Bầu ăn nha đam được không? Có Nguy Hiểm không?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Nha đam là loại thực phẩm đem lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ, tuy nhiên bầu ăn nha đam được không lại là câu hỏi nhận được sự quan tâm của không ít chị em đang trong giai đoạn mang thai. Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, các mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây!

I. Thành phần dinh dưỡng từ nha đam

Nha đam còn được biết đến với những cái tên như long tu, lô hội. Đây là loại cây thuộc họ xương rồng và có tên khoa học là Aloe vera L var.

Theo nghiên cứu, nha đam có đến 75 thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

bầu ăn nha đam

Nha đam có đến 75 thành phần dinh dưỡng cần thiết và tốt cho sức khỏe.

Trong đó, nổi bật phải kể đến: 8 loại enzyme; anthraquinone; steroid thực vật; axit amin; các chất chống oxy hoá;…

Các công dụng của nha đam với sức khỏe gồm:

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– Kháng khuẩn, chống viêm.

– Tốt cho sức khỏe hệ tim mạch.

– Nhuận tràng, cải thiện táo bón.

– Hỗ trợ điều trị hen suyễn, rối loạn thần kinh.

– Kiểm soát ợ nóng, viêm loét dạ dày tá tràng.

– Kiểm soát lượng đường huyết.

– Giữ ẩm cho da, chống lão hóa da.

– Tăng cường trí nhớ. 

– Hạn chế phát triển tế bào ung thư.

– Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. 

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nên nha đam được ưa chuộng khi lựa chọn nguyên liệu làm đồ ăn và thức uống. Vậy bà bầu ăn nha đam được không? 

II. Bầu ăn nha đam được không?

Về thắc mắc bầu có ăn được nha đam không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu KHÔNG NÊN. 

Với những thông tin về bảng thành phần dinh dưỡng ở trên có thể thấy, nha đam cung cấp nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh.

mẹ bầu ăn sữa chua nha đam được không

Phụ nữ có bầu ăn nha đam được không?

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nha đam vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ như: Co thắt tử cung gây sinh non; tụt huyết áp, tụt đường huyết, rối loạn tiêu hoá…

Không chỉ mẹ bầu, mẹ sau sinh cho con bú cũng không nên ăn nha đam.

Vì nha đam có chứa các chất gây rối loạn tiêu hóa, khi em bé bú mẹ sẽ bị nôn và tiêu chảy.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn thịt trâu được không?

III. Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn nha đam

Mẹ bầu ăn nha đam không đúng cách và với lượng nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, hạ đường huyết, tụt huyết áp, co thắt tử cung… Cụ thể:

1. Dễ gây rối loạn tiêu hoá khi mang thai

Hàm lượng lớn Anthraquinon trong nha đam có tác dụng nhuận tràng tốt cho người bị táo bón.

bà bầu có ăn nha đam được không

Tuy nhiên, với mẹ bầu có thể trạng yếu hơn bình thường, nếu ăn quá nhiều nha đam có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng.

2. Khiến mẹ có nguy cơ hạ đường huyết

Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng hạ đường huyết nếu ăn nha đam không đúng cách và ăn liên tục với lượng nhiều.

Hạ đường huyết khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

3. Làm mẹ bầu bị tụt huyết áp

Tiêu thụ nhiều nha đam làm giảm lượng kali trong máu.

bầu 3 tháng ăn nha đam được không

Mẹ bầu bị giảm kali máu sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như: Mất nước, tiểu nhiều, chuột rút, mệt mỏi và làm tụt huyết áp.

4. Gây tình trạng co thắt tử cung

Một số thành phần trong nha đam gây co thắt tử cung, dọa sinh non và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

Do đó, ngoài việc không nên ăn nha đam, các mẹ cũng nên cân tiêu thụ các thực phẩm có chứa nha đam như: Nước uống nha đam, sữa chua nha đam…

Thông tin này cũng là giải đáp cho các thắc mắc: bà bầu ăn sữa chua nha đam được không, hay cả các món khác như chè đậu xanh nha đam, yaourt nha đam,…

IV. Mẹ bầu dùng lô hội bôi lên da được không?

Mặc dù đã biết đáp án cho câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn nha đam được không, nhưng các mẹ có thể dùng lô hội bôi lên da được không?

bà bầu ăn nha đam

Các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích mẹ bầu ăn nha đam trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu khi bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dùng nha đam bôi lên da để cải thiện tình trạng nám da, sạm da và làm đẹp da.

VI. Cách bôi nha đam lên da khi mang bầu

Để làm đẹp da bằng nha đam, các mẹ có thể tham khảo 2 cách sau:

1. Bôi nha đam nguyên chất lên da

Đây là cách làm đẹp với nha đam đơn giản nhất để mẹ có thể làm đẹp với nha đam. Với phương pháp này mẹ có thể áp dụng theo các bước sau đây:

bà bầu có nên ăn nha đam không

– Dùng nha đam nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị nám sạm.

– Kết hợp dùng tay xoa nhẹ nhàng trên da mặt trong vài phút để giúp dưỡng chất của nha đam dễ dàng thấm vào trong da.

– Cuối cùng mẹ rửa sạch mặt bằng nước mát.

Nên thực hiện  2 – 3 lần/tuần.

2. Thoa nha đam kết hợp với dầu dừa cho mẹ bầu

Sử dụng nha đam kết hợp dầu dừa sẽ là phương pháp vô cùng hiệu quả, giúp làn da của mẹ trở nên sáng mịn hơn. Với phương pháp này mẹ có thể áp dụng theo các bước sau đây:

bà bầu ăn được sữa chua nha đam không

– Kết hợp nha đam với dầu dừa để tạo thành một hỗn hợp loại bỏ nám sạm da.

– Mẹ bầu trộn 2 thìa gel nha đam với 1 thìa dầu dừa rồi thoa lên da.

– Massage khoảng 2 – 3 phút theo vòng tròn rồi để thâm 15 phút.

– Rửa sạch da bằng nước ấm và lau khô.

VII. Lưu ý khi mẹ bầu bôi nha đam lên da

Khi sơ chế nha đam để lấy phần gel, các mẹ cần chú ý loại bỏ hết phần nhựa để tránh ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.

Các mẹ có thể tham khảo các bước sơ chế nha đam dưới đây:

ăn nha đam mỗi ngày có tốt không

– Chuẩn bị chậu nước pha với muối loãng, có thể cho thêm 1 thìa nước cốt chanh

– Gọt bỏ hoàn toàn vỏ xanh bên ngoài của nha đam, cho phần thịt nha đam vò ngâm trong chậu nước chanh và muối khoảng 15 – 20 phút

– Vớt nha đam ra, xả lại bằng nước sạch nhiều lần.

– Cho nha đam vào chậu nước sôi sau đó khuấy đều rồi đổ ra rổ cho ráo nước. 

VIII. Thức uống thay thế nha đam khi mang thai

Như vậy đã có đáp án cho câu hỏi có bầu uống nha đam được không là không nên. Thay vì uống nha đam, mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn một số loại nước tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

1. Nước lọc

Uống đủ nước giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe.

bà bầu ăn sữa chua nha đam được không

Từ đó, hạn chế tình trạng mẹ bầu bị mệt mỏi, ốm nghén, chuột rút…

2. Nước dừa

Mẹ bầu uống nước dừa giúp bổ sung axit amin, các khoáng chất như kali, canxi, magie cùng vitamin nhóm A, B cho cơ thể giúp tăng đề kháng.

Ngoài ra, axit lauric trong nước dừa giúp chống vi khuẩn, virus và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ; không nên uống vào buổi tối.

3. Nước mía

Loại đồ uống này giàu vitamin và khoáng chất như magie, kali, canxi, đồng, sắt và 30 axit hữu cơ rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của em bé.

mang thai ăn nha đam được không

Mẹ bầu uống nước mía giúp giảm buồn nôn, ốm nghén, tăng nước ối, tăng cân cho bà bầu bị nghén nặng và phòng tránh hiện tượng thai nhi chậm tăng cân.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 2 – 3 ly nước mía/tuần.

Tìm hiểu thêm về dòng canxi hữu cơ của Úc: TẠI ĐÂY

4. Các loại nước ép hoa quả

Một số loại nước ép hoa quả tốt cho mẹ bầu và em bé như: nho, táo, cam, ổi, đào, lê…

Không chỉ cung cấp nước, nước ép hoa quả còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.

Đọc ngay: Các loại nước ép tốt cho mẹ bầu

Hy vọng các mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn nha đam được không qua những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên.

Nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết