Bầu ăn vú sữa được không? Có tốt cho mẹ và bé?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Nhiều chị em cảm thấy e ngại không biết bà bầu ăn vú sữa được không, vì theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng ăn loại quả này có thể gây nóng trong người. Để giúp bà bầu có thể yên tâm vú sữa trong thai kỳ, canxi hữu cơ NextG Cal sẽ chia sẻ cho chị em cách ăn loại quả này an toàn, tốt cho cả mẹ và bé trong thời gian thai kỳ.

I. Thành phần dinh dưỡng của quả vú sữa

Quả vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainito, có nguồn gốc từ Caribê.

bầu ăn vú sữa được không

Quả vú sữa dồi dào dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt quả vú sữa có chứa các thành phần dinh dưỡng như:  Calo, Protein, Carbohydrate, Chất béo, Đạm, chất xơ, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2,…. Ngoài ra, vú sữa còn chứa flavonoid, tannis, terpenoid,…

Với thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dồi dào, ăn quả vú sữa giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ sức khỏe xương khớp…

II. Bà bầu ăn vú sữa được không?

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn vú sữa dễ gây nóng trong người nên nhiều mẹ bầu lo ngại không biết có bầu ăn vú sữa được không, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu. 

Câu trả lời cho thắc mắc trên là “Được”, nhưng mẹ bầu cần chú ý ăn với lượng vừa đủ và tránh lạm dụng ăn quá nhiều.

bà bầu ăn vú sữa được không

Bà bầu ăn quả vú sữa được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vú sữa là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Quả vú sữa sữa chứa hàm lượng calo thấp nên mẹ bầu có thể là món ăn tráng miệng sau bữa ăn.

Ngoài ra, loại quả này rất giàu chất xơ giúp giảm tình trạng táo bón và bảo vệ mẹ bầu khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các vitamin và khoáng chất trong vú sữa cũng mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Đọc thêm: Bầu ăn su hào được không?

III. 7 Công dụng của vú sữa khi mang thai

Không chỉ được mẹ bầu yêu thích vì vị ngọt thanh thơm ngon, quả vú sữa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ như:

1. Tốt cho xương khớp của mẹ bầu

Chuột rút và các cơn đau mỏi cơ do thiếu canxi là nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu trong thai kỳ.

Thật may mắn khi trong quả vú sữa có chứa hàm lượng canxi và phốt pho – đây là 2 khoáng chất tuyệt vời giúp hệ xương luôn chắc khỏe.

bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không

Bà bầu ăn vú sữa tốt cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé

Không chỉ tốt cho xương khớp của mẹ bầu, lượng canxi có trong quả vú sữa còn hỗ trợ quá trình hình thành hệ xương cho thai nhi.

Bổ sung canxi và photpho đầy đủ giúp thai phụ tránh bị chuột rút, đau lưng, tê tay chân. Đối với thai nhi, canxi và photpho giúp chế nguy cơ bị còi xương bẩm sinh sau sinh. 

NextG Cal là canxi hữu cơ của Úc được chiết xuất từ xương bò non.

Ngoài canxi, phốt pho, sản phẩm còn có thêm các chất khoáng như magie, mangan, kẽm, sắt, kali… tham gia vào quá trình khoáng hoá của xương.

2. Phòng tránh tình trạng tăng cân quá đà

Quả vú sữa giàu chất xơ nhưng chứa ít chất béo, hỗ trợ các bà bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Mẹ bầu muốn tăng cân ở mức hợp lý trong thai kỳ nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của em bé thì đừng quên ăn vú sữa nhé.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Rất nhiều loại vitamin như: A, B1, B1, C được tìm thấy trong quả vú sữa.

có bầu ăn vú sữa được không

Các vitamin có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu, giảm nguy cơ  mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên mẹ bầu ăn vú sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt, hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai và khắc phục tình trạng này cùng nhiều vấn đề tiêu hóa  khác.

Mặt khác, thai phụ ăn vú sữa giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác như ung thư ruột kết.

5. Ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ

Bà bầu ăn quả vú sữa có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ vì loại quả này có hàm lượng chất xơ cao.

mẹ bầu ăn vú sữa được không

Thông tin này cũng là giải đáp cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn vú sữa được không.

6. Phòng thiếu máu khi mang thai

Quả vú sữa có hàm lượng sắt cao (400mcg/100g vú sữa) có tác dụng kích hoạt các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đều đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Vì vậy mẹ bầu ăn vú sữa phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong cả thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu.

7. Làm đẹp da

Thành phần vitamin C tìm thấy trong quả vú sữa có khả năng làm giảm thâm nám và sáng da.

Bên cạnh đó, vitamin C còn kích thích sản sinh, giảm hình thành mụn giúp làn da mẹ bầu mịn màng hơn trong cả thai kỳ.

IV. Hướng dẫn mẹ bầu cách ăn vú sữa đúng

Như thông tin ở trên, mẹ bầu được ăn vú sữa nhưng cần chú ý ăn với lượng hợp lý và vừa phải. Cụ thể:

– Lượng ăn: Một ngày các mẹ chỉ nên ăn khoảng 100 – 200g vú sữa.

bầu ăn vú sữa

– Tần suất: 1 tuần ăn vú sữa 2-3 lần, không nên ăn liên tục trong cả tuần. Thay vì liên tục ăn quả vú sữa, các mẹ nên luân phiên ăn các loại hoa quả giàu dinh dưỡng khác để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hai mẹ con. 

– Thời điểm ăn: Nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút, không nên ăn lúc đói.

– Ăn vú sữa chín: Quả vú sữa xanh có nhiều mủ và vị chát có thể gây khó tiêu. Do đó, mẹ chỉ nên ăn khi quả vú sữa đã chín và còn tươi.

– Không ăn sát phần vỏ: Không nên ăn sát phần vỏ của quả vú sữa vì chứa nhiều chất gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

V. Những sai lầm khi mẹ bầu ăn vú sữa

Một số sai lầm của mẹ bầu khi ăn vú sữa bao gồm: 

– Ăn quá nhiều: Mẹ bầu ăn vú sữa trong thai kỳ nếu ăn nhiều hơn 200g vú sữa mỗi ngày có thể dẫn đến các tác hại không mong muốn.

bầu 3 tháng ăn vú sữa được không

Không nên ăn quá nhiều vú sữa và ăn sát phần vỏ

– Ăn sát phần vỏ: Vỏ của vú sữa chứa rất nhiều mủ nhựa, gây táo bón, khó tiêu cho mẹ bầu. Do đó, khi ăn các mẹ nên chú ý tránh gọt quá sát phần vỏ ngoài dễ dính nhựa chát, gây khó ăn và ảnh hưởng đến tiêu hóa.

– Với các mẹ bầu có cơ địa dễ dị ứng: Nên ăn thử một lượng nhỏ vú sữa trước để giúp biết được cơ địa có dị ứng vú sữa hay không. Trường hợp dị ứng vú sữa có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

– Với các mẹ bầu thường xuyên nóng trong người: Thay vì ăn vú sữa, mẹ nên ăn các loại quả có tính mát, kết hợp uống nhiều nước lọc giải nhiệt.

VI. Một số lưu ý khác về ăn vú sữa khi mang thai

Ngoài việc không nên ăn quá nhiều, khi ăn vú sữa trong thai kỳ các mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khác dưới đây:

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng dùng và tần suất ăn quả vú sữa phù hợp.

bầu ăn quả vú sữa được không

– Nếu thấy nóng trong người khi ăn vú sữa, các mẹ nên thay bằng các loại hoa quả có tính mát và dễ tiêu hóa như chuối, dâu tây, cherry… 

– Nên chọn quả vú sữa tươi, vẫn nguyên cuống, vỏ bóng và đàn hồi khi bóp nhẹ.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn vú sữa được không là CÓ các mẹ nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ các mẹ nên  chú ý ăn đúng cách theo hướng dẫn ở trên. 

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết