Nhiều mẹ bầu bị ốm nghén thích ăn dưa muối chua vì giúp giảm cảm giác buồn nôn và kích thích thèm ăn. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn không biết bầu ăn dưa chua được không và có hại gì cho thai kỳ không. Để làm rõ được vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của canxi hữu cơ úc NextG Cal.
Nội dung:
I. Bầu ăn dưa chua được không?
Dưa chua hay dưa muối là món ăn dân dã truyền thống của người Việt.
Nguyên liệu sử dụng để làm món ăn này là cải bẹ xanh cùng với muối, hành và đường sau khi làm sạch sẽ được ủ lên men chua.
Có bầu ăn dưa chua được không?
Cũng như nhiều loại rau khác, dưa chua chứa rất ít protein, chất béo, thành phần dinh dưỡng chủ yếu là nước, chất xơ, vitamin khoáng chất.
Cụ thể hơn, trong 100g dưa chua cung cấp khoảng:
– 10 kcal.
– 1,1g chất đạm.
– 1,3g carbohydrate.
– 1,8g chất xơ.
– 63mg canxi.
– 41mg photpho.
Ưu điểm lớn nhất của dưa muối chua là có nhiều probiotic – đây là những lợi khuẩn đường ruột rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, vì là thực phẩm lên men tự nhiên, cộng với vị chua nên nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết bà bầu ăn dưa muối được không? Nên ăn vào thời điểm 3 tháng đầu hay vào các giai đoạn về sau?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn dưa muối trong thời gian mang thai.
Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng ít, không nên ăn cho đến khi đã cơn thèm vì ăn quá nhiều dưa chua có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Về mặt tích cực, món ăn này có hương vị hấp dẫn giúp mẹ bầu thỏa mãn cảm giác thèm chua. Mẹ bầu tiêu thụ dưa chua cung cấp natri, vitamin K, vitamin C, canxi cho cơ thể.
Tuy nhiên, dưa có hàm lượng natri cao nên các mẹ cần hạn chế vì nếu dư thừa natri có thể khiến cơ thể giữ nước và làm tăng nguy cơ huyết áp cao trong thai kỳ.
II. Lý do khiến mẹ thèm dưa muối khi mang thai
Một số mẹ bầu thèm ngọt khi mang thai, nhưng một số mẹ lại thèm chua, trong đó có món dưa chua.
Theo nghiên cứu khoa học, cảm giác thèm dưa chua khi mang thai có thể liên quan đến một vài yếu tố sau:
– Do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ tác động đến khứu giác, vị giác khiến mẹ bầu có những thay đổi về thói quen và sở thích ăn uống.
– Ở thời kỳ đầu khi mang thai, hầu hết các mẹ bầu luôn cảm thấy nhạt miệng và có cảm giác thèm ăn một thứ gì đó. Dưa muối lại có vị chua chua và mặn mặn nên khi ăn sẽ giúp các mẹ đã cơn thèm.
– Tâm lý căng thẳng khi mang thai cũng là một trong các lý do khiến mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn dưa chua.
Đọc thêm về tình trạng: Bà bầu bị chảy máu chân răng
III. Công dụng của dưa cải chua với mẹ bầu
Mẹ bầu ăn dưa chua đúng cách với lượng vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể:
1. Cung cấp vitamin A và vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch
Thai phụ ăn dưa chua giúp bổ sung lượng vitamin A, C đáng kể cho cơ thể.
Mẹ bầu ăn dưa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp chất điện giải cho cơ thể…
Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng.
2. Hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hoá
Dưa muối có chất xơ, đặc biệt là dồi dào lợi khuẩn vừa giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm táo bón và các vấn đề khác về đường ruột.
3. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
Vị chua của dưa muối giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu khi bị ốm nghén.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà thai phụ ăn nhiều dưa chua nhé, chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
4. Bổ sung các chất điện giải trong cơ thể
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần cung cấp nhiều chất điện giải hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.
Dưa chua có các khoáng chất như kali, natri – đây là 2 chất điện giải quan trọng trong cơ thể.
IV. Hướng dẫn mẹ bầu ăn dưa chua đúng cách
Như vậy bầu ăn dưa chua được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, các mẹ cần tìm hiểu để biết được cách ăn dưa chua đúng, tránh gây hại cho thai kỳ:
1. Lượng dưa nên ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa chua và mỗi tuần ăn từ 1-2 lần.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa chua và mỗi tuần ăn từ 1-2 lần.
Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên vì có thể khiến mẹ bị ợ chua, ợ nóng, tăng huyết áp và các vấn đề về dạ dày.
2. Thời điểm ăn
Không nên ăn dưa muối khi đói vì dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày.
Điều này gây ra những vấn đề không tốt tới hệ tiêu hoá của mẹ bầu.
3. Không nên ăn dưa chua còn xanh
Bà bầu có được ăn canh dưa chua nhưng không nên ăn dưa còn xanh và vẫn có vị hăng cay.
Vì dưa dưa còn xanh chứa nhiều nitrosamine có thể gây ung thư.
Các mẹ chỉ nên ăn dưa muối khi đã chuyển qua màu vàng tươi, có vị chua, mùi thơm và giòn.
Cũng không nên ăn dưa muối khi đã bị trắng, nổi váng đen hoăc có nhầy nhớt do bị nấm mốc.
4. Nên rửa dưa chua trước khi ăn
Trước khi ăn các mẹ nên rửa dưa chua nhiều lần, vắt sạch để giảm chua và mặn.
Điều này giúp đảm bảo dưa sạch, giảm nguy cơ đến hệ tiêu hoá của mẹ bầu.
V. Tác dụng phụ khi mẹ ăn dưa muối quá nhiều
Ăn quá nhiều dưa chua hoặc ăn khi dưa còn xanh, ăn xổi có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ và vấn đề sức khỏe dưới đây:
1. Khiến cơ thể mẹ bị mất nước
Mẹ bầu ăn nhiều dưa chua khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng lên và gây mất nước.
Để hạn chế tác dụng phụ này, các mẹ nên uống nhiều nước khi ăn dưa chua để cân bằng nồng độ natri.
2. Gây ra các vấn đề về dạ dày
Ăn nhiều dưa chua liên tục và thường xuyên có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về dạ dày với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…
Các mẹ bầu mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày cần thận trọng khi ăn dưa chua.
3. Khiến mẹ bị ợ chua, ợ nóng
Dưa chua có tính axit cao nên khi mẹ bầu ăn với lượng nhiều có thể gây ợ nóng, ợ chua rất khó chịu.
4. Tăng nồng độ natri
Lượng muối trong dưa chua cao nên khi mẹ bầu ăn nhiều sẽ đồng nghĩa với việc tăng độ natri trong cơ thể.
Điều này gây nhiều tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
5. Tăng huyết áp mẹ bầu
Phụ nữ ăn quá nhiều dưa chua khi mang thai còn có thể phải đối mặt với nguy cơ tổn thương thận, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi.
Ngoài ra, cải chua chứa nhiều natri có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận của em bé, thậm chí em bé cũng có nguy cơ bị cao huyết áp.
VI. Lưu ý khi bà bầu ăn dưa chua
Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ do ăn nhiều dưa muối, bên cạnh việc ăn dưa muối với lượng vừa phải, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
– Không nên ăn dưa muối quá thường xuyên, chỉ nên dùng như một món ăn kèm với các món khác trong bữa ăn.
– Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch và tăng huyết áp nên hạn chế ăn dưa chua vì thực phẩm này hàm lượng muối cao có thể làm tăng thêm huyết áp.
– Nên sử dụng thìa, đũa sạch để gắp dưa, sau khi lấy cần đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Không nên cho dưa chua ăn thừa vào lọ cũ khi vì dễ làm hỏng dưa chưa ăn trong lọ.
– Nếu mua dưa chua ở cửa hàng, bạn cần chọn địa chỉ bán hàng uy tín để tránh mua phải sản phẩm có nhiều chất phụ gia, bảo quản.
– Nếu có thể, tốt nhất mẹ nên tự muối dưa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời điều chỉnh lượng muối phù hợp.
Bà bầu thèm ăn dưa chua khi mang thai hoàn toàn có thể ăn nhưng cần ăn với lượng vừa phải và chọn mua dưa sạch để đảm bảo an toàn.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi giải đáp ở trên cho thắc mắc bầu ăn dưa chua được không, các mẹ không chỉ yên tâm ăn mà còn biết cách ăn an toàn!