Là nơi bảo vệ các cơ quan ở trong lồng ngực nên khi bị gãy xương ức thường kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như xuất huyết, tổn thương tim, dập phổi, bầm tím mô phổi… Cùng NextG Cal tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của chấn thương gãy xương ức để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhé!
Hình ảnh gãy xương ức.
Nội dung:
I – Vị trí xương ức ở đâu?
Xương ức hay xương lồng ngực là loại xương dài, thẳng, dẹp, nằm ở chính giữa lồng ngực. Xương ức liên kết với các xương sườn tạo thành mặt trước của lồng ngực, giúp bảo vệ phổi, tim và các mạch máu lồng ngực khỏi bị tổn thương.
Xương ức là loại xương dài, thẳng, dẹp, nằm ở chính giữa lồng ngực.
Gãy xương ức là chấn thương hiếm gặp, chỉ xảy ra khi có chấn thương mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ngực và bụng.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của chấn thương, xương lồng ngực có thể bị nứt, vỡ, tách rời hoặc còn bám dính vào thân. Phần giữa xương ức thường khó gãy, chủ yếu chấn thương xảy ra ở góc ngoài – vị trí tiếp giáp với xương sườn.
II – Nguyên nhân gãy xương lồng ngực
Các nguyên nhân gây gãy xương ức gồm:
– Đa phần các trường hợp gãy xương lồng ngực là do chấn thương tác động trực tiếp đến lồng ngực, chủ yếu liên quan đến tai nạn giao thông.
Ngoài ra, gãy xương ức cũng có thể do:
– Té, ngã từ trên cao xuống.
– Va chạm giữa xe và người.
– Va chạm trong thể thao, nhất là các môn thể thao mạnh.
Bạn có nguy cơ cao bị chấn thương gãy xương lồng ngực khi:
– Bị gù cột sống.
– Phụ nữ trong thời gian mãn kinh.
– Người cao tuổi.
– Sử dụng steroid trong thời gian dài.
Chấn thương gãy xương ức chỉ xảy ra khi có chấn thương mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ngực và bụng.
III – Biểu hiện bị gãy xương ức
Bệnh nhân bị gãy xương lồng ngực thường có các biểu hiện sau:
– Cảm giác căng và đau nhức dữ dội ở vùng ngực.
– Đau xương ức bên phải và bên trái khi hít thở, việc hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn.
– Cơn đau nặng và nghiêm trọng hơn khi bạn hít thở sâu, cười hoặc ho.
– Người bệnh khó đứng thẳng.
– Khó khăn khi di chuyển cánh tay hoặc nâng vật nặng.
Triệu chứng bị gãy xương ức phổ biến là đau nhức dữ dội ở vùng ngực.
– Sưng tấy, bầm tím ở vùng ngực.
– Khó thở.
– Da mặt xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
( → Xem thêm: Gãy xương cụt (xương cùng cụt): Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị)
IV – Bị gãy xương ức có nguy hiểm không?
Là nơi bảo vệ các cơ quan ở trong lồng ngực nên khi bị gãy xương lồng ngực thường kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như xuất huyết, tổn thương tim, dập phổi, bầm tím mô phổi…
Chấn thương gãy xương ức còn có thể gây ra các biến chứng ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể:
– Biến chứng ngắn hạn thường gặp nhất là đau ngực, có thể kéo dài từ 8 – 12 tuần. Cơn đau ngăn bạn không dám do vì cảm giác đau sẽ nặng hơn. Điều này khiến cơ thể không thể tự làm sạch dịch tiết từ phổi một cách tự nhiên dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ở ngực.
Chấn thương gãy xương lồng ngực thường kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như xuất huyết, tổn thương tim, dập phổi, bầm tím mô phổi…
– Chấn thương gãy xương ức cũng có thể khiến tim và mô phổi bị thâm tím và tụ máu. Về lâu dài, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nếu xương lồng ngực không lành lại.
– Hiện tượng khớp giả/pseudarthrosis dẫn đến đau đớn dữ dội và có thể cần phải phẫu thuật để giải quyết.
– Trong quá trình hồi phục, người bệnh bị hạn chế cử động cánh tay, do đó vài tuần sau điều trị có thể cảm thấy cứng và đau ở vai, cột sống.
V – Cách chữa trị gãy xương ức hiệu quả và an toàn
Sau khi thăm khám và chẩn đoán gãy xương ức, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị gãy xương ức phù hợp. Cụ thể:
1. Trường hợp nhẹ
Đối với trường hợp gãy xương lồng ngực nhẹ, người bệnh cần băng cố định vùng ngực để cố định xương đồng thời giảm sưng và giảm đau.
Một số thuốc giảm đau không kê đơn cũng được bác sĩ sử dụng như paracetamol, ibuprofen. Người bệnh kết hợp nghỉ ngơi để chờ xương hồi phục.
2. Trường hợp nặng
Đối với trường hợp chấn thương gãy xương ức nặng, phương pháp băng cố định vùng ngực không hiệu quả, bác sĩ có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để cố định lại vị trí của xương lồng ngực.
Vậy gãy xương ức bao lâu hồi phục? Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chấn thương, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.
Đa phần bệnh nhân gãy xương ức có thể hồi phục sau khoảng 10 tuần điều trị.
Đa phần bệnh nhân gãy xương lồng ngực có thể hồi phục sau khoảng 10 tuần điều trị. Nếu trường hợp phải phẫu thuật xương ức thì thời gian điều trị và phục hồi xương có thể sẽ lâu hơn.
VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương ức
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân gãy xương ức, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
– Cho người bệnh uống thuốc theo đúng đơn thuốc bác sĩ đã kê toa.
– Tái khám đúng hẹn để theo dõi quá trình phục hồi xương ức bị gãy.
– Chỉ cho bệnh nhân đi lại và tập vận động khi được bác sĩ cho phép.
– Không để bệnh nhân vận động mạnh hoặc làm các công việc nặng liên quan đến xương lồng ngực khi xương chưa phục hồi hoàn toàn.
– Có chế độ ăn uống đa dạng, khoa học và đủ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B6, B12, sắt, magie, kẽm và phosphat trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá, không uống bia, rượu, cà phê, nước ngọt có ga; kiêng ăn mỡ động vật, bánh kẹo ngọt, đồ ăn có lượng dầu mỡ cao…
Do người bị gãy xương ức cần bổ sung một lượng lớn canxi để xương mau liền nên việc bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày có thể sẽ không đáp ứng đủ. Lúc này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung canxi.
Viên uống canxi NextG Cal là thuốc bổ sung canxi, được dùng cho các trường hợp thiếu canxi và người bị loãng xương. Đây là canxi hữu cơ dạng MCHA nên rất dễ hấp thu.
Viên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho quá trình phục hồi xương bị gãy.
NextG Cal được chiết xuất từ xương bò non của Úc giàu canxi và photpho, kết hợp với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển canxi tới tận mô xương.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương ức hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.