Bà bầu ăn măng được không? Ăn thế nào để không hại sức khỏe?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc bà bầu ăn măng được không? Người thì cho rằng được vì măng có nhiều dưỡng chất tốt cho thai kỳ. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến cho rằng, ăn măng khi mang thai là không nên vì trong măng có nhiều độc tố có thể ảnh hưởng xấu tới em bé. Vậy đáp án cho câu hỏi bầu có được ăn măng không là KHÔNG hay CÓ? 

Bà bầu ăn măng được khôngPhụ nữ có bầu có được ăn măng không? 

I – Bà bầu ăn măng được không? 

Có bầu ăn măng được không?”, “Bà bầu có được ăn măng không?”, “Mẹ bầu ăn măng được không?haybà bầu có nên ăn măng không?”… là những cụm từ được rất nhiều mẹ tìm kiếm trên công cụ Google với mong muốn tìm được lời giải đáp chính xác nhất.

Về vấn đề có thai ăn măng được không? Chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau: Phụ nữ có thai có thể ăn măng bình thường nhưng cần đảm bảo không được vượt quá liều lượng cho phép. Cụ thể mẹ bầu chỉ nên ăn măng 1-2 lần/tháng và mỗi lần ăn không quá 200g (nếu là măng khô thì sẽ tính theo lượng măng đã được ngâm nở ra).

Bà bầu có được ăn măng khôngBà bầu có thể ăn măng trong thai kỳ nhưng cần ăn với lượng vừa phải.  

Vậy bà bầu ăn măng có tốt không? Trong măng có hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú, đặc biệt là nhiều niacin, thiamin,  vitamin A và E.

Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và thai kỳ nên nếu phụ nữ mang thai ăn măng đúng cách còn mang lại khá nhiều lợi ích như: tốt cho sức khỏe hệ tim mạch; tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch; hỗ trợ điều trị chứng táo bón thai kỳ; phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh; phòng ngừa ung thư; kiểm soát cân nặng…

( → Xem thêm: Bà bầu ăn dứa (thơm) được không? Có nên ăn không? Giải đáp )

II – Hướng dẫn ăn măng khi mang thai đúng cách

Thực tế cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh việc phụ nữ có bầu ăn măng gây ảnh hưởng xấu và nguy hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc mẹ ăn quá nhiều măng cùng lúc vì măng có chứa độc tố (đặc biệt là thành phần glucozit) nếu không biết sơ chế đúng cách thì  khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc gây ngộ với các biểu hiện như: buồn nôn, nhức đầu, tê lưỡi, nặng hơn co giật, hạ huyết áp, liệt hô hấp…

Không chỉ vậy, Acid cyanhydric còn có thể tác động đến hệ hô hấp, ảnh hưởng tới  enzyme chuyển hóa chất sắt gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.

Mẹ bầu ăn măng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy cơ gặp chứng khó tiêu, đầy hơi. Đặc biệt, việc mẹ ăn măng với số lượng lớn còn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, kích thích chuyển dạ sớm.

Phụ nữ có thai ăn măng được khôngNên luộc măng với nước nhiều lần để loại bỏ độc chất cyanide có trong măng.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi ăn măng các mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây: 

– Không ăn măng với số lượng lớn, lượng đối đa nên ăn là 200g măng cho mỗi lần ăn.

– Mỗi tháng chỉ nên ăn măng từ 1-2 lần, không ăn thường xuyên và liên tục.

– Sơ chế măng đúng cách để loại bỏ được tối đa hàm lượng độc chất cyanide có trong măng. Theo đó, các mẹ nên ngâm và luộc măng với nước cùng muối nhiều lần. Mỗi lần luộc cần thay nước mới và khi thấy nước sôi thì cần mở vung nồi ra.

( → Xem thêm bà bầu ăn mướp đắng được không TẠI ĐÂY )

III – Lưu ý cho mẹ khi ăn măng khi mang bầu

Ngoài việc tuân thủ đúng liều lượng và cách sơ chế măng như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, các mẹ khi muốn ăn măng cần chú ý thêm một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

– Măng khô khi sơ chế mẹ cần ngâm với nước muối loãng ít nhất 6 giờ. Sau đó luộc đi luộc lại măng nhiều lần cho tới khi nước trong thì mới mang ra chế biến hành các món ăn.

– Tránh ăn măng chế biến sẵn vì việc sơ chế loại bỏ độc tố có thể không đảm bảo an toàn thực phẩm và độc chất cyanide trong măng chưa được loại bỏ hết.

Bà bầu có nên ăn măng khôngNên chọn mua măng tươi có màu trắng ngà tự nhiên. 

– Chọn mua măng tươi ngon có mùi thơm nhẹ và vỏ măng không có đốm. Nếu mua măng đã chế biến sẵn thì cần chọn mua loại măng có mùi thơm nhẹ và có màu trắng ngà tự nhiên. Không nên chọn măng có màu vàng hoặc rất trắng vì đã bị tẩm ướp hóa chất.

– Sau khi ăn xong, mẹ không nên ăn thức ăn hoặc uống đồ uống lạnh vì hệ tiêu hóa sẽ gặp khó chịu.

– Nếu thấy có triệu chứng bị đầy hơi sau khi ăn măng, cần thông báo ngay cho bác sĩ.

– Mẹ bầu bị bệnh sỏi mật, sỏi thận, hệ tiêu hóa kém không nên ăn măng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Mong rằng với các thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu được ăn măng khôngphụ nữ mang thai ăn măng được không để có thể xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và và tốt nhất cho thai kỳ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết