Bà bầu bị mỏi chân khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến công việc cuộc sống và tâm lý của mẹ bầu. Đọc ngay bài viết này để biết chính xác nguyên nhân và cách khắc phục hiệu tình trạng này, giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nội dung:
I. Triệu chứng nhức mỏi chân khi mang thai
Tình trạng nhức mỏi bắp chân xảy ra chủ yếu từ giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối.
Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu có thể bị kèm theo sưng nề và phù, đa phần, các mẹ sẽ bị đau vào ban đêm.
Bà bầu bị nhức mỏi chân trong thai kỳ
Trong đa số các trường hợp, bà bầu nhức mỏi chân tay sẽ cảm thấy tê mỏi và châm chích như kiến bò ở các đầu đầu ngón tay, ngón chân.
Trong một số trường hợp, bà bầu bị mỏi chân tay nặng có thể kèm theo cảm giác nóng hoặc đau nhức chân tay.
Các triệu chứng này liên tục xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân, thậm chí có thể xuất hiện ở hông, đùi và thắt lưng.
Cảm giác nhức mỏi chân tay khi mang thai có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng nhiều hơn là sau khi ngủ dậy, mẹ bầu cầm nắm vật dụng quá lâu hoặc đứng/ngồi ở một tư thế trong thời gian dài.
II. Vì sao có bầu bị mỏi chân?
Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng mỏi chân khi mang thai là do tắc nghẽn mạch máu tại rãnh tay và chân khiến hoạt động tuần hoàn máu kém hiệu quả, đồng thời tăng áp lực lên các chi.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác khiến bà bầu bị nhức chân như:
1. Tăng cân khiến mẹ bầu nhức mỏi bắp chân
Khi mang thai, mẹ bầu có xu hướng tăng cân nhanh kèm theo phù nề.
Điều này khiến áp lực mạch máu tăng cao khiến tuần hoàn máu bị ứ trệ dẫn đến mẹ bầu có cảm giác bị tê và nhức mỏi chân tay.
2. Do tình trạng chuột rút khi mang sai gây ra
Tình trạng tích tụ Acid Lactic hoặc thiếu hụt canxi khi mang thai sẽ gây ra các cơn co thắt cơ (chuột rút) khiến bà bầu bị nhức mỏi chân.
Mẹ bầu cũng có thể bị chuột rút khi đi lại quá nhiều, ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế.
3. Mẹ bầu nhức mỏi bắp chân do chế độ ăn uống
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến phụ nữ có bầu mỏi chân đó là do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
Sự thiếu hụt của nước, axit folic, các vitamin như B1, B2 và các khoáng chất như magie, canxi có thể là nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi bủn rủn tay chân:
– Canxi: Đây là khoáng chất thiết yếu cho cả thai phụ và thai nhi, giúp xương chắc khỏe và giảm đau nhức. Trung bình bà bầu cần khoảng 800 – 1500mg canxi/ngày tùy theo từng giai đoạn thai kỳ.
– Magie: Có tác dụng bảo vệ thai phụ khỏi nguy cơ bị đẻ non, tiền sản giật. Mẹ bầu bị thiếu Magie cũng là tăng nguy cơ bị nhức mỏi chân khi mang thai.
– Nước: Khi cơ thể bị thiếu nước, quá trình trao đổi chất bị đình trệ gây ứ đọng Lactate dẫn đến đau nhức cơ xương.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ từ Úc: TẠI ĐÂY
4. Vận động sai tư thế khiến chân mỏi
Phụ nữ mang thai ngồi, đứng hoặc nằm sai tư thế có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép.
Hậu quả là lượng máu và oxy lưu thông tới các chi giảm gây ra tình trạng đau nhức và tê mỏi chân tay ở mẹ bầu.
Bên cạnh đó, khi thai nhi ngày một lớn và bụng bầu ngày một to, khả năng vận động của mẹ bầu vì vậy cũng hạn chế hơn.
Điều này cũng làm giảm tuần hoàn máu, nhất là ở các vùng ngoại vi như chân và tay gây nhức mỏi tê bì.
5. Do giãn tĩnh mạch khi mang bầu
Nhu cầu oxy và dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ khiến cơ thể đẩy mạnh sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn.
Điều này làm tăng áp lực lên thành mạch làm kéo giãn tĩnh mạch khiến mẹ bầu nhức mỏi chân về đêm khi mang thai.
Tình trạng nhức mỏi chân tăng lên vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ do lúc này thai phụ tăng cân nhiều.
6. Do tình trạng thay đổi hormone
Sự thay đổi hormon trong cơ thể người mẹ khi mang thai là một trong các yếu tố gây ra hội chứng ống cổ tay.
Điều này dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị mỏi chân, tê ở bàn tay và cánh tay.
7. Do bệnh lý
Hiện tượng mang thai bị nhức mỏi chân tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu gặp một số vấn đề sức khỏe như béo phì, đái tháo đường, thiếu máu, tăng lipid máu, rối loạn thần kinh…
Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để có những tư vấn cụ thể.
III. Bầu bị mỏi chân có sao không?
Tình trạng mỏi chân khi mang thai tháng gây nhiều tác động tới cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể:
1. Tác động tới mẹ
Mẹ bầu mỏi chân tay là hiện tượng phổ biến và thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, cảm giác nhức mỏi chân tay liên tục xuất hiện khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi, nhất là về đêm.
Trường hợp tình trạng mỏi chân khi mang bầu nặng hơn, mẹ bầu có thể bị mất ngủ, chán ăn gây mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý.
2. Tác động tới thai nhi
Nhức mỏi chân tay khi mang bầu còn có thể là triệu chứng của tiền sản giật – một biến chứng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Các triệu chứng của tiền sản giật thường là tăng tăng huyết áp, phù và protein niệu.
Nhức mỏi chân khi mang thai còn có thể là triệu chứng cảnh báo tiền sản giật
Trường hợp nặng còn có thể kèm mệt mỏi, thiếu máu, các dấu hiệu thần kinh, tiêu hóa, thị giác và tràn dịch đa màng.
Do đó, nếu tình trạng có bầu mỏi chân tay trở nặng, các mẹ cần chú ý dự phòng tiền sản giật và các biến chứng để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
IV. 4 mẹo chữa nhức mỏi chân khi có bầu
Để cải thiện tình trạng có bầu mỏi chân tay, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, xoa bóp chân tay kết hợp vận động nhẹ nhàng. Cụ thể:
1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tê mỏi chân tay ở bà bầu là khi:
– Uống đủ nước:
Mẹ bầu nên đảm bảo uống đủ khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày.
– Tăng cường thực phẩm giàu canxi:
Thai phụ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa, tôm, cua, rau cải, đậu phụ, rau dền…
Thai phụ bị đau lưng mỏi chân khi mang thai cần ăn uống đủ chất, đặc biệt là canxi.
Cơ thể được cung cấp đủ canxi giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng đau mỏi chân khi mang thai.
– Bổ sung thêm ngũ cốc:
Các loại ngũ cốc như khoai lang, ngô, yến mạch, gạo lứt rất giàu vitamin C,E,P có tác dụng bảo vệ tĩnh mạch, hạn chế đau nhức và mỏi bắp chân khi mang thai.
– Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần chú trọng bổ sung thêm chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng khác.
Đọc thêm về: Cách bổ sung canxi cho mẹ bầu
2. Xoa bóp bắp chân thường xuyên
Xoa bóp bắp chân thường xuyên cũng là cách chữa nhức mỏi chân cho bà bầu đơn giản – hiệu quả.
Hoạt động xoa bóp và massage giúp kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau nhức chân và an thần.
Xoa bóp chân giúp giảm nhức mỏi chân cho mẹ bầu.
Khi xoa bóp chân, mẹ bầu có thể dùng tinh dầu bạc hà, oải hương, cúc hoặc ngâm chân cùng các thảo dược như chanh, sả, gừng, muối để tăng hiệu quả.
3. Áp dụng các bài tập khi có thai
Để cải thiện cảm giác chân tay mỏi rã rời khi mang thai, các mẹ có thể thực hiện vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp. Một số bài tập mẹ bầu có thể tham khảo gồm:
– Xoay mắt cá chân:
Tác dụng của bài tập này là tăng tuần hoàn và lưu lượng máu đến bàn chân, từ đó giảm sưng và đau nhức. Cách thực hiện như sau:
Tập luyện giúp giảm đau nhức mỏi chân tay cho mẹ bầu
+ Mẹ bầu nằm trên giường và sử dụng một chiếc gối mềm để kê chân.
+ Từ từ kéo 1 chân về phía mặt, bàn chân uốn cong.
+ Tiếp đó mẹ bầu xoay các ngón chân từ từ ra xa.
– Căng da bắp chân:
Bài tập này giúp kéo giãn cơ bắp chân, cải thiện đau chân do tăng cân, đi giày dép sai cách hoặc cơ địa yếu. Các bước thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị ở tư thế đứng quay mặt vào tường, hai tay đặt lên tường.
+ Lấy 1 chân đặt lên tường sau đó dựa vào tường rồi kéo chân thẳng.
+ Giữ yên ở tư thế này khoảng 20 – 30 giây.
+ Thực hiện tương tự với chân còn lại.
4. Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp khi có thai
Bà bầu bị mỏi bắp chân nên dành thời gian để nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng hoặc vận động quá sức.
Đồng thời nên thay đổi tư thế nằm ngủ, sử dụng gối kê cao chân kết hợp vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông đến chân tốt hơn.
Phụ nữ có bầu bị mỏi chân tay nên hạn chế đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.
Mẹ bầu bị nhức mỏi chân tay nên dành thời gian nghỉ ngơi
Thỉnh thoảng lên đứng lên đi lại nhẹ nhàng để thư giãn cơ xương và tăng cường sức khỏe.
Riêng với các mẹ bầu làm công việc văn phòng, hãy chú ý đứng lên đi lại sau khoảng 1-2 tiếng để tránh bị căng cơ và đau nhức mỏi chân tay.
Đọc thêm: Bà bầu bị đau hông: Nguyên nhân và cách chữa trị
V. Khi nào mẹ bầu bị mỏi chân nên đến gặp bác sĩ?
Bà bầu bị nhức mỏi chân tay nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng đau nhức không thuyên giảm dù đã tự khắc phục hoặc xuất hiện liên tục và có dấu hiệu trở nặng.
Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn hỗ trợ điều trị phù hợp cho mẹ dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng bà bầu bị tê mỏi chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như: u xơ tử cung, tụ máu ở chân…
Do vậy, các mẹ nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng đau mỏi chân không thuyên giảm
Đặc biệt, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng mỏi chân tay khi mang thai kèm theo các triệu chứng dưới đây:
– Phù nề tay chân và vùng mắt đột ngột.
– Mờ mắt hoặc chóng mặt.
– Đau đầu dữ dội.
– Khó thở.
– Không tỉnh táo.
Mẹ bầu có thể nhận thêm tư vấn trực tiếp từ dược sĩ ngay tại đây:
Hỏi ngay dược sĩ tại đây
VI. Cách phòng ngừa mỏi chân khi mang thai
Để phòng ngừa bị mỏi chân khi mang thai, các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi điều đồ, ăn uống đủ chất, luyện tập hợp lý và giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ:
– Dinh dưỡng: Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương khớp như vitamin D, canxi, magie, photpho. Uống đủ nước, hạn chế ăn muối, tránh xa bia, rượu, cà phê, nước chè…
– Nghỉ ngơi: Không nên làm việc quá sức, sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm, hạn chế tối đa ngủ muộn.
Tinh thần vui vẻ giúp hỗ trợ mẹ bầu phòng ngừa tình trạng đau mỏi chân hiệu quả
– Vận động: Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng cách tập yoga, thiền, đi bộ, bơi lội… để tăng lưu thông khí huyết cũng như sức khỏe và độ dẻo dai cho xương khớp.
– Yếu tố tinh thần: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời suy nghĩ lạc quan để giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
Tình trạng bà bầu bị mỏi chân khi mang thai thường không đáng lo ngại và có thể thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu đau mỏi chân tay khi mang thai kèm theo phù hề, đau đầu dữ đội, khó thở, mờ mắt hoặc chóng mặt thì mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.