Khóc là phản ứng rất bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong quá trình thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên trẻ thường xuyên ngủ không sâu giấc và hay khóc đêm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì? Có cách nào khắc phục không?
Nội dung:
I – Nguyên nhân tại sao bé hay khóc đêm?
Trẻ sơ sinh khóc đêm dạ đề có thể là một điều bình thường, tần suất những cơn khóc đêm của bé sẽ giảm dần đi khi con lớn hơn.
Ở mỗi bé, biểu hiện khóc đêm khác nhau như trẻ khóc đêm bỏ bú, trẻ khóc đêm ưỡn bụng, trẻ khóc đêm lăn lộn, bé hay khóc đêm không ngủ,..
Bé sơ sinh khóc đêm nhiều là hiện tượng rất phổ biến
Dưới đây là những lý giải tại sao trẻ khóc đêm:
- Trẻ khóc đêm không dỗ được có thể do đói bụng
Trẻ em có dạ dày nhỏ nên con cần được cho ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày. Thông thường trẻ được cho ăn trong khoảng hai đến ba giờ một lần, nếu bụng đói trẻ hay khóc đêm đòi bú.
Vì vậy đói bụng là nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến lý giải vì sao trẻ sơ sinh khóc đêm.
- Nguyên nhân em bé khóc đêm là do có vấn đề về tiêu hóa
Một số trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều hoặc đầy hơi chướng bụng cũng khiến các bé khó chịu dẫn đến trẻ hay khóc đêm khó ngủ.
- Tại sao bé khóc đêm? Là “tín hiệu” bé cần được thay tã
Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh, khi tã bỉm bị bẩn, ướt, không thoáng khiến bé khó chịu và phản ứng dữ dội bằng tiếng khóc để được thay tã ngay lập tức.
- Em bé sơ sinh hay khóc đêm do cần được vỗ về, an ủi
Đôi khi trẻ giật mình giữa đêm, một số trẻ có thể tự tiếp tục ngủ lại được trong khi một số trẻ khóc đêm đòi bế để tìm sự vỗ về, an ủi từ cha mẹ. Đây cũng là một lý do phổ biến tại sao em bé hay khóc đêm.
Bé khóc do cần được mẹ vỗ về
- Cảm thấy lạnh
Khi trẻ nhỏ cảm thấy lạnh, cũng khiến trẻ khóc đêm không chịu ngủ.
- Trẻ khóc đêm vì sao? Do mọc răng
Lý do này cũng nằm trong một loạt nguyên nhân tại sao em bé khóc đêm. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm.
Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu.
- Sức khỏe không tốt khiến bé khóc đêm liên tục
Ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp, sốt, dị ứng dẫn đến tình trạng trẻ khóc đêm nhiều.
- Trẻ khóc đêm ngủ không sâu giấc do thiếu chất
Vitamin D, canxi, kẽm, sắt, magie, vitamin B12 là những chất có liên quan đến tình trạng trẻ khóc đêm, lý giải tại sao trẻ sơ sinh khóc đêm.
Trong đó, phổ biến là trẻ thiếu canxi với những dấu hiệu như mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn,… đồng thời có tình trạng giật mình khi ngủ, trẻ hay khóc đêm ngủ không sâu giấc.
Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc trẻ khóc đêm là thiếu chất gì? Trẻ khóc đêm có phải thiếu canxi?
Bé giật mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc cũng là biểu hiện thiếu canxi
- Một số nguyên nhân khác khiến bé khóc đêm khó ngủ
Một số nguyên nhân khác trả lời cho câu hỏi tại sao bé sơ sinh hay khóc đêm còn có: do côn trùng chích, đốt hay chui vào tai trẻ hoặc trẻ bị giun kim quấy rối vào ban đêm.
Thời gian ngủ không hợp lý, trẻ bị ảnh hưởng bởi các loại tiếng ồn như tivi, tiếng xe cộ ngoài đường, không gian ngủ không thoải mái… là những tác động góp phần khiến trẻ hay khóc đêm ngủ không ngon giấc.
( → Nên đọc: Trẻ sơ sinh vặn mình có sao không? Mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh)
II – Trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều có sao không?
Trẻ khóc đêm khó ngủ liên tục và kéo dài sẽ không chỉ có những tác động tiêu cực đến cơ thể trẻ mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ vì thường xuyên thức đêm, lại còn lo lắng cho tình trạng của con.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa cho rằng, việc trẻ sơ sinh khóc đêm, trẻ khóc đêm kéo dài khiến trẻ chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Bởi giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.
Giấc ngủ ngon và đủ giúp bé phát triển toàn diện
Vì thế em bé khóc đêm mất ngủ khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị ốm hơn.
Nếu trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân, trẻ khóc đêm dữ dội, trẻ khóc đêm bất thường,.. các phụ huynh cần đặc biệt chú ý và kiểm tra tình trạng của trẻ vì có thể trẻ đang khóc do cơ thể có những bất thường, khó chịu của một số bệnh lý mắc phải hoặc trẻ khóc đêm thiếu chất gì đó.
III – Trẻ sơ sinh khóc đêm phải làm sao? Cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm
Đối với một số người, em bé sơ sinh khóc đêm không có gì đáng lo ngại tuy nhiên tâm lý cha mẹ khi thấy trẻ khóc đêm liên tục, trẻ khóc đêm nhiều lần không khỏi lo lắng và tìm giải pháp trẻ khóc đêm phải làm sao để cải thiện.
Để khắc phục tình trạng em bé hay khóc đêm, cha mẹ có thể tham khảo một vài cách sau đây:
1. Tập cho bé nhận biết ngày và đêm
Ánh sáng chi phối rất lớn đến giấc ngủ của bé, trẻ sơ sinh hay khóc đêm đôi khi là do không phân biệt được ngày đêm.
Do đó, em bé khóc đêm phải làm sao? mẹ chỉ cần linh hoạt điều chỉnh ánh sáng phù hợp theo ngày và đêm, mẹ sẽ giúp bé hạn chế được tình trạng trẻ khóc đêm vào giờ nhất định, trẻ khóc đêm ngủ ngày.
Phân biệt ngày và đêm giúp bé ngủ ngon hơn
2. Tránh vận động quá sức vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ
Trẻ sơ sinh có hệ thống thần kinh yếu và rất nhạy cảm. Nếu ban ngày trẻ vui chơi nhiều khiến các tế bào não hưng phấn quá mức, trẻ sơ sinh khóc đêm không ngủ.
Tương tự, nếu bị la mắng, dọa nạt có thể khiến ban đêm bé sơ sinh khóc đêm không ngủ hoặc giật mình, òa khóc.
3. Bé hay khóc đêm thì phải làm sao? Tạo cảm giác quen thuộc
Bất cứ tiếng ồn hay âm thanh đột ngột phát ra đều khiến bé thức giấc trong cảm giác hốt hoảng, bé hay khóc đêm khi ngủ.
Vì vậy, để đảm bảo bé ngủ ngon, em bé hay khóc đêm phải làm sao? Mẹ hãy chú ý đến không gian ngủ, hạn chế tiếng ồn xung quanh.
4. Một số mẹo chữa trẻ sơ sinh khóc đêm
– Dùng cỏ ở bờ giếng hoặc rơm hay cỏ lót ổ gà đẻ ngầm đặt dưới chiếu nằm của trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều, không để cho người mẹ biết. Đây là mẹo dân gian chữa trẻ hay khóc đêm được nhiều người biết đến.
– Mẹo chữa em bé khóc đêm dùng 1 nhúm nhỏ lá trà tươi, rửa sạch, vò nhuyễn cùng với 1 lát gừng, tự tay đặt vào rốn của trẻ, lấy băng quấn lại.
Mẹo chữa bé hay khóc đêm bằng lá chè tươi và gừng
– Một mẹo chữa trẻ hay khóc đêm khác là dùng trúc ống điếu, trúc quan âm, chặt lấy 3 đoạn ngắn, đặt lén ở chỗ trẻ ngủ không cho ai biết sẽ khắc phục được trẻ sơ sinh khóc đêm ngủ ngày.
– Dùng hạt bìm bìm khoảng 4 gram, tán nhỏ, hòa với nước, sau đó bôi vào rốn trẻ, làm như vậy cũng là cách trị em bé khóc đêm được truyền miệng mang lại hiệu quả.
*Lưu ý: Những mẹo trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng.
5. Nên làm gì khi trẻ khóc đêm? Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ
Khi cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Vậy, trẻ hay khóc đêm phải làm sao? Hãy cho trẻ tắm nắng đúng cách, uống vitamin D hàng ngày để tăng hấp thu canxi.
Đồng thời mẹ cho bé bú cũng cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), lòng đỏ trứng, nước cam,… Các loại ngũ cốc và hạt: hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ được bổ sung đầy đủ canxi từ thực phẩm tự nhiên thì rất tốt. Tuy nhiên, quá trình kiêng cữ đôi khi khiến mẹ rất khó bổ sung đầy đủ lượng khoảng 1200mg canxi mỗi ngày.
Do đó, bé sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung canxi bằng thuốc uống.
Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh bằng thực phẩm và thuốc uống
NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.
Mỗi ngày mẹ sau sinh có thể uống 2 – 4 viên Nextgcal vào buổi sáng sau ăn 30 – 1 tiếng để hồi phục sức khỏe, ngăn chặn các triệu chứng thiếu canxi, đây cũng cách cung cấp canxi cho bé sơ sinh gián tiếp qua sữa mẹ rất tốt, khắc phục trẻ khóc đêm thiếu canxi.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Ngoài 5 cách trên, mẹ cũng có thể tham khảo cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm như:
– Cho trẻ ăn no, thay tã bỉm sạch sẽ cho bé
– Giữ ấm trẻ nhưng không ủ kín.
– Cho trẻ nghe nhạc nhẹ, bởi vì trẻ thường nghe nhịp tim của mẹ hoặc nghe những bài hát ru, là cách dỗ em bé khóc đêm rất hiệu quả.
– Nhẹ nhàng xoa lưng hoặc xoa bụng để vỗ trẻ đặc biệt ở trẻ đang bị đầy hơi, chướng bụng.
– Bé khóc đêm khi cai sữa, bé khóc đêm khi đi nhà trẻ, bé khóc đêm đòi bế mẹ cần vỗ về, trấn an tinh thần bé
IV – Lưu ý khi trẻ hay khóc đêm giật mình
Ngoài những nguyên nhân sinh lý rất bình thường thì thiếu chất hay do bệnh lý cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc.
Thăm khám để xác định nguyên nhân bé khóc đêm vì sao
Do đó bố mẹ nên chú ý theo dõi, nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm khi ngủ kéo dài, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể trẻ hay khóc đêm vì sao, trẻ hay khóc đêm là bệnh gì, trẻ hay khóc đêm là thiếu chất gì để kịp thời khắc phục.
Bằng cách sử dụng các phương pháp thích hợp để xử lý trẻ khóc đêm không nín, cha mẹ có thể mang lại những thay đổi trong hành vi của bé chỉ trong vòng một vài ngày đến vài tuần.
Do đó hãy dành thời gian nhiều hơn ở bên trẻ để có thể hiểu được bé cần gì, bé đang cảm thấy như thế nào mẹ sẽ dễ dàng nhận biết em bé khóc đêm nhiều là tín hiệu gì.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bậc phụ huynh, nhất là những người làm cha mẹ lần đầu có thêm kinh nghiệm trong việc chăm con để không bị áp lực, lúng túng khi trẻ khóc đêm.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.