Bà bầu bị huyết áp cao: Biểu hiện, điều trị và cách phòng ngừa

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bà bầu bị huyết áp cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, thai chết lưu, thai chậm phát triển… Do đó, việc nắm được triệu chứng cao huyết áp khi mang thai và nên làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao là điều rất quan trọng để mẹ có thể chủ động xử lý khi không may gặp phải tình trạng này. 

I – Huyết áp cao là như thế nào? 

Huyết áp cao hay cao huyết áp, tăng huyết áp là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu  đẩy tới thành động mạng bị tăng quá cao.

Làm gì khi bà bầu bị huyết áp caoMẹ bầu bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg. 

Thông thường, huyết áp của thai phụ là dưới 140/90 mmHg. Khi huyết áp tăng vượt quá 140/90 mmHg thì đồng nghĩa với việc mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai

II – Nguyên nhân mẹ bầu bị huyết áp cao

Hội chứng huyết áp cao ở bà bầu xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

– Chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi mang thai không khoa học, thai phụ ăn quá mặn.

Mẹ bầu ít hoặc không hoạt động thể chất.

Bà bầu huyết áp cao phải làm sao Mẹ bầu ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thai kỳ. 

– Thay đổi thời tiết bất ngờ, từ nóng chuyển sang lạnh, từ lạnh chuyển sang nóng đột ngột.

– Thai phụ bị mắc bệnh đái tháo đường gây biến chứng cao huyết áp thai kỳ. 

Chị em phụ nữ có thai sau 35 tuổi.

( Xem thêm: Bà bầu bị viêm họng khi mang thai: Biểu hiện, điều trị, phòng tránh )

III – Dấu hiệu huyết áp cao ở bà bầu

Huyết áp cao trong thai kỳ xảy ra phổ biến sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Các dấu dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai thường gặp gồm: 

– Sưng phù chân, tay hoặc toàn thân: Đây là triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu xuất hiện sớm nhất. Bà bầu cảm thấy vùng da mềm, ấn vào lõm, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết.

Tăng cân đột ngột.

Rối loạn thị giác:  Mất thị lực thoáng qua, nhìn mờ, nhìn đôi (song thị)…

Nôn ói, buồn nôn.

Đau thượng vị, đau bụng ở phía bên phải.

Đi tiểu ít.

Đau đầu dữ dội.

Đau ngực ở phía sau xương ức, khó thở.

Dấu hiệu cao huyết áp khi mang thaiBà bầu bị tăng huyết áp thường có triệu chứng: buồn nôn, sưng phù, đau đầu, tăng cân đột ngột, rối loạn thị giác…

Các dấu hiệu cao huyết áp ở bà bầu cần nhập viện để cấp cứu ngay.: 

Huyết áp tăng cao đột ngột  ≥140/90 mmHg.

Huyết áp tâm trương ≥110 mmHg hoặc huyết áp tâm thu ≥170 mmHg. 

IV – Bà bầu huyết áp cao có sao không? 

Mẹ bầu huyết áp cao có sao không và có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm khi mẹ bầu bị huyết áp cao phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp của thai phụ và thời gian mang thai.

Theo đó, chỉ số huyết áp càng cao và xuất hiện sớm ở thời gian đầu mang thai thì nguy cơ mẹ và bé gặp biến chứng nguy hiểm sẽ càng lớn.

Đối với thai phụ, huyết áp cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như:

– Tiền sản giật: Theo thống kê, có khoảng 25% bà bầu bị cao huyết áp có nguy cơ tiền sản giật, trong đó có tới 5 đến 8% các trường hợp thai phụ bị tiền sản giật do huyết áp cao tử vong. 

– Phụ nữ có bầu huyết áp cao có nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch và thận cao hơn.

– Thai phụ bị cao huyết áp khi mang thai dễ tái lại ở những lần mang thai sau.

Cao huyết áp ở bà bầu còn ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phục hồi sau sinh của thai phụ.

Mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gìTăng huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Một số biến chứng đối với thai nhi:

Thai chết lưu.

Thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển.

Sinh non.

Do đó, ngay khi nghi ngờ có biểu hiện cao huyết áp khi mang thai, thai phụ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm đáng tiếc.

V – Cách xử lý huyết áp cao ở bà bầu hiệu quả và an toàn 

Để đưa ra được cách trị cao huyết áp cho bà bầu hiệu quả, phù hợp và an toàn, bác sĩ cần tiến hành thăm khám chẩn đoán chính xác trên cơ sở: mức độ nặng – nhẹ của bệnh; tình hình sức khỏe của mẹ bầu; khả năng chịu đựng của thai phụ với các liệu pháp phẫu thuật/thuốc…

Bà bầu bị cao huyết áp phải làm saoBà bầu bị huyết áp cao cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Thông thường, trong điều trị cao huyết áp thai kỳ, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc như: labetalol, methyldopa,…Bà bầu cao huyết áp chống chỉ định sử dụng các loại thuốc ức chế thụ thể và ức chế men chuyển vì có thể gây dị tật cho thai nhi.

Trường hợp mẹ bầu cao huyết áp hoặc tiền sản giật nhẹ thì các bác sĩ thường khuyến cao nên chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với dự sinh, thường là ở tuần 37.

VI – Bà bầu bị huyết áp cao nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn uống hàng ngày góp phần rất lớn để cải thiện tình trạng cao huyết áp ở bà bầu. Vậy thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp nên gồm những gì và tránh những gì?

1. Mẹ bầu bị cao huyết áp nên ăn gì? 

– Táo: Loại quả này có công dụng lợi tiểu và giúp giảm nồng độ natri trong máu nên rất có ích cho thận.

– Thực phẩm giàu canxi: Một số nghiên cứu cho thấy, nhóm thực phẩm giàu canxi giúp kiểm soát huyết áp trong thai kỳ rất tốt. Đó là lý do tìm kiếm bà bầu cao huyết áp nên ăn gì thai phụ không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu canxi. 

– Cần tây: Mẹ bầu cao huyết áp nên ăn gì? Hãy ăn cần tây. Bởi một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, một số dưỡng chất trong rau cần tây có thể giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồng thời còn giúp giảm nồng độ các hormone gây căng thẳng, từ đó thai phụ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

– Dưa leo: Nếu đang băn khoăn bà bầu huyết áp cao nên ăn gì thì hãy ăn hoặc uống nước ép dưa leo các mẹ nhé. Vì dưa leo có khả năng làm mát các cơ quan trong cơ thể.

Khi bị tăng huyết áp thai kỳ, mẹ có thể uống nước ép dưa leo pha với mật ong và chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng đáng kể.

Hoa quả trái cây có hàm lượng vitamin C cao: Đây là đáp án tiếp theo cho câu hỏi mẹ bầu huyết áp cao nên ăn gì. Một số loại trái cây hoa quả chứa hàm lượng vitamin C có thể kể tới như cam, chanh tác động trực tiếp đến hormone và giúp cơ thể thai phụ duy trì nhiệt độ ổn định. 

Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết ápMột số thực phẩm bà bầu bị tăng huyết áp nên ăn. 

– Các loại rau giàu chất xơ: Trong chế độ ăn cho bà bầu huyết áp cao không thể bỏ qua các loại rau giàu chất xơ điển hình như bắp cải.

Không chỉ tốt cho mạch máu tăng cường chức năng tim và tốt cho hệ tiêu hóa, chất xơ còn có khả năng kiểm soát và điều hòa lượng máu lưu thông qua động mạch và tĩnh mạch giúp mẹ có một thai kỳ nhẹ nhàng. 

– Tỏi: Bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày giúp các động mạch không bị co thắt và máu được vận chuyển đến nhau thai. Do đó, nếu đang băn khoăn không biết mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai nên ăn gì thì hãy ăn tỏi mẹ nhé. 

– Dầu ô liu: Nghiên cứu do Đại học Kentucky (Mỹ) thực hiện khẳng định, dầu ô liu có tác dụng làm giảm huyết áp. Chính vì vậy, tìm kiếm bà bầu bị cao huyết áp nên ăn gì mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung dầu ô liu trong chế độ ăn uống của mình.

2. Bà bầu huyết áp cao kiêng ăn gì?  

Bà bầu bị cao huyết áp nên tránh hoặc hạn chế ăn một số thực phẩm dưới đây:

– Không nên ăn thực phẩm/đồ ăn/nước uống có hàm lượng muối cao.

Không nên ăn cá mập, cá thu, cá kiếm… vì trong các loại cá này có lượng thủy ngân cao. Khi lượng thủy ngân tích lũy nhiều trong cơ thể mẹ có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Bà bầu huyết áp cao kiêng ăn gìKhoai tây mọc mầm chứa nhiều chất độc gây hại cho thai nhi. 

Bà bầu cao huyết áp không nên ăn gì? Không nên ăn các loại củ quả đã mọc mầm vì chứa nhiều chất độc.

– Tránh ăn các đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, chưa được nấu chín kỹ.

– Thai phụ bị cao huyết áp cũng không nên ăn nội tạng động vật (thận, óc, tim, gan, lòng) vì nhóm thực phẩm này có lượng chất béo bão hòa và  cholesterol rất cao.

– Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn; đồ uống có gas hay chất kích thích.

VII – Cách phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai cho mẹ bầu

Nếu không được điều trị trị đúng cách và kịp thời, cao huyết áp khi mang thai có thể gây nhiều nguy hiểm cho cả  mẹ và bé. Do đó, để phòng tránh tăng huyết áp khi mang thai các mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây trước khi mang thai:

– Tránh mang thai và sinh nở khi đã nhiều tuổi.

Đối với phụ nữ béo phì hoặc thừa cân thì nên thực hiện giảm cân trước rồi mới mang thai.

– Duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.

Đối với thai phụ bị bệnh đái tháo đường, cần nhờ bác sĩ tư vấn để kiểm soát đường huyết ổn định. 

Chế độ ăn uống hàng ngày nên ăn nhiều  hoa quả tươi và rau xanh để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Có chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Trong đó, phụ nữ mang thai cần chú trọng bổ sung đầy đủ khoáng chất canxi trong suốt thai kỳ.

Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai thường cao hơn với người bình thường nên để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cả mẹ và bé, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi bằng thuốc canxi NextG Cal. 

Huyết áp cao ở bà bầuPhụ nữ mang thai cần ăn uống đa dạng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung canxi trong suốt thai ký

Chắc hẳn với các thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu rõ hơn về hội chứng cao huyết áp ở bà bầu và biết bà bầu bị cao huyết áp phải làm sao để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Có thể khẳng định, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Do đó ngay khi có thai, các mẹ cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm cao huyết áp thai kỳ nếu có.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề bà bầu bị huyết áp cao hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết