Chậm mọc răng là tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ chậm mọc răng có phải do thiếu canxi lại là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Bên cạnh đó, vấn đề này còn có thể do những nguyên nhân nào khác? Để có được câu trả lời chính xác, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây cùng canxi NextG Cal.
Nội dung:
- I. Những thời điểm mọc răng ở trẻ
- II. Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi?
- III. Những nguyên nhân khác khiến bé chậm mọc răng
- IV. Hậu quả từ việc chậm mọc răng của trẻ
- V. Cách khắc phục khi răng trẻ bị mọc chậm
- VI. Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
- VII. Lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
I. Những thời điểm mọc răng ở trẻ
Khi mới chào đời, bé sơ sinh không có bất kỳ chiếc răng nào trong miệng.
Khi được 6 tháng tuổi, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc lên. Khi 12 tháng trẻ mọc khoảng 6 răng; đến 24 tháng mọc đầy đủ 20 chiếc răng.
Những thời điểm mọc răng ở trẻ
Thời điểm và thời gian mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển thể chất của mỗi bé. Có những trẻ mọc răng khi mới 4-5 tháng, nhưng có bé cần tới 1 năm mọc chiếc răng đầu tiên.
Thông thường, thời gian mọc răng ở trẻ diễn ra như sau:
– Giai đoạn 5- 8 tháng: Bé mọc 4 răng cửa giữa ở hàm dưới và hàm trên.
– Giai đoạn 7-10 tháng: Bé mọc 4 chiếc răng cửa bên.
– Giai đoạn 12-16 tháng: Bé mọc 4 chiếc răng hàm.
– Giai đoạn 4 – 20 tháng: 4 răng nanh mọc lên.
– Giai đoạn 20-32 tháng: Bé tiếp tục mọc thêm 4 răng hàm thứ 2.
II. Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi?
Thời gian mọc răng ở trên chỉ mang tính phổ biến, không áp dụng cho mọi bé.
Tuy nhiên, với các bé đã ngoài 12 tháng tuổi nhưng vẫn không thấy răng sữa mọc thì được coi là chậm mọc răng, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để các thăm khám và can thiệp xử lý kịp thời.
Thiếu canxi là một trong các yếu tố khiến trẻ chậm mọc răng
Vậy trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Theo các chuyên gia y tế, canxi là khoáng chất đặc biệt quan trọng và cần thiết ảnh hưởng tiếp tới quá trình mọc răng của trẻ.
Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi, các mầm răng của bé kém phát triển, thậm chí là yếu đi gây ra hiện tượng chậm mọc răng.
Ngoài việc thiếu hụt canxi, còn nhiều nguyên khác khiến trẻ chậm mọc răng sẽ được chúng tôi đề cập ngay dưới đây.
III. Những nguyên nhân khác khiến bé chậm mọc răng
Ngoài nguyên nhân là do thiếu canxi, chậm mọc răng ở trên còn có nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài tác động. Cụ thể:
1. Yếu tố từ bên trong
Các yếu tố chủ quan từ bên trong khiến trẻ bị chậm mọc răng gồm:
– Do phát triển trong quá trình mang thai và sinh nở:
Theo các nghiên cứu, trẻ sinh non, thiếu cân có nguy cơ cao mọc răng chậm hơn so với trẻ sinh ra khỏe mạnh bình thường và đủ cân nặng.
Trẻ sinh non, thiếu cân có nguy cơ chậm mọc răng hơn so với trẻ khỏe mạnh bình thường
– Do khoang miệng bị nhiễm khuẩn:
Các loại vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm và tổn thương nướu. Hậu quả là khiến răng của bé không mọc lên được.
– Do yếu tố di truyền:
Nếu trong gia đình của bé đã từng có người bị chậm mọc răng thì nguy cơ bé mắc phải vấn đề này rất cao.
2. Yếu tố từ bên ngoài
Một số yếu tố khách quan từ bên ngoài làm trì hoãn quá trình mọc răng ở trẻ gồm:
– Do thiếu hụt vitamin D:
Loại vitamin này rất quan trọng trong quá trình hình thành phát triển của xương và răng của trẻ. Thiếu hụt vitamin D làm giảm hấp thu canxi để xây dựng các cấu trúc xương cho răng, hậu quả là gây chậm mọc răng.
– Do thiếu hụt vitamin K:
Vitamin K có nhiệm vụ giúp canxi trong máu đến xương và răng.
Trẻ chậm mọc răng do thiếu hụt vitamin D và vitamin K
Trong một số trường hợp, ngay cả khi trẻ chỉ được cung cấp đủ canxi và vitamin D nhưng bị thiếu vitamin K thì vẫn có thể gặp tình trạng chậm mọc răng.
– Do hấp thụ photpho quá mức:
Cơ thể hấp thu photpho quá mức gây cản trở quá trình hấp thu canxi, dẫn đến thiếu hụt canxi và dưỡng chất nên mầm không đủ khỏe mạnh để mọc lên khỏi nướu.
– Do trẻ bị suy giáp:
Không chỉ gây chậm mọc răng, suy giáp ở trẻ còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác như chậm đi, chậm nói, thừa cân.
– Do mắc một số bệnh lý:
Trẻ có vấn đề bất thường ở tuyến yên, mắc hội chứng Down có nguy cơ mọc răng chậm hơn so với các bé có sức khỏe bình thường.
IV. Hậu quả từ việc chậm mọc răng của trẻ
Hiện tượng trẻ chậm mọc răng tương đối phổ biến và thường không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các mẹ không nên chủ quan vì nếu thời gian chậm mọc răng quá lâu có thể dẫn đến một số biến chứng như:
– Răng vĩnh viễn mọc chậm: Do răng sữa mọc chậm.
Hàm răng đôi do răng sữa mọc chậm
– Hiện tượng “hàm răng đôi”: Hiện tượng này xảy ra do cả răng sữa và răng vĩnh viễn mọc đồng thời cùng một lúc. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, hàm răng đôi còn khiến việc vệ sinh răng rất khó khăn.
– Viêm quanh thân răng: Do răng nằm bên dưới nướu một phần hoặc hoàn toàn không được vệ sinh sạch sẽ.
– Sâu răng: Sâu răng vẫn có thể xảy ra khi răng nằm bên trong hoặc dưới nướu. Đáng nói, trẻ có thể bị lây lan sâu nhiều răng cùng lúc.
V. Cách khắc phục khi răng trẻ bị mọc chậm
Bên cạnh việc có được những thông tin về vấn đề trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng chậm mọc răng ở trẻ, các bố mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
1. Đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa
Nếu đã qua 12 tháng nhưng trẻ chưa mọc răng sữa, bố mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp, hiệu quả.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần.
2. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé
Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định trực tiếp đến quá trình mọc răng của bé. Do đó, các bố mẹ cần chú ý:
– Tăng cường khẩu phần ăn hàng ngày của bé với các thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: tôm, cua, cá, các loại sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật,…
– Đảm bảo thực đơn ăn uống hàng ngày của bé đầy đủ các nhóm dưỡng chất gồm: chất đường, tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
– Bổ sung thêm các loại hoa quả tươi, nước ép hoa quả đồ uống hay xay cả bã cho trẻ ăn.
– Xây dựng cho bé thói quen ăn uống khoa học, hạn chế tối đa ăn vặt.
3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng như:
– Duy trì thói quen tắm nắng vào buổi sáng ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi, thời gian tắm nắng khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.
– Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên tích cực cho con vui chơi, vận động ngoài trời để cơ thể tăng tổng hợp vitamin D.
4. Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ cần được chú trọng ngay cả khi bé chưa mọc răng sữa.
Vì sau khi bé bú và ăn, sữa và thức ăn vẫn còn đọng lại trong miệng, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển và tấn công gây viêm nướu.
VI. Cách bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng có nên bổ sung canxi? Theo nghiên cứu, trong cơ thể con người khoáng chất canxi chiếm khoảng 1.5 – 2% trọng lượng. Trong đó, có đến 99% lượng canxi tập trung ở răng, xương và móng.
Canxi rất quan trọng và cần thiết sự phát triển chiều cao cũng như sự chắc khỏe của xương và răng của trẻ.
Do đó, ngoài bổ sung canxi qua thực phẩm, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc bổ sung canxi cho bé khi bị chậm mọc răng để răng bé nhanh mọc và mọc đẹp hơn.
1. Bổ sung canxi qua thực phẩm
Các loại sữa tươi, sữa bột, sữa hạt là những thực phẩm có hàm lượng canxi cao.
Tiếp đến là một số thực phẩm có lượng canxi dồi dào như trứng, hải sản, các loại đậu, rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây. Các mẹ nên bổ sung hợp lý các thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày.
2. Bổ sung qua thuốc
Khi chế độ uống hàng ngày không cung cấp đủ canxi cho cơ thể, việc bổ sung canxi bằng thuốc là điều cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho bé.
Trước khi dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Khi bổ sung canxi, các mẹ cũng cần bổ sung thêm cả vitamin D và vitamin K cho bé để tăng hiệu quả hấp thu canxi, tránh tích tụ gây dư thừa dẫn đến sỏi thận, táo bón, nóng trong.
VII. Lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng
Bổ sung canxi đầy đủ giúp răng bé mọc đúng thời điểm và đều đẹp hơn. Tuy nhiên, khi bổ sung canxi cho con, các bố mẹ nên chú ý những vấn đề sau:
1. Liều lượng canxi
Về liều lượng canxi, bố mẹ nên bổ sung lượng canxi cần thiết cho trẻ phù hợp với độ tuổi theo hướng dẫn bác sĩ.
Cần lưu ý tránh bổ sung canxi quá mức cho trẻ vì thừa canxi có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe như: táo bón, buồn nôn, sỏi thận, làm giảm hấp thu photpho, magie…
2. Thời điểm uống canxi
Để tăng hiệu quả hấp thu của canxi, các mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 60 phút.
Buổi chiều và buổi tối là 2 thời điểm không nên cho trẻ uống vì có thể gây mất ngủ, lắng đọng canxi dẫn đến sỏi thận…
3. Lưu ý khác
– Không nên cho trẻ uống canxi với sữa vì sẽ gây tương tác, giảm hấp thu canxi của cơ thể.
– Nên cho bé uống canxi cách uống sắt ít nhất 2 tiếng để tránh giảm hấp thu của sắt.
– Khi cho trẻ uống canxi các mẹ nên kết hợp cho bé với vận động ngoài trời để canxi được hấp thu tốt nhất.
– Khi chọn mua canxi cho bé chậm mọc răng, mẹ nên chọn dòng canxi hữu cơ dễ hấp thu, hạn chế các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, sỏi thận.
– Chỉ mua và sử dụng thuốc canxi xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm duyệt chất lượng, hiệu quả và độ an toàn.
Như vậy về vấn đề trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi, theo các chuyên gia y tế, thiếu hụt canxi là một trong các yếu tố dẫn đến việc chậm mọc răng ở trẻ.
Bố mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua thực phẩm tự nhiên và thuốc canxi theo tư vấn của bác sĩ nếu có thiếu hụt để giúp răng bé nhanh mọc.