Củ kiệu muối chua ngọt giòn giòn là món ăn phổ biến trong dịp Tết cổ truyền của người Việt. Tuy nhiên, vì đây là món ăn lên men nên rất nhiều sản phụ thắc mắc có bầu ăn củ kiệu được không, nếu ăn có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Đọc ngay bài viết dưới đây cùng thuốc canxi hữu cơ úc NextG Cal để có câu trả lời chính xác các mẹ nhé!
Nội dung:
I. Thành phần của củ kiệu
Củ kiệu là phần củ của cây kiệu, củ có màu trắng, hình tròn dài, hình dáng khá giống củ hành nhưng kích thước nhỏ hơn.
Bên ngoài củ kiệu được bao phủ bởi các lớp vảy mỏng.
Củ kiệu thường được chế biến bằng cách lên men
Loại củ này thường được chế biến bằng cách muối lên men và hay ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau.
Trong củ kiệu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, photpho, vitamin C, B1, chất xơ…
Theo đông y, củ kiệu có vị cay đắng tính ấm, giúp bổ thận khí, tán khí kết, làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá và lợi tiểu.
Có thể thấy, củ kiệu rất tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách, vậy có bầu ăn củ kiệu được không? Cùng đến phần nội tiếp theo của bài viết để có câu trả lời!
II. Bầu ăn củ kiệu được không?
Về thắc mắc bầu ăn của kiệu được không thì câu trả lời là tuỳ theo cách chế biến của bạn.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng loại củ này khi được nấu chín.
Tuy nhiên, củ kiệu thường được chế biến bằng cách muối lên men.
Các chuyên gia sức khoẻ khuyến nghị, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các thực phẩm muối chua lên men, trong đó có củ kiệu muối/ngâm.
Đặc biệt là các mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh về thận, dạ dày, cao huyết áp.
Bà bầu ăn củ kiệu được không?
Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, mẹ bầu tiêu thụ nhiều củ kiệu muối/ngâm có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khoẻ ở cả mẹ và bé.
Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn củ kiệu ngâm được không.
Để hiểu cụ thể hơn về các nguy cơ này hãy đến phần 3 của bài viết.
Đọc thêm: Bà bầu ăn bạch tuộc được không
III. Tác hại khi mẹ bầu ăn nhiều củ kiệu ngâm
Các chuyên gia khuyến nghị các bà bầu nên hạn chế ăn củ kiệu muối vì những lý do sau:
1. Gia tăng tình trạng phù nề
Phù nề là vấn đề thường gặp ở nhiều mẹ bầu khi mang thai.
Nguyên nhân là do trọng lượng của thai nhi gây chèn ép lên các tĩnh mạch khiến máu khó lưu thông đến các hệ cơ quan.
Lúc này, nếu mẹ bầu ăn nhiều củ kiệu muối sẽ khiến cơ thể giữ nước do món ăn này có hàm lượng muối cao.
Điều này có thể làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng thai kỳ như cao huyết áp, tiền sản giật.
2. Ảnh hưởng không tốt đến dạ dày
Vì được chế biến theo phương pháp lên men nên củ kiệu muối có tính axit cao.
Nếu mẹ bầu ăn nhiều có thể gây kích thích tăng tiết acid, kích ứng niêm mạc dạ dày. Hậu quả là làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày (nếu có).
Do đó, với các mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày… thì không nên ăn củ kiệu muối.
3. Gây hiện tượng ợ nóng
Mẹ bầu ăn củ kiệu liên tục với lượng nhiều còn gây hiện tượng ợ hơi, ợ nóng và luôn có cảm giác khó tiêu, khó chịu.
Khi hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.
4. Nguy cơ dị tật thai nhi
Đây là một trong những lý do các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên hạn chế ăn củ kiệu muối.
Quá trình lên men sẽ làm nitrat trong mô thực vật chuyển thành nitrit và hàm lượng nitrit tăng cao trong vài ngày đầu sau khi lên men.
Trong hệ tiêu hoá, nitrit có thể phản ứng với các amin tạo thành nitrosamin có khả năng gây ung thư.
Một số nghiên cứu còn cho rằng nitrosamin có thể gây ra các kết quả bất lợi về sinh sản ở người, bao gồm dị tật bẩm sinh và sảy thai tự nhiên.
IV. Mẹ bầu nên có chế độ ăn ngày Tết thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu có thai ăn củ kiệu được không, các mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống ngày Tết để đảm bảo sức khỏe:
– Đảm bảo ăn uống đủ chất và cân bằng, đủ bữa, đúng giờ, không ăn quá no. Đa dạng các thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
– Thực phẩm nên ăn: Rau xanh (súp lơ xanh, bắp cải, cà tím); hoa quả tươi (táo, đu đủ chín, cam, chuối, kiwi, dâu tây); các loại hạt bí, hạt dưa, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt bí ngô; các loại cá…
– Thực phẩm không nên ăn: ngoài củ kiệu muối, mẹ bầu không nên uống rượu, bia, cà phê, trà, nước tăng lực, nước ngọt có gas; thực phẩm xông khói; các món chiên rán; đồ ăn chế biến sẵn; đồ ăn tái, sống…
Mẹ bầu nên chú ý ăn uống đầy đủ, cân bằng và khoa học vào ngày Tết
– Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống đủ 2.5 – 3 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây và rau củ tươi.
– Thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn thức ăn thừa cất trong tủ lạnh nhiều ngày; thức ăn đã hâm đi hâm lại nhiều lần.
Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các mẹ chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn củ kiệu được không và bà bầu có nên ăn củ kiệu.
Củ kiệu muối với vị chua ngọt giòn giòn có thể giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, để đánh đổi cho cảm giác ngon miệng này, mẹ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khi tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này.
Vì vậy, các mẹ cần thật cẩn trọng trước khi sử dụng củ kiệu nhé!
Bạn có biết: