Gãy xương cổ chân nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại và sinh hoạt. Chính vì vậy, trong bài viết này, NextG Cal sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần biết và quan trọng về chấn thương gãy xương cổ chân và cách điều trị.
Gãy xương cổ chân ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại và sinh hoạt.
Nội dung:
I – Cấu tạo xương cổ chân
Xương cổ chân được thành từ 3 xương chính là xương chày, xương mác và xương sên. Trong đó, xương mác và xương chày có cấu trúc cụ thể tạo nên mắt cá chân trong, ngoài và sau.
Hai khớp liên quan chặt chẽ đến xương cổ chân là khớp cổ chân và khớp bất động sợi. Trong đó khớp cổ chân là nơi gặp nhau của xương chày, xương mác và xương sên; còn khớp bất động sợi là các dây chằng nối giữa xương chày và xương mác. Các dây chằng này giúp khớp cổ chân ổn định.
Hình ảnh xương cổ chân.
Bị gãy xương cổ chân là tình trạng một hoặc nhiều xương thuộc vùng cổ chân bị tổn thương. Gãy xương cổ chân được phân thành nhiều loại khác như: gãy phạm khớp (đường gãy thông vào khớp); gãy không phạm khớp (đường gãy không thông vào khớp); gãy một xương cổ chân hoặc nhiều xương cổ chân…
II – Nguyên nhân gãy xương cổ chân
Gãy/nứt xương cổ chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chấn thương này thường xảy ra ở mắt cá ngoài của xương mác và mắt cá trong hoặc sau của xương chày. Các nguyên nhân chính gây gãy xương cổ chân đó là:
– Xương cổ chân chịu tác động lớn khi tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…
– Bị vấp ngã.
– Lực vặn hoặc xoắn khớp cổ chân quá lớn.
– Ngoài ra, gãy/rạn xương cổ chân còn có thể liên quan đến một số bệnh lý như loãng xương, u xương,…
Xương cổ chân chịu tác động lớn khi tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt là nguyên nhân chính gây gãy xương cổ chân.
III – Biểu hiện của gãy xương cổ chân
Nhận diện chính xác dấu hiệu gãy xương cổ chân sẽ giúp bạn có cách xử lý và sơ cứu đúng cách, kịp thời. Các dấu hiệu bị gãy xương cổ chân bao gồm:
– Triệu chứng bị gãy xương cổ chân phổ biến nhất là đau nhức dữ dội ở vùng cổ chân, cơn đau tăng lên khi di chuyển hoặc chạm vào.
– Các triệu chứng gãy xương cổ chân tiếp theo là sưng và bầm tím ở vị trí bị tổn thương.
– Di chuyển hạn chế hoặc không thể di chuyển.
– Vùng cổ chân bị biến dạng.
Đau nhức dữ dội ở vùng cổ chân, cơn đau tăng lên khi di chuyển hoặc chạm vào là triệu chứng khi bị gãy xương cổ chân.
IV – Bị gãy xương cổ chân bao lâu thì lành?
Bị gãy xương cổ chân bao lâu thì khỏi và lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ chấn thương, kiểu gãy, phương pháp điều trị, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thời gian trung bình để xương cổ chân gãy phục hồi và liền vững là khoảng 3-4 tháng. Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, bị loãng xương hoặc có có sức đề kháng yếu thì gian xương cổ chân bị gãy phục hồi sẽ chậm hơn so với các bệnh nhân khỏe mạnh bình thường.
Thời gian trung bình để xương cổ chân gãy phục hồi và liền vững là khoảng 3-4 tháng.
V – Cách chữa trị gãy xương cổ chân hiệu quả và an toàn
Ngoài thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán và định hướng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, trong đó có X quang xương cổ chân.
Căn cứ theo kết quả chẩn đoán và gãy xương cổ chân của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, gãy xương cổ chân sẽ có 2 hướng điều trị như sau:
1. Điều trị không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân gãy xương cổ chân nhẹ, ít di lệch hoặc không di lệch.
Bác sĩ thường điều trị bằng cách nẹp cố định hoặc bó bột, bệnh thường phải cố định gãy xương cổ chân bất động trong khoảng 6 tuần.
2. Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi gãy xương cổ chân nặng, phức tạp và bị di lệch nhiều. Tuỳ thuộc vào vết gãy, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp đóng đinh nội tủy, nẹp vít hoặc cố định ngoài để kết hợp xương.
Để hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol, Meloxicam, Diclofenac, Celecoxib,…
Phẫu thuật gãy xương cổ chân có thể gây một số biến chứng như: Nhiễm trùng, đau, chảy máu, viêm khớp, tổn thương mạch máu, gân cơ hay các dây thần kinh.
Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi gãy xương cổ chân nặng, phức tạp và bị di lệch nhiều.
VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương cổ chân
Bệnh nhân gãy xương cổ chân được chăm sóc tốt sẽ giúp xương mau liền và nhanh chóng đi lại được. Chính vì vậy khi chăm sóc người bị gãy xương cổ chân, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Tuân thủ việc tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình liền xương.
– Cần nâng chân bị thương cao hơn hoặc ngang mức tim để giảm sưng.
– Không để khu vực nẹp hoặc băng bột bị ướt.
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tránh căng thẳng mệt mỏi.
– Không cố gắng nâng hoặc mang vác đồ nặng khi xương cổ chân bị gãy chưa liền vững.
– Chỉ được phép tập luyện phục hồi chức năng sau gãy xương cổ chân khi bác sĩ chỉ định.
– Gãy xương cổ chân kiêng ăn gì? Bệnh nhân đang điều trị gãy xương cổ chân nên tránh các đồ nhiều dầu mỡ; bánh kẹo ngọt, socola; uống bia, rượu, đồ uống chứa caffeine; trà đặc; nước ngọt; đồ uống có ga…
Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, photpho, protein, vitamin, khoáng chất và axit folic trong các bữa ăn hàng ngày.
– Uống thuốc canxi: Người bệnh được cung cấp đủ canxi sẽ giúp rút ngắn thời gian xương cổ chân bị gãy hồi phục. Do đó, ngoài chế độ ăn giàu canxi, bác sẽ thường chỉ định bệnh nhân cần bổ sung thêm canxi đường uống dạng viên để thúc đẩy nhanh quá trình lành xương.
Viên uống canxi NextG Cal của Úc
NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về chấn thương gãy xương cổ chân hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.