Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách xử lý

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Theo kết quả điều tra của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2009-2010: “Có đến 36,5% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu, cao nhất là ở vùng núi phía bắc và Tây Nguyên lên tới gần 60%, trong đó có khoảng 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt.”

Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, việc phòng ngừa cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.

I – Nguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu

Tại sao bà bầu bị thiếu sắt? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là do chế độ ăn uống không cung cấp đủ cho nhu cầu. 

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường để đáp ứng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi, vì vậy nhu cầu về sắt sẽ tăng cao hơn.

Tổng lượng sắt khi mang thai cần trên 1000mg tương đương với nhu cầu sắt hàng ngày là 59,2mg (so với ở phụ nữ mang thai là 39,2mg/ ngày). Đây là một nhu cầu khá lớn, nếu chỉ cung cấp qua thực phẩm thường khó đáp ứng đủ.

Vì vậy, việc bổ sung sắt khi mang thai là cần thiết, nếu không bổ sung thêm người mẹ rất dễ bị thiếu sắt khi mang thai

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu mặc dù có uống thêm sắt nhưng khi đi khám vẫn phát hiện bị thiếu sắt khi mang thai. Điều này đến từ nguyên nhân bổ sung không đúng cách nên cơ thể không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết.

Ngoài ra, nhiễm trùng, sốt rét, nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là nhiễm giun móc làm cho cơ thể mất sắt cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt ở mẹ bầu.

Hiện tượng thiếu sắt ờ bà bầuNguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu chủ yếu là do khẩu phần ăn thiếu chất sắt

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy thiếu sắt ở phụ nữ mang thai, đó là:

– Các lần mang thai có khoảng cách gần nhau.

– Mang song thai hoặc đa thai.

– Ốm nghén nặng khi mang thai làm bà bầu nôn nhiều và không ăn uống được.

Bệnh thiếu sắt ở bà bầu hay gặp hơn nếu trước đó người mẹ mắc một số bệnh lý làm giảm hấp thu sắt.

– Kinh nguyệt ra nhiều ở kỳ kinh trước khi mang thai.

II – Dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu

Biểu hiện thiếu sắt ở bà bầu có thể gặp:

– Mệt mỏi, yếu ớt, da xanh xao, nhợt nhạt, môi và móng nhợt.

– Hoa mắt, chóng mắt, thậm chí ngất.

– Tay chân lạnh.

– Dễ bị khó thở, hụt hơi khi leo cầu thang hoặc đi bộ nhanh.

– Nhịp tim bất thường.

– Đau đầu, giảm khả năng tập trung.

– Ăn uống kém ngon, suy nhược cơ thể.

Dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầuMệt mỏi, hay chóng mặt, da dẻ xanh xao là các dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai thường gặp

Mẹ bầu có thể bị thiếu sắt khi mang thai 3 tháng cuối hoặc trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nhìn chung các dấu hiệu thiếu sắt ở bà bầu thường nghèo nàn, không rõ ràng và tương tự nhiều triệu chứng khi mang thai, giai đoạn đầu có thể không có biểu hiện gì.

Vì vậy trong thời gian mang thai, kể cả khi chưa có các triệu chứng thiếu sắt khi mang thai thì mẹ bầu vẫn nên thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu, thiếu sắt kịp thời.

( → Xem thêm: Bà bầu uống canxi và sắt như thế nào là đúng?)

III – Người mẹ thiếu sắt khi mang thai có sao không? 

Sắt là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, là yếu tố cần thiết để tạo ra hồng cầu, giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, sắt còn tham gia cấu tạo enzyme hệ miễn dịch và nhiều enzyme oxy hóa khử trong tế bào, tham gia tạo thành myoglobin là sắc tố hô hấp của cơ.

Khi mẹ bầu bị thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn có thể gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

1. Hậu quả thiếu sắt khi mang thai đối với mẹ

Nếu bà bầu bị thiếu sắt sẽ mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ nhợt nhạt xanh xao, ăn ngủ kém, cơ thể suy nhược do thiếu oxy đến não và các tế bào trong cơ thể. 

Thiếu sắt khi mang bầu làm sức đề kháng của người mẹ suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng.

– Thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh… Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cũng cao hơn bà mẹ bình thường.

2. Tác hại của thiếu sắt khi mang thai đối với bé

Thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu làm tăng tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh.

– Làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.

– Khi người mẹ bị thiếu sắt, lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ sau này.  

Dấu hiệu thiếu sắt khi mang thai có sao khôngTình trạng thiếu sắt ở bà bầu có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và bé

IV – Thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao? Khi gặp hiện tượng thiếu sắt ở bà bầu thì việc bổ sung viên sắt theo chỉ định bác sĩ là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung sắt từ thực phẩm bởi đây chính là nguồn cung cấp sắt an toàn và phong phú nhất cho mẹ bầu. Dưới đây là các thực phẩm mà mẹ bầu thiếu máu, thiếu sắt nên ăn và không nên ăn:

1. Mẹ bầu bị thiếu sắt nên ăn gì sẽ tốt?

– Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật: các loại thịt đỏ, gan, tim, bầu dục, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thủy hải sản như nghêu, hàu, cá…

– Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật: ngũ cốc, các loại đậu, vừng lạc, rau có màu xanh đậm, súp lơ, bí ngô, trái cây khô… 

– Khi bà bầu bị thiếu sắt nên ăn gì để tăng cường hấp thu sắt? Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, dâu tây, bưởi, táo, chuối, dưa hấu, ớt chuông… 

– Để việc tạo máu tốt hơn, nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic và vitamin B12. Có thể tìm thấy các loại vitamin này trong ngũ cốc, đậu nành, bánh mì, thịt, sữa, trái cây, rau đậm màu, cá hồi, trứng…

Nếu vẫn còn băn khoăn thiếu sắt ở bà bầu nên ăn gì? thì đừng bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Với nguồn thực phẩm giàu sắt phong phú trong tự nhiên, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, có thể tham khảo một số món ăn chữa thiếu sắt cho bà bầu như: canh bầu nấu nghêu, canh bí đỏ thịt bằm, canh thịt bò nấu rau củ…

Biểu hiện thiếu sắt khi mang thai nên ăn gìThiếu sắt khi mang thai nên ăn gì? Nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, vitamin B9, B12

2. Mẹ bầu bị thiếu sắt kiêng ăn gì?

– Thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều tanin như: trà, cà phê, ổi xanh, hồng giòn, quả sung, bắp chuối… bởi tanin làm giảm hấp thu của sắt.

– Thực phẩm giàu axit oxalic: măng, rau mùi tây, húng quế… 

– Phytat trong một số loại ngũ cốc, photphat trong nước ngọt, nước có gas… gây cản trở hấp thu sắt.

>> Xem VIDEO Khi MANG THAI cần BỔ SUNG những chất gì? <<

video nếu bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao

V – Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Mẹ bầu cần biết sắt là một chất khó hấp thu, do vậy khi bổ sung sắt cần lưu ý:

– Nên uống sắt vào lúc đói và kèm các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… giúp tăng hấp thu. Thời điểm thích hợp để uống viên sắt là sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. 

– Không dùng sắt cùng thời điểm với sữa, sản phẩm bổ sung canxi hay các thực phẩm giàu canxi vì canxi sẽ làm cản trở hấp thu sắt. Nên uống canxi và sắt cách nhau ít nhất 2 giờ.

– Khi uống sắt, mẹ bầu nên uống nhiều nước và tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.

– Chỉ uống sắt bằng nước lọc, nước đun sôi để nguội, không uống cùng cà phê hay trà vì sẽ giảm hấp thu của sắt.

– Việc điều trị thiếu sắt cho bà bầu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua dùng để tránh quá liều lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thừa sắt kéo dài có thể gây nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường… 

– Không phải mọi trường hợp thiếu máu đều có thể uống sắt. Những trường hợp thiếu máu không do thiếu sắt như thiếu máu tan huyết, thiếu máu do bệnh Thalassemia, nhiễm độc chì, suy tủy… thì không được dùng thuốc có sắt.

Thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thaiMột số lưu ý trong bổ sung thiếu sắt khi mang thai

Bên cạnh đó, để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống đa dạng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý và đừng quên bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể nữa nhé.

Ngoài sắt thì acid folic và canxi là 2 chất cũng cần được đặc biệt chú ý trong thai kỳ. Acid folic tham gia tạo máu và ngăn ngừa dị tật ống kinh cho thai nhi. Canxi giúp hình thành và phát triển xương răng cho thai nhi mà vẫn đảm bảo vẹn toàn bộ xương người mẹ. 

Tương tự như sắt, nhu cầu acid folic và canxi trong giai đoạn mang thai tăng khá cao. Do đó cùng với việc bổ sung qua thực phẩm, mẹ bầu nên dùng thêm viên uống chứa acid folic và canxi theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu cần thiết. 

Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm cung cấp canxi cho mẹ bầu, trong đó không thể không nhắc tới viên uống canxi NextG Cal của Úc.

NextG Cal là canxi hữu cơ có chứa canxi và photpho ở dạng MCHA nên dễ hấp thu, cùng với vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi và vitamin K1 giúp canxi được vận chuyển đến tận mô xương.

Nếu còn đang phân vân lựa chọn canxi để bổ sung trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng canxi NextG Cal.

Qua bài viết, hy vọng các mẹ đã có những thông tin hữu ích về tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong thai kỳ và các biện pháp chủ động phòng ngừa, nhận biết sớm các biểu hiện thiếu sắt khi mang thai.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề thiếu sắt ở bà bầu, bổ sung sắt và canxi khi mang thai đúng cách hoặc muốn biết thêm thông tin sản phẩm canxi NextG Cal, các mẹ hãy nhanh chóng để lại bình luận dưới bài viết, gọi điện tới tổng đài miễn cước 1800 1125 để được Dược sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết