Không chỉ cao huyết áp mới nguy hiểm, huyết áp thấp khi mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé, nhưng đây lại là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là những tháng đầu mang thai.
Vậy huyết áp thấp khi mang thai nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé? Đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Những thông tin sau sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nội dung:
- I – Huyết áp thấp khi mang bầu là như thế nào?
- II – Nguyên nhân phụ nữ mang thai huyết áp thấp
- III – Biểu hiện chứng huyết áp thấp khi mang thai
- IV- Bà bầu huyết áp thấp có sao không? Có nguy hiểm không?
- V – Mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- VI – Mẹ bầu huyết áp thấp phải làm sao? Cách trị huyết áp thấp cho bà bầu
- VII – Cách phòng tránh huyết áp thấp ở bà bầu
I – Huyết áp thấp khi mang bầu là như thế nào?
Huyết áp là áp lực cần thiết của máu lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô. Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là chỉ số huyết áp tâm thu/ tâm trương).
Nếu chỉ số huyết áp dưới dưới 90/60mmHg được gọi là huyết áp thấp, tức là chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg.
Có thai huyết áp thấp là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu
Huyết áp thấp khi mang bầu là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với quá trình mang thai. Tuy nhiên không phải lúc nào đó cũng là tình trạng sinh lý. Để xác định mẹ bầu bị huyết áp thấp hay không, nên kiểm tra theo dõi huyết áp thường xuyên.
II – Nguyên nhân phụ nữ mang thai huyết áp thấp
Nguyên nhân chính gây tình trạng huyết áp thấp khi có thai là do sự gia tăng hormon progesteron trong thai kỳ mang thai làm giãn các mạch máu và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu.
Bên cạnh đó, việc mang đa thai, người mẹ có tiền sử huyết áp thấp hoặc thiếu hụt vitamin B12, acid folic cũng là nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp ở bà bầu.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể khiến bà bầu bị huyết áp thấp như:
– Bệnh lý tim mạch.
– Thiếu máu.
– Chấn thương.
– Mất nước.
– Bệnh lý thận.
– Nhiễm trùng.
– Cơ thể mất nước.
– Suy dinh dưỡng.
– Tác dụng phụ của một số thuốc…
III – Biểu hiện chứng huyết áp thấp khi mang thai
Các triệu chứng huyết áp thấp ở bà bầu hay gặp đó là:
– Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc đứng lâu.
– Đau đầu, giảm khả năng tập trung.
– Buồn nôn: Dấu hiệu huyết áp thấp ở bà bầu này dễ nhầm lẫn với biểu hiện thai nghén bình thường.
– Hay mệt mỏi, khó thở, dễ cáu gắt.
– Da dẻ nhợt nhạt, tay chân lạnh.
– Cảm thấy lạnh nhưng cơ thể lại đổ mồ hôi. Đây cũng là biểu hiện huyết áp thấp ở bà bầu thường có.
– Khát nước thường xuyên ngay cả khi mới uống nước.
Có bầu huyết áp thấp khiến mẹ bầu thường xuyên hoa mắt, chóng mặt
( → Xem thêm: Đau đầu khi mang thai phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa trị)
IV- Bà bầu huyết áp thấp có sao không? Có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu. So với tình trạng huyết áp cao thì huyết áp thấp khi mang thai không nguy hiểm và phổ biến bằng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé:
1. Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? Ảnh hưởng đối với mẹ
– Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, suy nhược.
– Gây cơn choáng váng, thậm chí ngất xỉu dẫn đến rủi ro mẹ bầu té ngã, chấn thương và có thể va đập ảnh hưởng đến thai nhi.
– Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc.
– Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần, các cơ quan trong cơ thể sẽ nhanh chóng bị suy yếu do oxy và chất dinh dưỡng không đến được các bộ phận đó gây tổn thương.
Bà bầu huyết áp thấp có nguy hiểm không? Rủi ro đáng lo nhất nếu mang bầu bị huyết áp thấp là nguy cơ té ngã dẫn đến sảy thai
2. Mẹ bầu bị huyết áp thấp có sao không? Ảnh hưởng đối với bé
– Có thể sảy thai nếu mẹ bầu bị té ngã.
– Ảnh hưởng đến sự vận chuyển máu và oxy đến thai nhi. Khi thai nhi không nhận đủ lượng máu để phát triển sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra nhẹ cân…
>> Xem VIDEO Những dấu hiệu cần chú ý khi mang thai <<
V – Mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp ở bà bầu đáng kể. Vậy huyết áp thấp khi mang thai nên ăn gì và kiêng ăn gì? Sau đây là các thực phẩm mà mẹ bầu huyết áp thấp nên và không nên ăn:
1. Bà bầu huyết áp thấp ăn gì? Các thực phẩm nên ăn
– Vitamin nhóm B giúp ổn định nhịp tim, hỗ trợ điều hòa huyết áp. Mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm như: bơ, chuối, hạt điều, quả óc chó, ngũ cốc…
– Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp thư giãn thần kinh, cải thiện lưu thông máu và ổn định huyết áp. Nếu còn đang băn khoăn mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn gì, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, táo…. vào chế độ ăn.
– Thực phẩm giàu sắt: gan, thịt nạc, trứng, tôm, cá, ngũ cốc, nấm hương, hạt sen, rau đay, rau dền, táo, lựu… Vậy với câu hỏi mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì thì không thể bỏ qua nhóm thực phẩm này.
– Trái ngược với các mẹ bầu cao huyết áp, mẹ bầu huyết áp thấp nên ăn mặn hơn bình thường một chút. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng muối tiêu thụ phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Uống đủ nước để làm tăng thể tích máu.
Mẹ bầu bị huyết áp thấp phải làm sao? Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống
2. Mang thai bị huyết áp thấp nên tránh ăn gì? Các thực phẩm kiêng ăn
– Nên tránh các đồ uống có cồn.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh.
– Một số thực phẩm có thể gây hạ huyết áp như: sữa ong chúa, táo mèo, mướp đắng, cà chua, các thực phẩm có tính lạnh như rau bina, cần tây, dưa hấu, hành tây, hạt hướng dương… mẹ bầu huyết áp thấp nên hạn chế ăn.
(→ Xem thêm cách khắc phục khi bị đau chân khi mang thai TẠI ĐÂY)
VI – Mẹ bầu huyết áp thấp phải làm sao? Cách trị huyết áp thấp cho bà bầu
Cách chữa huyết áp thấp ở bà bầu như thế nào? Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người mẹ, việc quyết định dùng thuốc điều trị hay không chữa huyết áp thấp cho bà bầu sẽ được cân nhắc.
Trường hợp huyết áp thấp là do nguyên nhân thay đổi sinh lý khi mang thai thì không có biện pháp điều trị cụ thể. Trị số huyết áp thường sẽ trở lại giới hạn bình thường từ tháng thứ 3 của thai kỳ.
Nếu huyết áp thấp ở mẹ bầu không quá nguy hiểm, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu áp dụng các cách khắc phục huyết áp thấp ở bà bầu tại nhà. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng huyết áp thấp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Tuy nhiên, nếu tình trạng huyết áp thấp bất thường, kết hợp với mẹ bầu có bệnh lý nền, bệnh tim mạch hoặc bị huyết áp thấp từ trước đó, bác sĩ sẽ xem xét việc điều trị bằng thuốc.
Đồng thời các nguyên nhân gây tụt huyết áp cũng cần được tìm kiếm và giải quyết. Nếu nghi ngờ huyết áp thấp là do tác dụng phụ của thuốc nào đó đang dùng, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng thuốc đó hoặc thay thế bằng thuốc khác.
Cách trị huyết áp thấp ở bà bầu bằng thuốc có thể được cân nhắc sử dụng trong trường hợp chỉ số huyết áp quá thấp.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu phòng tránh mối nguy hiểm với huyết áp thấp:
– Mẹ bầu không nên đứng quá lâu hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột, ngồi dậy quá nhanh. Buổi sáng khi thức dậy tránh ngồi bật dậy luôn, nên ngồi một lúc và khởi động nhẹ nhàng trên giường rồi mới từ từ đứng dậy.
– Nếu bị chóng mặt, choáng váng nên ngồi xuống cho đến khi hết cảm giác hoa mắt và thở sâu đều đặn.
– Tuyệt đối không leo cao hay ở lâu ngoài trời nắng.
– Nên dự trữ sẵn các loại bánh kẹo bên người để bổ sung khi có dấu hiệu tụt huyết áp.
VII – Cách phòng tránh huyết áp thấp ở bà bầu
Mang thai huyết áp thấp không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây ra nhiều nguy cơ cho bé. Vì vậy mẹ bầu nên chú ý theo dõi huyết áp thường xuyên. Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà sau để phòng tránh và cải thiện tình trạng huyết áp thấp:
1. Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học
– Đi lại nhẹ nhàng, thận trọng trong mọi việc di chuyển, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Hạn chế các hoạt động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức khuya, căng thẳng. Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mang bầu huyết áp thấp. Mẹ bầu nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và nên có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
– Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ thai nhi và cột sống của người mẹ mà còn giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện huyết áp thấp cho bà bầu. Khi ngủ và nghỉ ngơi mẹ bầu nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái.
– Giữ tâm lý thoải mái và vui vẻ.
– Khám thai định kỳ để phát hiện sớm và có hướng điều trị thích hợp ngay khi xuất hiện các triệu chứng huyết áp thấp khi mang thai.
– Vận động nhẹ nhàng, đều đặn phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu và duy trì huyết áp.
Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm chứng huyết áp thấp khi mang thai
2. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
– Đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé.
– Tăng cường rau xanh, củ quả để cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
– Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
3. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Thiếu nước có thể gây huyết áp thấp cho mẹ bầu, nhất là khi mẹ bầu ốm nghén nặng nề. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Bên cạnh đó, để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là canxi, sắt và acid folic.
Sắt giúp dự phòng thiếu máu khi mang thai. Acid folic tham gia vào quá trình tạo máu và giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Canxi tham gia hình thành và phát triển xương răng cho thai nhi mà vẫn đảm bảo vẹn toàn bộ xương người mẹ.
Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi, sắt và acid folic tăng khá cao. Do đó cùng với việc bổ sung qua thực phẩm hàng ngày, mẹ bầu nên dùng thêm các sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nhu cầu cần thiết.
Canxi cho bà bầu NextG Cal
Liên quan đến việc bổ sung canxi khi mang thai, trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm canxi dành cho bà bầu, gây nhiều khó khăn khi lựa chọn.
Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm canxi NextG Cal của Úc. Đây là canxi hữu cơ dạng vi tinh thể (MCHA) được chiết xuất từ xương bò non nên dễ hấp thu, cùng với thành phần vitamin D3 và K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này hoặc muốn biết thêm thông tin sản phẩm canxi NextG Cal, các mẹ hãy nhanh chóng để lại bình luận dưới bài viết, gọi điện tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước phí) để được Dược sĩ tư vấn trực tiếp.