớn, nếu ăn với số lượng nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như kích ứng dạ dày,, tổn thương gan thận, đau nửa đầu, thậm chí là tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ họng hoặc mũi.

Do đó, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn hồng giòn.

Bạn có muốn biết thêm về: Bà bầu ăn hồng xiêm có nên không?

2. Với hồng chín

Với hồng chín đỏ, đây là loại quả mà mẹ bầu có thể ăn được.

bầu ăn quả hồng được không

Mẹ bầu có thể ăn cả hồng chín và hồng giòn nhưng cần chú ý ăn với lượng vừa phải.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý ăn với lượng vừa phải và đúng cách để thai kỳ phát triển 1 cách tốt nhất.`

III. Cách ăn trái hồng chuẩn xác với mẹ bầu

Bên cạnh câu hỏi bầu ăn hồng được không, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra một số lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn hồng như sau:

– Lượng: Nên ăn khoảng 200g hồng/ngày, không nên ăn quá nhiều vì hàm lượng đường trong loại quả này cao nên có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.

có bầu ăn hồng được không

Mỗi ngày các mẹ chỉ nên ăn khoảng 200g hồng

– Thời điểm: Mẹ có thể ăn hồng sau khi ăn bữa chính 1-2 tiếng, khi bụng đang đói không nên ăn.

– Gọt bỏ hết vỏ hồng trước khi ăn.

– Chỉ ăn hồng khi đã chín kỹ, tránh ăn hồng khi còn xanh vì có thể gây khó tiêu.

– Nên mua hồng ở các cửa hàng uy tín tin cậy, tránh mua phải loại hồng ngâm hóa chất, có chất bảo quản.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn rau cần được không?

IV. Một số lưu ý khi ăn hồng lúc mang thai

Một số lưu ý khác bà bầu cần nắm được khi ăn hồng để tránh gây các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bao gồm:

– Lượng đường cao nên phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn.

bầu ăn hồng ngâm được không

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều hồng vì loại quả này có lượng đường cao

– Nên súc miệng bằng nước sau khi ăn xong xong để tránh ảnh hưởng đến men răng.

– Không ăn hồng cùng khoai lang vì hàm lượng tinh bột trong khoai cao khi ăn cùng hồng có thể gây khó tiê và hình thành sỏi trong dạ dày.

– Tránh ăn hồng cùng với các thực phẩm giàu protein khi kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi bà bầu ăn hồng được không kèm theo những lưu ý khi ăn để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Hy vọng sẽ giúp các mẹ biết cách ăn hồng đúng cách để đảm bảo giá trị dinh dưỡng vốn có của quả hồng khi đi vào cơ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết