Rau dền là thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với thai phụ, trước khi ăn bất kỳ thức nào cũng đều băn khoăn không biết có nên ăn không, và rau dền cũng không phải ngoại lệ. Cùng tìm hiểu xem bà bầu ăn rau dền được không ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Bà bầu ăn rau dền được không?
Rau dền là loại rau quen thuộc trong các bữa cơm gia đình Việt, gồm có nhiều loại như: Rau dền đỏ, rau dền trắng, rau dền cơm và rau dền có gai.
Phụ nữ có thai ăn rau dền được không?
Đây là loại rau có vị ngọt mát, sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao,khá lành tính và tốt cho sức khỏe.
Vậy có bầu ăn rau dền được không? Câu trả lời chắc chắn là có các mẹ nhé.
Tuy nhiên, khi ăn loại rau này các mẹ cần lưu ý ăn với lượng và tần suất vừa phải (khoảng 200g/lần, 1 tuần từ 2-3 bữa).
Theo nghiên cứu, trong 100g rau dền có các dưỡng chất với giá trị như: Năng lượng, Folate, Đồng, Chất béo, Chất xơ,…
II. Tác dụng của rau dền với phụ nữ mang thai
Với hàm lượng dưỡng chất trong bảng dinh dưỡng trên, nếu bà bầu ăn rau dền đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và con:
1. Chữa trị mụn nhọt
Nhiều mẹ bầu gặp phải vấn đề mụn nhọt khi mang bầu nên mất tự tin trong giao tiếp.
Thật may khi rau dền có thể hỗ trợ cải thiện mụn nhọt, các mẹ chỉ cần rửa sạch rau dền, ngâm trong nước muối pha loãng rồi giã nát.
Đắp hỗn hợp rau dền lên các nốt mụn nhọt sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát.
2. Ngăn tình trạng dị tật ở thai nhi
Axit folic tìm thấy trong rau dền là nhóm chất quan trọng, ngoài việc giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi nhóm chất này còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não bộ của bé.
3. Hỗ trợ mẹ bầu dễ sinh hơn
Các loại vitamin tìm thấy trong rau dền giúp tăng sức khỏe và đề kháng cho người mẹ dễ sinh hơn.
4. Tránh tình trạng táo bón, nóng trong người
Rau dền có vị mát nên khi ăn vào giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả.
Chất xơ trong rau dền khi dung nạp vào cơ thể giúp phòng tránh và giảm tình trạng táo bón trong thai kỳ.
5. Bổ sung canxi cho mẹ và bé
Thiếu canxi khiến mẹ bầu gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như tê buồn chân tay, mỏi cơ, chuột rút.
Theo nghiên cứu, trong 100g rau dền có chứa 47mg canxi, hàm lượng cao hơn cả so với sữa bò.
Không chỉ vậy, rau dền còn có vitamin K và nhiều kháng chất khác giúp hỗ trợ hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
Để đảm bảo nhu cầu canxi khi mang thai, các mẹ nên bổ sung canxi đường uống đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng, giàu canxi.
Canxi hữu cơ NextG Cal là viên uống được nhập khẩu từ Úc.
Với thành phần chiết xuất từ xương bò non nên dễ hấp thu cùng với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, phòng ngừa nguy cơ thiếu canxi cho mẹ bầu.
6. Ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu
Mẹ bầu ăn rau dền còn giúp sbổ sung một lượng sắt cần thiết cho cơ thể hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai.
Ngoài ra, ăn rau dền còn giúp cung cấp chất beta – carotene có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
III. Một số món ăn rau ngon từ rau dền cho mẹ
Với rau dền, các mẹ có thể chế biến ra khá nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, bao gồm:
1. Rau dền xào tỏi
Rau dền xào tỏi là món ăn không còn quá xa lạ với rất nhiều người, tuy nhiên để có thể chế biến món ăn này một cách thơm ngon và chuẩn vị nhất, các mẹ cần lưu ý tới 1 số vấn đề sau:
Các nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 200g rau dền; tỏi, dầu ăn, muối.
Sau khi đã có đủ nguyên liệu, các mẹ có thể làm theo hướng dẫn sau:
– Rau dền nhặt và rửa sạch với nước.
– Bóc bỏ vỏ tỏi rồi đem đập dập.
– Cho dầu vào tỏi cùng dầu ăn rồi phi thơm lên.
– Tiếp đó cho rau dền vào xào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
– Xào khoảng 2-3 phút cho tới khi thấy rau chín mềm thì tắt bếp.
Đọc thêm: Bầu ăn kim chi được không?
2. Canh rau dền nấu tôm khô
Rau dền nấu tôm khô cũng được xem là món ăn khá hấp dẫn và được nhiều người ưa thích. Với món canh rau dền nấu tôm khô, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn: Rau dền; tôm khô; tỏi, hành, bột canh, đường, tiêu, nước mắm.
Quy trình nấu món canh rau dền tôm khô:
– Rau dền đem nhặt và sửa sạch.
– Tôm khô ngâm trong nước cho mềm ra, có thể để nguyên con hoặc giã ra.
– Hành tỏi bóc vỏ rồi đập nhỏ.
– Đổ dầu vào chảo, cho hành tỏi vào phi thơm lên.
– Tiếp tục cho rau dền vào xào, khi rau săn lại thì đổ nước vào.
– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun sôi lên là được.
3. Rau dền xào nấm rơm
Rau dền xào nấm rơm có thể được xem là món ăn khá lạ tai với nhiều mẹ bầu, tuy nhiên đây lại được xem là món ăn khá thơm ngon cũng như đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu.
Để nấu được món rau dền xào nấm rơm các mẹ cần chuẩn bị: Nấm rơm, rau dền cùng các gia vị bột ngọt, muối.
Cách chế biến món ăn
– Rau dền và nấm rơm làm sạch.
– Cho dầu vào chảo đun nóng lên rồi cho nấm rơm và rau dền vào xào.
– Nêm gia vị cho vừa ăn rồi xào rau cho tới khi chín tới là được.
Xem ngay: Cách ăn rau cần khi mang thai
IV. Lưu ý về ăn rau dền khi mang thai
Ngoài câu hỏi bầu ăn rau dền được không, nếu ăn loại rau này khi mang bầu, các mẹ cũng cần lưu ý thêm về các vấn đề sau đây:
+ Chú ý ăn rau dền đúng cách, tức là ăn với lượng vừa phải, khoảng 200g rau dền/lần; tần suất 2-3 bữa/tuần theo khuyến cáo của chuyên gia.
+ Một số nguy hại khi bà bầu ăn quá nhiều rau dền như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, sỏi thận, gút, khiến bề mặt răng mất độ nhẵn nhụi…
Lượng rau dền mẹ bầu nên ăn trong mỗi lần ăn là khoảng 200g
+ Một số thai phụ không nên hoặc cần hạn chế ăn rau dền để tránh các tác dụng phụ không mong muốn gồm: Bà bầu bị viêm thấp khớp, sỏi thận, gút, tiêu chảy mãn tính, hư hàn, mẹ bầu bị bị ứng với rau dền hay chất Histamin.
+ Lưu ý khi kết hợp rau dền và các thực phẩm khác: Không nấu cùng thịt ba ba vì hai thực phẩm đối nghịch tạo ra chất độc nguy hiểm; không ăn với thịt ba chỉ và tráng miệng bằng lê vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa.
+ Không nên hâm nóng rau dền nhiều lần, chỉ nên ăn hết trong bữa: Vì nitrat trong loại rau này sẽ chuyển thành nitrit – đây là chất dẫn đến nguy cơ ung thư rất cao.
Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, câu hỏi bà bầu ăn rau dền được không thì câu trả lời là có các mẹ nhé.
Các mẹ có thể bổ sung rau dền vào các bữa ăn với lượng khoảng 200g/tuần đồng thời tuân thủ những lưu ý ở trên để có một thai kỳ khỏe mạnh!