Buồn bực chân tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bước vào thai kỳ, bà bầu thường cảm thấy buồn bực chân tay khi mang thai giống như bị kiến bò, kim châm rất khó chịu. Cần phải “thanh toán” tình trạng này nhanh chóng để trả lại sự thoải mái cho các mẹ bầu.

I – Nguyên nhân bà bầu bị buồn bực chân tay

Từ tháng thứ 5-6 thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh do vậy gây ra sự chèn ép các mạch máu khiến cho tuần hoàn máu bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng buồn bực chân tay ở bà bầu.

Nếu thai phụ lười vận động, tay chân bị chèn ép nhiều khi ngủ, chỉ ngủ một tư thế, ngồi xổm quá lâu… máu lưu thông kém.

Nhiều thai phụ còn có triệu chứng phù nề tay chân, có hiện tượng rãnh cổ tay bị sưng gây ra sự co kéo các dây thần kinh nên khiến cả bàn tay bị tê.

Bị buồn bực chân tay khi mang thaiBà bầu bị tê buồn chân tay có thể do thiếu canxi.

Ngoài ra, buồn bực chân tay khi mang thai còn do mẹ bầu thiếu canxi, trong cả thai kỳ lượng canxi cần bổ sung liên tục và tăng theo sự phát triển của bé.

Thai nhi phát triển sẽ rút canxi trong người mẹ ra sử dụng cho nên mẹ thiếu canxi. Nếu để kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường cho bé sau khi sinh ra.

Một số nguyên nhân khác khiến bà bầu buồn bực chân tay là thiếu magie, axit folic, vitamin B1, B2… thiếu máu do thiếu sắt, thiếu nước, mỡ máu cao, đái tháo đường, béo phì,…

( → Xem thêm: Tại sao lại bị đau khớp cổ tay?)

II – Cách giảm tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai bằng tự nhiên

1. Thay đổi tư thế nằm

Hiện tượng bị tê buồn chân tay khi mang thai thường xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.

Một số mẹ bầu thường nằm 1 tư thế suốt đêm. Nhưng nếu thấy đau mỏi hãy thay đổi tư thế nằm để giảm sự khó chịu. Việc thay đổi tư thế nằm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm buồn tay chân khi mang thai.

2. Vận động chân tay thường xuyên

Thai phụ lười vận động sẽ làm máu lưu thông kém, gây buồn tay chân khi mang bầu. Vì thế, để giảm tình trạng bị buồn chân tay khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, vừa sức, không ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.

Nếu làm việc tại văn phòng bên máy vi tính nhiều bạn hãy dành thời gian khoảng 5-10 phút nghỉ giữa giờ để đi lại nhẹ nhàng. 

Đồng thời, mẹ bầu nên tìm cho mình một môn thể thao phù hợp với sức khỏe chẳng hạn như đi bộ, yoga… điều này giúp tăng cường máu đến các bộ phận trong cơ thể, giảm buồn chân khi mang thai.

Bà bầu bị buồn bực chân tayVận động nhẹ nhàng để giảm buồn chân tay khi mang thai.

( Xem thêm: Bà bầu bị đau lòng bàn chân phải làm sao)

3. Ngâm chân tay trong nước ấm và muối

Mẹ bầu bị buồn bực chân tay có thể ngâm tay chân trong nước muối ấm trước khi đi ngủ.

Nước muối có tác dụng tăng lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Vì thế, ngâm chân trong nước muối ấm 15 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, sau khi ngâm tay chân, mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng để cảm thấy thư giãn hơn. 

>> CLICK VIDEO xem những triệu chứng thiếu canxi ở mẹ bầu <<

Video buồn bực chân tay khi mang thai

III – Khắc phục tình trạng tê buồn chân tay do thiếu canxi

Bổ sung canxi đầy đủ với lượng phù hợp trong cả thai kỳ để bé phát triển toàn diện, mẹ khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hoặc uống thuốc bổ sung canxi.

1. Thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu

– Sữa và chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm rất giàu canxi. Mẹ bầu có thể uống sữa hàng ngày để bổ sung canxi hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…

– Quả sung: Thật bất ngờ phải không mẹ? Nhưng quả sung cũng là một nguồn bổ sung canxi rất hợp lý trong thai kỳ đấy ạ. Ngoài ra, quả sung còn chứa rất nhiều chất xơ, ngăn ngừa triệu chứng táo bón khi mang thai.

– Quả chuối: Bên cạnh tăng cường sự tập trung của trí não, cung cấp Kali, chất điện phân, quả chuối còn giúp bổ sung canxi cho mẹ bầu.

– Rau cải chíp: Rau cải chíp chứa nhiều thành phần giúp bổ sung canxi cho mẹ. Đồng thời, rau cải chíp còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, Kali…

– Bột yến mạch: Trong các loại ngũ cốc, yến mạch chứa hàm lượng canxi dồi dào nhất. Do đó, mẹ có thể nấu cháo yến mạch với mè đen để bổ sung canxi hiệu quả hơn.

– Hạnh nhân: Theo nghiên cứu, 23 hạt hạnh nhân có thể cung cấp khoảng 75mg canxi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng hạnh nhân ăn vặt để bổ sung thêm canxi.

– Đậu phụ: Đậu phụ cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu canxi. Thậm chí, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn 2 miếng đậu phụ là có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi hàng ngày.

Bà bầu bị tê buồn chân tay khi mang thaiThực phẩm bổ sung canxi cho mẹ bầu.

– Cua biển: Cua biển giúp bổ sung canxi, protein và ít chất béo, kẽm, vitamin C, vitamin A,…

– Cá mòi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 85g cá mòi chứa 325mg canxi. Xương cá mòi chứa nhiều canxi nhất. Do đó, mẹ nên ăn cá mòi nguyên con.

Ngoài ra, các thực phẩm sau đây cũng giàu canxi, mẹ bầu có thể tham khảo thêm: rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn, quả cam, quả kiwi, mận sấy, nho khô, đào khô…

2. Canxi hữu cơ Úc NextG Cal

Hàm lượng canxi cần bổ sung trong thai kỳ của mẹ bầu tùy thuộc vào từng thời kỳ: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1000mg canxi và 3 tháng cuối là 1500mg canxi.

Đây là một hàm lượng canxi khá lớn, hầu hết thực phẩm đều không thể đáp ứng đủ nên mẹ thường phải bổ sung thêm canxi từ thuốc. Tuy nhiên mẹ lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung nhé!

mẹ bầu bị buồn bực chân tayCanxi NextG Cal dành cho mẹ bầu.

Bên cạnh ăn uống, bạn có thể uống viên canxi NextG Cal có kết hợp thêm vitamin D3 và K1, sản phẩm 3 trong 1 này sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai do thiếu canxi hiệu quả.

PM NextG Cal 120mg là canxi hữu cơ nên dễ hòa tan và dễ hấp thu hơn canxi vô cơ, cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng canxi vừa đủ, giảm tình trạng táo bón và lắng đọng canxi. 

Để được tư vấn kỹ hơn về cách bổ sung canxi cho mẹ bầu, mẹ có thể gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết