Bà bầu ăn mít có tốt không? Cách ăn mít khi mang thai đúng và lưu ý

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Quan niệm dân gian cho rằng, bà bầu ăn mít dễ bị sảy thai nên mít được xem là thực phẩm tối kỵ với các mẹ bầu. Vậy theo y học hiện đại thì sao, bà bầu ăn mít được không và có bầu ăn mít có tốt không? Cùng NextG Cal đi tìm hiểu cụ thể nhé. 

I – Tác dụng khi ăn mít với sức khỏe

Để biết mít có tác dụng gì với sức khỏe, mời các bạn tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít dưới đây:

BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA MÍT
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít Giá trị
Dinh dưỡng cơ bản
Calo 94 Kcal
Chất béo 0.64g
Chất bột đường 24g
Carbohydrate 23.5g
Protein 1.72g
Chất xơ 4g
Vitamin
Vitamin A 110 IU
Vitamin C 13.7 mg
Vitamin B6 0.105 mg
Vitamin B2 0.055 mg
Vitamin B3 0.92 mg
Vitamin E 0,34 mg
Folate 24 mcg
Khoáng chất
Canxi 34 mg
Sắt 0,6 mg
Natri 3 mg
Đồng 0,2 mg
Phospho 21 mg
Kẽm 0,42 mg
Magie 37 mg
Kali 303 mg
Mangan 0,2 mg
Selen 0,6 mcg

Với các thần dinh dưỡng nêu trên, ăn mít mang lại rất nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe của con người. Cụ thể:

– Tăng cường chức năng và sức khỏe hệ miễn dịch.

– Chống bệnh ung thư.

– Chống lão hóa.

– Tốt cho hệ tiêu hóa.

– Ngăn ngừa táo bón.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

Bà bầu ăn mít có tốt khôngMít rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. 

– Duy trí sức khỏe cho da, mắt.

– Ngăn chặn các bệnh về mắt như quáng gà, thoái hóa điểm vàng.

– Bổ sung năng lượng cho cơ thể.

– Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.

– Giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.

– Giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.

– Ngăn thiếu máu, hỗ trợ lưu thông máu.

II – Bà bầu ăn mít có tốt không? 

Đáp án cho câu hỏi bà bầu có được ăn mít không là CÓ các mẹ nhé. Vì mít rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nên ăn mít tốt cho cả mẹ và bé, không gây nguy hiểm cho thai kỳ.

Mẹ bầu ăn mít có tốt không? Mẹ bầu ăn mít mang lại rất nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:

– Tăng sức khỏe hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh: Sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm khi mang thai nên dễ mắc bệnh hơn.

Lúc này, vitamin C trong quả mít có tác dụng hỗ trợ sản xuất interferon – đây là loại protein cần thiết cho các tế bào bạch cầu, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và tăng khả năng chống viêm nhiễm vi khuẩn.

– Điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật: Kali có tác dụng loại bỏ lượng natri dư thừa bên trong cơ thể ra ngoài, tránh tình trạng cơ thể bị tích trữ muối và nước gây cao huyết áp.

Trong khi đó, mẹ bầu bị cao huyết áp là một trong các nguyên nhân gây tiền sản giật. Việc ăn các thực phẩm giàu kali như mít giúp ngăn chặn hiệu quả nguy cơ này.

– Giúp bà bầu chắc khỏe xương, bổ sung canxi cho thai nhi: Mẹ bầu rất dễ bị thiếu canxi và loãng xương trong thai kỳ do nhu cầu canxi của thai nhi lớn để phục vụ cho việc hình thành cũng như phát triển xương trong suốt 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ.

Mẹ bầu bị thiếu canxi sẽ đối mặt với các vấn đề như thường xuyên bị chuột rút, đau nhức cơ bắp. Trong khi đó, em bé bị thiếu canxi phải đối mặt với các nguy cơ bị dị hình, lùn thấp hay còi xương bẩm sinh.

Hàm lượng canxi và magie dồi dào có trong quả mít không chỉ giúp bổ sung canxi cho thai nhi mà còn giúp hệ xương của mẹ bầu chắc khỏe nên mẹ đừng quên bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

– Giảm thiểu nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp khiến trẻ chậm phát triển: Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi chưa hình thành mà phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp do người mẹ cung cấp thông qua bộ phận rau thai. 

Do đó, nếu mẹ bầu bị rối loạn tuyến giáp thì trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển sau khi sinh là rất lớn. Bà bầu nên ăn mít để khắc phục tình trạng này vì mít giàu đồng có công dụng tăng cường hoạt động trao đổi chất, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất hormone.

Không chỉ vậy mít còn có lượng vitamin B dồi dào giúp làm giảm nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp hiệu quả.

– Ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và giảm nguy cơ bị sảy thai: Nhu cầu chất sắt ở mẹ bầu cao gấp 5-7 lần so với bình thường.

Nếu mẹ bầu bị thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, nhau tiền đạo và bong nhau non…

Trong khi đó, mít có nhiều sắt và folate nên khi có bầu ăn mít sẽ giúp kiểm soát lưu thông máu và ngừa thiếu máu hữu hiệu.

– Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Táo bón là một trong các vấn đề mẹ bầu thường gặp phải trong thai kỳ.

Nguyên nhân là do các hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu hoạt động mạnh mẽ hơn khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại kết hợp với tình trạng nôn do ốm nghén dẫn tới cơ thể bị mất nước.

Nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên ăn mít khi mang thai còn giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm táo bón và phòng loét dạ dày.

Bà bầu có được ăn mít khôngPhụ nữ mang thai ăn mít giúp tăng sức khỏe hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ sảy thai, bổ sung canxi cho thai nhi, giúp bà bầu chắc khỏe xương…

– Bảo vệ da và mắt: Làn da của mẹ bầu dễ bị nám và sạm do khi mang thai khiến melanin sản sinh nhiều hơn. Đôi mắt có thể bị khô và mờ do hormone thai kỳ gây ảnh hưởng tới khả năng điều tiết lượng nước ở mắt của thai phụ.

Bà bầu ăn mít chín có thể cải thiện các vấn đề trên nhờ có lượng vitamin và các chất chống oxy hóa như beta-carotene.

Như vậy với các thông tin phân tích ở trên có thể khẳng định đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn mít có được không là CÓ và mẹ bầu ăn mít có tốt không là CÓ khi mẹ ăn đúng cách.

Vậy phụ nữ mang thai ăn mít thế nào cho đúng và an toàn? Mời các mẹ đến với phần nội dung tiếp theo cả bài viết để biết câu trả lời. 

( → Xem thêm: Bà bầu ăn măng được không? Ăn thế nào để không hại sức khỏe? )

III – Cách ăn mít đúng và an toàn cho bà bầu

Phụ nữ có thai ăn mít tốt cho sức khỏe thai kỳ nếu ăn đúng cách và đúng liều lượng. Do đó, trước khi ăn các mẹ nên nắm rõ hướng dẫn ăn mít khi mang thai dưới đây:

– Liều lượng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ chỉ nên ăn từ 80 – 100g mít mỗi ngày. Nếu mẹ bầu ăn mít quá nhiều có thể gây nóng trong, tăng huyết áp do loại trái cây này có hàm lượng đường khá cao.

Mẹ bầu ăn mít có tốt khôngThai phụ không nên ăn quá nhiều mít, chỉ nên ăn từ 80-100g mít mỗi ngày. 

– Thời điểm: Thời điểm tốt nhất để ăn mít khi mang bầu là ăn sau bữa cơm chính khoảng từ 1-2 giờ. Mẹ không nên ăn mít vào buổi tối hoặc khi đang đói.

Vì ăn mít khi đang đói có thể gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt do hàm lượng đường trong cơ thể bất ngờ tăng đột ngột. Trong khi đó, bà bầu ăn mít vào buổi tối dễ bị khó tiêu, đầy bụng…

– Cách chế biến: Mẹ bầu có thể ăn mít sấy, sinh tố mít hoặc kết hợp mít với sữa chua và các loại hoa quả khác…

IV – Lưu ý khi thai phụ ăn mít trong thai kỳ 

Mít tốt cho sức khỏe là vậy nhưng nếu không ăn đúng cách có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể. Do đó ngoài việc tuân thủ về liều lượng và cách ăn, các mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau:

– Cần loại bỏ hết mủ/nhựa mít trước khi ăn.

– Chọn mua mít có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định về chất lượng để đảm an toàn thực phẩm.

– Mẹ bầu có cơ địa dị ứng với mít hoặc mắc chứng rối loạn đông máu tốt nhất không nên ăn.

– Bà bầu bị thừa cân hoặc tiểu đường nên hạn chế ăn mít để  tránh gia tăng lượng đường trong máu.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho các câu hỏi: Phụ nữ mang bầu có nên ăn mít hay bà bầu ăn mít có tốt không kèm theo đó là hướng dẫn cách ăn mít đúng kèm theo lưu ý cho mẹ khi ăn để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng cả trái mít và an toàn cho thai kỳ. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Đau hông khi mang thai: 8 Nguyên nhân – 8 Cách chữa trị!

Đau hông khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp ở các chị em khi đang trong giai…

Chi tiết

Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có…

Chi tiết

Bầu ăn bí đao được không? Có tốt cho phụ nữ mang thai?

Bí đao là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn bí đao…

Chi tiết

Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong…

Chi tiết