Theo một số thống kê, tỉ lệ người bị cong vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Nội dung:
I – Cong vẹo cột sống là gì?
Khái niệm cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên, mức độ cong được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao.
Nếu trẻ em ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường ít khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, cần áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.
Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và nặng dần khi trưởng thành.
Dấu hiệu cong vẹo cột sống thường được biểu hiện chủ yếu là vẹo cột sống chữ c, vẹo cột sống chữ s.
Hình ảnh về cong vẹo cột sống
( → Xem thêm chân vòng kiềng là như thế nào TẠI ĐÂY )
II – Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, ở các lứa tuổi khác nhau nguyên nhân cũng có sự khác biệt:
1. Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em
Ở trẻ em thường bị cong vẹo cột sống học đường: Ngồi học không đúng tư thế dẫn đến ngồi vẹo cột sống, đeo cặp sách quá nặng không đều hai vai gây vẹo cột sống lưng,…
Nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên chiếm đến 85% và thường bắt đầu ở lứa tuổi 10-15.
Một số trẻ bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh, hoặc do mắc các bệnh về cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng, nhiều trường hợp do người lớn cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
Cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ thì bé gái có tỉ lệ mắc bệnh và mức độ nặng hơn bé trai.
Bé gái có tỉ lệ cong vẹo cột sống cao hơn bé trai
2. Vẹo cột sống ở người lớn
Chứng cong vẹo ở người lớn đa phần do có tật bẩm sinh hiếm gặp như:
– Chiều dài của chân không đều nhau
– Rối loạn xương sống bẩm sinh
– Rối loạn thần kinh.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tật cong vẹo cột sống sinh học 8 bao gồm thoái hóa xương khớp, do hậu quả của một số chấn thương, tai nạn,…
* Những yếu tố làm tăng nguy cơ vẹo cột sống thắt lưng:
– Trong gia đình có người mắc chứng cong vẹo cột sống.
– Tư thế ngồi và đi đứng sai, ăn uống thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu canxi, kali, magie,…), tập thể dục sai cách sẽ tăng nguy cơ cong, gù vẹo cột sống.
III – Các dạng cong vẹo cột sống
Các dạng vẹo cột sống bao gồm:
– Vẹo cột sống do bẩm sinh: Tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về một bên gây vẹo cột sống bên phải hoặc bên trái.
Cong vẹo cột sống rất dễ nhận biết
– Vẹo cột sống thần kinh: Dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế.
– Vẹo cột sống dính khớp: Thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi bộ.
– Vẹo cột sống triệu chứng: Triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
( → Xem thêm: Trẻ còi xương biểu hiện như thế nào? Dấu hiệu bé bị còi xương)
IV – Cong vẹo cột sống có chữa được không?
Cong vẹo cột sống có thể chữa được nếu phát hiện, điều trị sớm, kiên trì theo sự hướng dẫn của bác sỹ, nếu để lâu hậu quả cong vẹo cột sống là bệnh có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, hạn chế vận động của hệ thống cơ xương, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
V – Cong vẹo cột sống có mang thai được không?
Theo các chuyên gia, những người bị cong vẹo cột sống mang thai không có bất kỳ nguy cơ biến chứng nào trong thai kỳ và sinh hoạt nếu bị nhẹ và có biện pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, những người vẹo cột sống mang thai không được điều trị mà bệnh nặng thì nên được theo dõi bởi có thể tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Người bị cong vẹo cột sống đang mang thai cần chú ý thăm khám thường xuyên
VI – Bị vẹo cột sống phải làm sao?
Điều trị vẹo cột sống rất phức tạp và phụ thuộc vào mức độ cong, sự phát triển của cột sống và khả năng phát triển của độ cong. Do đó, để xác định bị cong vẹo cột sống phải làm sao, trước tiên bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Trường hợp phải phẫu thuật, người bệnh nên đến các chuyên khoa xương khớp tại cơ sở y tế uy tín để thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi phẫu thuật cong vẹo cột sống ở đâu.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống và cách khắc phục vẹo cột sống dưới đây:
1. Chữa vẹo cột sống bằng yoga
Theo các nghiên cứu, cách khắc phục cong vẹo cột sống bằng Yoga giúp giảm căng thẳng cho cột sống, khi tập yoga, đôi chân được tăng cường, lấy đi gánh nặng từ cột sống từ đó giúp điều chỉnh tư thế và giảm đau hiệu quả.
Một số bài tập yoga có lợi cho người bị cong vẹo cột sống hình chữ c hoặc chữ s:
- Bài tập giãn người với bóng
Quỳ trên thảm tập, sau đó đặt bóng tập bên hông, lưu ý đặt phần nhô ra của cột sống bị vẹo lên bóng. Từ từ nghiêng người và chèn lên quả bóng sao cho quả bóng nằm giữa phần hông và xương lồng ngực.
Hai chân và tay của bên chèn lên bóng hạ xuống sàn để giữ thăng bằng, tay còn lại duỗi thẳng hướng lên, hít thở đều.
Đây là bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả được nhiều người quan tâm.
Bài tập Yoga có lợi cho người bị cong vẹo cột sống
- Bài tập giãn cột sống với con lăn
Dùng khăn tắm, loại vải mềm bọc xung quanh con lăn và đặt nó trên thảm theo chiều rộng của thảm, vuông góc với cơ thể. Sau đó đặt con lăn dưới eo, vị trí giữa hông và dưới xương lồng ngực.
Chân bên trên duỗi thẳng, chân bên dưới gập đầu gối và hướng ra phía sau người. Cánh tay dưới duỗi thẳng trước mặt, cánh tay trên duỗi thẳng qua đầu đến khi chạm sàn và phần lườn được kéo giãn.
Thực hiện bài tập vẹo cột sống thắt lưng đều đặn sẽ mang lại kết quả khả quan.
2. Điều chỉnh các thói quen, sinh hoạt, lối sống
– Cần nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối. Đây là giải đáp đầu tiên cho câu hỏi để chống cong vẹo cột sống cần làm gì.
– Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và điều chỉnh cho trẻ ngồi học đúng tư thế để tránh bệnh cong vẹo cột sống học đường.
– Chú ý trọng lượng cặp sách học sinh không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Khi sử dụng cần đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
Chú ý trọng lượng cặp sách và tư thế đeo cặp để tránh cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ
– Trẻ em cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống thắt lưng để có thể có cách xử trí và cải thiện kịp thời.
– Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khoáng và vitamin.
– Ở người lớn cần bổ sung canxi để phòng loãng xương gây ra các triệu chứng xương khớp.
Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý xương khớp. Việc duy trì khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi theo khuyến cáo là rất cần thiết. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.
Bổ sung canxi giúp phòng và cải thiện các bệnh lý xương khớp
Cách sử dụng canxi NextG Cal cho các lứa tuổi như sau:
– Trẻ từ 3-6 tuổi: 1 viên/ ngày
– Trẻ từ 6-12 tuổi: 2 viên/ngày
– Trẻ 15 tuổi trở lên: uống theo liều của người lớn
– Người lớn: Uống 2-6 viên mỗi ngày
– Phụ nữ mang thai và sau sinh: 2- 4 viên mỗi ngày
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Cong vẹo cột sống là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, hy vọng những thông tin về bệnh sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc phòng tránh, nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh sớm.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.