Bầu ăn sả được không? 5 lưu ý cho mẹ và thai nhi khi ăn!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Sả rất giàu vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe nhưng mẹ bầu ăn sả được không? Câu trả lời sẽ được Nextgcal.vn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

I. Giá trị dinh dưỡng của cây sả

Sả tên khoa học là Cymbopogon, có mùi thơm và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, kẽm, vitamin C…

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g củ sả cụ thể như sau:

bầu ăn sả được không

Sả chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, sắt, kẽm, vitamin C…

Theo y học cổ truyền, sả vị cay tính ấm, có tác dụng thông tiểu, tiêu đờm, làm ra mồ hôi, được dùng để chữa cảm sốt, đi ngoài, ho đờm, đầy chướng bụng…

Theo nghiên cứu y học hiện đại, sả được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Chống côn trùng, chống nấm, kháng khuẩn, giảm căng thẳng, đau nhức cơ, tăng cường miễn dịch…

II. Bầu ăn sả được không? 

Bà bầu có thể ăn sả trong cả thai kỳ nhưng cần thận trọng ăn với lượng nhỏ và ăn đúng cách.

Tuyệt đối không nên ăn sả với lượng nhiều, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu vì có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai.

bà bầu ăn sả được không

Bà bầu có được ăn sả không?

Củ sả thường được sử dụng như một gia vị trong các món ăn, với các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé như vitamin C, canxi, sắt, kali…

Mẹ bầu tiêu thụ sả đúng cách giúp giảm stress, hỗ trợ điều trị cảm cúm và cải thiện hệ tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn dưa chua được không?

III. Công dụng của sả với mẹ bầu

Mẹ bầu tiêu thụ sả đúng cách mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:

1. Giảm thiểu căng thẳng khi mang thai

Geraniol và Geranial trong củ sả có công dụng an thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

có bầu ăn sả được không

Do đó, sả được nhiều mẹ sử dụng trong giai đoạn 3 tháng đầu để giảm cảm giác khó chịu do thay đổi nồng độ hormone progesterone.

2. Kiểm soát lượng Cholesterol ở bà bầu

Một số chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C và  Beta-sitosterol đều có mặt trong sả.

Vitamin C và  Beta-sitosterol giúp làm giảm cholesterol xấu và tăng khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, mẹ bầu dùng sả còn giúp ngăn ngừa tăng lipid và cholesterol trong máu cho hệ tim mạch khỏe mạnh.

3. Giảm triệu chứng cảm lạnh, cúm cho mẹ

Theo Đông y, sả có tính ấm, mùi thơm, giúp làm ra mồ hôi và thông tiểu tiện.

bà bầu có ăn được sả không

Vì vậy, sả còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.

4. Cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng

Mẹ bầu tiêu thụ sả cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và chất khoáng như: Canxi, sắt, photspho, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6…

Đây đều là các dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho cả mẹ bầu cũng như thai nhi.

Ví dụ: sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu, canxi giúp hình thành xương và răng; vitamin B6 giúp giảm triệu chứng ốm nghén…

5. Cải thiện hệ tiêu hoá

Củ sả giúp kích thích hệ tiêu hoá, cải thiện đầy bụng, khó tiêu, ổn định hệ tiêu hoá.

bà bầu có ăn sả được không

Từ đó giúp giảm chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá ở mẹ bầu.

6. Giảm ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu tiêu thụ sả giúp giảm triệu chứng ốm nghén nhờ thành phần vitamin B6 có trong thảo dược này.

Điều này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm buồn nôn, mệt mỏi.

IV. Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn sả

Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề bầu ăn sả được không?

Bên cạnh những lợi ích khi ăn sả đúng cách, nếu ăn sai cách điều này có thể gây ra một số tác tác hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:

1. Đối với thai nhi

– Ăn quá nhiều sả gây cản trở sự nhân lên của tế bào, hậu quả là khiến thai nhi tăng trưởng kém ở giai đoạn 3 tháng đầu.

mẹ bầu ăn sả được không

Mẹ bầu ăn nhiều sả có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm

– Hợp chất myrcene trong sả nếu hấp thu nhiều và tích tụ trong cơ thể có thể gây cản trở việc phát triển xương của thai nhi.

– Tiêu thụ nhiều sả khi mang thai có thể gây nguy cơ sảy thai.

2. Đối với mẹ bầu

– Hạ đường huyết: Sử dụng quá nhiều sả có thể khiến đường huyết giảm đột ngột, đặc biệt là ở các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ gây choáng, ngất.

bà bầu có được ăn sả không

– Dị ứng: Mẹ bầu có tiền sử dị ứng nếu ăn nhiều sả có thể bị đau ngực, nổi mẩn da, sưng họng, khó thở…

Để biết cách ăn sả đúng cách và an toàn, hãy đến phần nội dung tiếp theo của bài viết các mẹ nhé!

V. Lưu ý giúp mẹ bầu dùng sả đúng cách và an toàn 

Để đảm bảo an toàn và tránh xảy ra tác dụng phụ khi ăn sả, các mẹ nên tìm hiểu thông tin để biết cách dùng sả đúng. Cụ thể:

1. Lượng sả nên dùng

Lượng sả mẹ bầu nên dùng tối đa trong 1 lần là 20g và với tần suất 2 lần/tuần.

bà bầu ăn sả có tốt không

Không nên dùng sả hàng ngày và liên tục thường xuyên trong thời gian dài.

2. Thời điểm dùng sả

Các mẹ có thể thêm sả như một gia vị trong các món ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, khi uống nước sả các mẹ cần chú ý không được uống vào lúc bụng đang đói có thể gây hại dạ dày.

3. Cách dùng tinh dầu sả

Khi sử dụng tinh dầu sả, các mẹ cần tránh bôi trực tiếp lên trên da vì có thể xảy ra kích ứng, nhất là ở những mẹ có da nhạy cảm.

Thay vào đó, mẹ nên dùng kết hợp tinh dầu sả với tinh dầu húng quế, cam, oải hương hay hoa hồng để làm sạch không khí trong phòng.

Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không hít và uống trực tiếp tinh dầu sả vì có thể bị ngộ độc.

4. Lưu ý khác

– Mẹ bầu có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo không nên dùng sả trong thai kỳ.

– Trong một số trường hợp hiếm, tinh dầu sả có thể gây ra dị ứng khi thoa lên da.

mới có bầu ăn sả được không

– Sả có thể gây kích ứng mắt nên khi dùng mẹ cần tránh để dính vào mắt.

– Nên chọn củ sả có thân củ to tròn, không bị dập, nát hay héo; dùng tay sờ vào thấy cứng lá sả xanh mướt không bị khô và héo; ruột bên trong không bị đốm…

Tóm lại với thắc mắc bà bầu ăn sả được không thì câu trả lời là mẹ có thể ăn sả và cần chú ý ăn sả đúng cách để hỗ trợ tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Không nên lạm dụng ăn quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé!

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết