Xương sên là gì? Nằm ở đâu? Cách điều trị gãy xương sên

Xương sên có vai trò quan trọng trong việc chịu lực của cơ thể ở vùng bàn chân. Do đó, khi không may gặp chấn thương gãy xương sên nhiều người lo sợ không biết có còn đi lại được không, có nguy hiểm không và điều trị mất bao lâu thì xương hồi phục? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của NextG Cal để biết câu trả lời chính xác nhé!

Xương sên là gìHình ảnh xương sên bị gãy.

I – Xương sên là gì? Nằm ở đâu?

Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xương sên là gì và xương sên nằm ở đâu để hiểu rõ hơn về vị trí, cấu tạo và chức năng của loại xương này.

Xương sên là xương nhỏ ở vùng cổ bàn chân, vị trí nằm ở nằm giữa đầu dưới xương chày, xương gót và cẳng chân. Chức năng của xương sên là nâng đỡ cơ thể ở vùng bàn chân.

Xương sên nằm ở đâuXương sên là một xương nhỏ ở vùng cổ bàn chân.

Gãy xương sên bàn chân được phân thành 3 loại gồm: gãy cổ xương sên không di lệch; gãy xương sên di lệch trật 1 phần hoặc hoàn toàn, khớp chày sên, khớp sên gót bình thường; phần thân xương sên bị trật ra ngoài khỏi khớp chày sên, sên gót.

II – Nguyên nhân gãy xương sên

Các nguyên nhân chính gây gãy xương sên gồm:

– Có ngoại lực mạnh tác động trực tiếp vào vùng cổ chân.

– Tai nạn giao thông.

– Tai nạn lao động.

– Ngã từ trên cao xuống trong tư thế chống chân.

– Va chạm trong thể thao, nhất là các môn thể thao có tính đối kháng và va chạm mạnh.

Nguyên nhân bị gãy xương sênChấn thương gãy xương sên chỉ xảy ra khi có lực tác động mạnh vào.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải chấn thương gãy xương sên nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:

– Người lớn tuổi xương bị lão hóa và giòn.

– Người bị loãng xương, ung thư xương.

– Sử dụng steroid trong thời gian dài.

– Phụ nữ trong thời gian mãn kinh.

 III – Biểu hiện bị gãy xương sên

Khi bị gãy/vỡ xương sên bàn chân, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

– Bầm tím và sưng ở khu vực chấn thương.

– Đau nhức ở vị trí xương sên bị gãy, cơn đau tăng lên khi di chuyển.

– Mất chức năng ở chân bị gãy xương sên như cử động, đi bộ…

Vỡ xương sên bàn chânTriệu chứng khi bị gãy xương sên là đau nhức ở vị trí chấn thương, cơn đau tăng lên khi di chuyển.

– Nghe thấy tiếng xương lạo xạo khi cử động chân.

– Bàn chân bị biến dạng.

– Xuất hiện các cử động bất thường ở bên chân bị gãy.

– Nếu gãy xương sên hỏi, xương sẽ đâm xuyên qua da.

( → Xem thêm: Gãy xương ức (xương lồng ngực): Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị)

 IV – Gãy xương sên có nguy hiểm không?

Khi xương sên bị gãy, mạch máu nuôi xương rất dễ bị tổn thương dẫn tới chậm hoặc không liền xương, thậm chí là tiêu xương gây ảnh hưởng tới việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh. 

Ngoài ra, gãy xương sên còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Chèn ép căng da hoặc rách da.

– Chèn ép bó mạch – thần kinh chày sau.

– Hoại tử, nhiễm trùng da.

– Hoại tử vô mạch.

– Can lệch.

– Thoái hóa khớp thứ phát.

– Viêm khớp cổ chân và khớp sên gót.

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị gãy/vỡ xương sên, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời. 

V – Cách điều trị gãy xương sên hiệu quả và an toàn

Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh bằng cách chụp X – quang hoặc MRI, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương gãy xương sên để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

1. Điều trị bảo tồn

Điều trị gãy xương sên bằng phương pháp tồn được sử dụng trong trường hợp gãy xương nhẹ, xương sên gãy ít hoặc không di lệch. Bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh hình hoặc bó bột cố định xương.

Người bệnh kết hợp uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo toa thuốc của bác sĩ kê đơn.

2. Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: Phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả; gãy thân xương sên di lệch nhiều; gãy cổ xương sên di lệch và gãy trật xương sên.

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để kết hợp xương sên bị gãy; thậm chí một trường hợp bệnh nhân còn cần phải thực hiện phẫu thuật hàn khớp.

Bị gãy xương sên có nguy hiểm khôngPhương pháp nắn chỉnh hình hoặc bó bột được sử dụng trong trường hợp gãy xương sên nhẹ ít di lệch.

Thời gian điều trị và phục hồi xương sên bị gãy ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chấn thương và tuổi tác, sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những người trẻ khỏe, xương sên gãy có thể phục hồi sau 3-4 tuần điều trị; nhưng với những người già hoặc người có sức khỏe yếu thì thời gian có thể lâu hơn, từ 6-8 tuần.

VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương sên

Để quá trình liền xương sen diễn ra nhanh chóng hơn, khi chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương sên, các bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Lưu ý quan trọng hàng đầu là tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ: Về việc sử dụng thuốc, thời gian tái khám.

– Tránh đi lại nhiều, vận động mạnh, đặc biệt là ở bên chân bị gãy xương sên.

– Nên kê chân cao khi ngủ hoặc ngồi.

– Cho bệnh nhân ăn uống đa dạng, đủ dưỡng; tăng chế độ ăn giàu canxi như, tôm, cua, các loại thịt, cá, các loại đậu, rau xanh… 

– Có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc phòng trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ canxi giúp xương mau liền và phục hồi. 

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Cách điều trị gãy xương sênViên uống canxi NextG Cal của Úc

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương sên hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí