Móng tay có vết trắng là bệnh gì? Có sao không? Bổ sung chất gì?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Móng tay có vết trắng là trình trạng không hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ ở tay cho người gặp phải. Đa phần tình trạng này thường không quá đáng lo ngại, tuy nhiên trong một số trường hợp, những sọc trắng ở móng tay lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trên cơ thể. Để hiểu một cách rõ hơn về tình trạng này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Nextgcal.vn.

I. Móng tay có vết trắng là hiện tượng gì?

Móng tay có sọc/vết/đốm trắng là tình trạng xuất hiện các đường hoặc chấm trắng trên móng tay.

Những đốm trắng này có thể xuất hiện trên toàn bộ hoặc một phần móng tay.

Hình ảnh trên móng tay có vết trắng

Bình thường, móng tay có màu hồng nhạt.

Sự xuất hiện các đốm trắng trên móng được gọi là chứng Leukonychia. Đây là hiện tượng khá phổ biến và thường vô hại, không gây nguy hiểm. 

II. Lý do món tay có sọc màu trắng

Tình trạng móng tay có đốm trắng ở người lớn và trẻ em có thể do cơ thể bị thiếu chất, bệnh lý, dị ứng, bị nấm hoặc vấn đề liên quan đến da. Cụ thể:

1. Do cơ thể bị thiếu 1 số khoáng chất

Móng tay có những đốm trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể chúng ta bị thiếu hụt các dưỡng chất như protein, biotin, sắt, omega-3, đặc biệt là  canxi, kẽm, vitamin C, vitamin D.

Trong đó, phổ biến nhất là thiếu kẽm và canxi.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trên đỉnh đầu

2. Do bị mắc phải 1 số bệnh lý

Hiện tượng móng tay có nhiều đốm trắng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim, thận, phổi, gan và tim.

– Bệnh gan thận: Nếu các đốm trên móng tay vừa có màu hồng, vừa có màu trắng.

– Bệnh tim: Nếu các đốm trên móng tay vừa trắng vừa tím.

– Bệnh phổi: Ngoài đốm trắng, toàn bộ móng bị dày sừng và ngả sang màu vàng. Nguyên nhân là do chức năng của phổi bị suy giảm khiến nồng độ oxy trong máu giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của móng.

3. Va đập khiến móng bị tổn thương

Tình trạng trên móng tay có chấm trắng cũng có thể do va đập khiến móng bị tổn thương nhẹ hoặc do cắt móng.

Các đốm trắng thường xuất hiện trong 4 tuần sau chấn thương.

Đọc ngay: Trẻ mọc răng chậm có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

4. Các vấn đề liên quan đến da

Các bệnh lý liên quan đến da như viêm da, chàm, vảy nến ở móng tay gây ảnh hưởng đến chất nền móng.

Hậu quả là dẫn đến các đốm trắng và những bất thường trong móng tay.

5. Móng đốm trắng do dị ứng

Dị ứng với hóa chất trong các sản phẩm sơn móng tay, làm bóng, chất làm cứng hoặc chất tẩy sơn móng cũng sẽ gây ra các đốm trắng ở móng tay.

Ngoài ra, các hóa chất được dùng trong loại bỏ móng tay giả và gián móng tay giả cũng có thể là lý do làm xuất hiện đốm trắng trên móng.

6. Vệt trắng do móng tay bị nấm

Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm và nhiễm trùng là có những chấm và vết trắng nhỏ ở móng tay.

Tình trạng này có thể lan rộng đến lớp móng kèm theo triệu chứng móng bị bong tróc và trở nên dày, giòn.

7. Nguyên nhân khác

Móng tay xuất hiện vết trắng còn xuất phát từ một số nguyên khác như:

– Di truyền: Nguyên nhân này hiếm gặp. 

– Thuốc và ngộ độc: Một số loại thuốc hóa trị ung thư, sulfonamid điều trị nhiễm khuẩn có thể gây hiện tượng vệt trắng trên móng tay. 

Để xác định nguyên nhân chính xác của móng tay có đốm trắng, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. 

III. Các dạng đốm trắng ở móng tay

Các dạng đốm trắng ở móng tay gồm: đốm trắng dạng vân kẻ, vệt trắng dọc và dạng quả trứng.

1. Đốm trắng dạng vân kẻ

Là tình trạng móng tay có vệt trắng ngang hoặc sọc dọc nhỏ ở trên móng tay.

Những vệt trắng này thường gây mất thẩm mỹ, khiến người gặp phải cảm thấy khó chịu.

2. Vệt trắng dạng dọc

Móng tay có vệt trắng dọc là tình trạng trên móng tay có các đường kẻ trắng nằm dọc theo chiều của móng tay.

Đốm trắng dạng dọc trên móng tay thường ít gặp.

3. Vệt trắng dạng quả trứng

Vệt trắng dạng quả trứng là các các đốm trắng nhỏ li ti có hình tròn hoặc bầu dục gần với hình dáng của quả trứng.

Dạng vệt trắng này thường có trên cả móng tay.

Tình trạng móng tay có đốm trắng ở trẻ em thường phổ biến là vệt trắng dạng quá trứng.

Ngoài ra, móng tay có vết trắng còn được phân thành 2 loại là hoàn toàn và một phần:

– Đốm trắng hoàn toàn: Là tình trạng đốm trắng xuất hiện trên toàn bộ móng tay và ảnh hưởng tới cả 10 ngón tay.

– Đốm trắng 1 phần: Đốm trắng chỉ xuất hiện một phần trên móng tay, có thể bị ở một, vài móng hoặc tất cả 10 ngón tay. 

IV. Cách chữa móng tay có vết trắng ở người lớn và trẻ em

Với trường hợp móng tay có đốm trắng do chấn thương nhẹ, các đốm trắng sẽ tự biến mất và móng tay sẽ tự hồi phục mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân do bệnh lý và thiếu dinh dưỡng thì cần tiến hành điều trị phù hợp.

Để điều trị hiệu quả tình trạng móng tay có vết trắng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Một số phương pháp điều trị hiện nay gồm:

1. Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu

Chế độ ăn uống cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi để giúp móng luôn chắc khỏe.

Nhu cầu canxi của người trường thành là khoảng 1000mg canxi/ngày.

Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi

Tuy nhiên, khẩu phần ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nên có thể kết hợp thuốc bổ sung canxi hữu cơ Úc NextG Cal theo tư vấn của bác sĩ.

Bạn có biết: NextG Cal 60 viên giá bao nhiêu

2. Sử dụng thuốc để điều trị

Trường hợp móng tay có đốm trắng do nấm hoặc bệnh lý thì cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc theo đơn của người khác sẽ rất nguy hiểm.

3. Cân nhắc dùng loại sơn móng tay phù hợp

Cân nhắc dùng loại sơn móng tay phù hợp hoặc tốt nhất là ngừng sử dụng các loại sơn móng tay, sơn bóng và các sản phẩm khác nếu nghi ngờ bị dị ứng.

Đồng thời, chị em cũng nên mua các loại sơn đảm bảo chất lượng, tránh mua hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường.

V. Các cách phòng ngừa chấm trắng móng tay

Để phòng ngừa tình trạng móng tay có vệt trắng, hãy thực hiện các lời khuyên dưới đây:

– Cắt móng tay đúng cách: Tránh cắt móng tay quá sâu, nhất là vào phần khóe.

– Bảo vệ móng tay: Nếu công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hoặc có nguy cơ bị chấn thương cao, hãy đeo găng tay hoặc dùng đồ bảo hộ để bảo vệ tay.

– Hạn chế sơn móng tay: Vì trong sơn móng tay chứa hóa chất có thể gây tổn thương móng tay.

Nên hạn chế sơn móng tay

– Chế độ ăn uống cân đối: Chế độ ăn uống cần đa dạng, đảm  bảo đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kẽm, protein, vitamin C, vitamin D, natri, kali. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu và  tốt cho sức khỏe của móng tay.

Móng tay có vết trắng thường không phải là tình trạng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu các đốm trắng dai dẳng và tiến triển nặng hơn hoặc xuất hiện các bất thường khác như mệt mỏi, xanh xao, rụng tóc, bạn nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

PM NextG Cal là dòng sản phẩm canxi hữu cơ đang rất được quan tâm trong thời điểm hiện tại….

Chi tiết

Uống canxi có bị táo bón không? Cách xử lý hiệu quả!

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết của mỗi người, tuy nhiên uống canxi có bị táo bón không…

Chi tiết

MCHA là gì? Công dụng của canxi MCHA với sức khỏe!

Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương với tỷ lệ canxi và phốt…

Chi tiết

Vỏ tôm có canxi không? Nhiều hay ít? Ăn được không?

Nhiều người có thói quen ăn vỏ tôm vì cho rằng bộ phận này chứa nhiều canxi. Vậy vỏ tôm…

Chi tiết