Mẹ bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách chữa trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Khi mang thai, việc thiếu hụt canxi sẽ khiến răng và nướu của bà bầu bị yếu đi, dễ bị tổn thương và chảy máu. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân bà bầu đánh răng bị chảy máu và cách chữa trị hiệu quả cho bà bầu bị chảy máu chân răng.

I – Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bà bầu

Hiện tượng mẹ bầu bị chảy máu chân răng, răng lung lay là một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai.

Cá biệt có một số trường hợp, nướu của mẹ bầu còn nổi lên những cục u nhỏ gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ ở chân răng. Những khối u này không gây đau đớn, nhưng sẽ vỡ ra, gây chảy máu khi đánh răng.

Mẹ bầu bị chảy máu chân răngHiện tượng mẹ bầu bị chảy máu chân răng, răng lung lay là một dạng viêm nướu nhẹ trong thời kỳ mang thai

Vậy tại sao bà bầu bị chảy máu chân răng? Các nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu răng gồm:

– Do thay đổi nội tiết tố: Nguyên nhân đầu tiên khiến bà bầu bị chảy máu răng là trong thai kỳ, mẹ bầu có sự thay đổi nổi tiết tố làm cho nướu nhạy cảm hơn, dễ dàng bị các vi khuẩn gây mảng bám răng xâm nhập.

– Do thiếu canxi: Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi. Hậu quả là khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng cũng như bị chảy máu chân răng khi mang thai.

– Do thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ngoài ra, có bầu bị chảy máu chân răng còn do việc thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng.

Việc bà bầu ăn vặt, ăn đồ ngọt cả ngày nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em bị hay chảy máu chân răng khi mang bầu.

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bà bầuBị chảy máu chân răng khi mang thai có thể do thiếu canxi

>> Xem VIDEO Chảy máu chân răng: Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn bất bình thường <<

video chảy máu chân răng khi mang bầu

II – Bà bầu bị chảy máu chân răng có sao không? Ý kiến của chuyên gia

Hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, u nhú thai nghén, mòn răng, sâu răng và một số vấn đề răng miệng khác như tăng tiết nước bọt hay khô miệng.

Bản thân hiện tượng bà bầu bị sưng lợi chảy máu chân răng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, mà chỉ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. 

Tuy nhiên, nếu bà bầu chảy máu chân răng không được chữa trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng rất phiền toái sau này.

Vậy khi nào bị chảy máu chân răng khi mang bầu nên đi khám bác sĩ? Phụ nữ mang bầu bị chảy máu chân răng nên đi khám bác sĩ khi có 1 trong các dấu hiệu sau:

– Đau răng, lợi đau nhức và chảy máu thường xuyên.

– Xuất hiện các khối u trong miệng. Ngay cả khi khối u không gây đau nhức mẹ bầu vẫn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bà bầu chảy máu chân răngMẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi bị đau răng, lợi đau nhức và chảy máu thường xuyên

( Nên đọc: Bà bầu bị viêm chân răng phải làm sao?)

III – Cách chữa chảy máu chân răng khi mang thai

Bà bầu bị chảy máu chân răng và cách chữa thế nào? Nếu bà bầu chảy máu răng kèm theo cảm giác đau nhức hoặc bà bầu bị chảy máu chân răng nhiều và thường xuyên, mẹ bầu nên đi khám ngay để nha sĩ có thể giúp bạn kịp thời vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích để có thể tự làm sạch răng và khắc phục tình trạng phụ nữ đang mang thai bị chảy máu chân răng tại nhà.

1. Tăng cường chăm sóc răng miệng

Bà bầu cần đánh răng thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi có bầu.

Mẹ bầu nên sử dụng bàn chải mềm, và chọn loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, chú ý không chà xát mạnh khi đánh răng.

Khi có thai bị chảy máu chân răng, mẹ bầu cũng nên sử dụng cách súc miệng bằng nước muối ấm. Không chỉ có tác dụng làm giảm hiện tượng viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu, súc miệng bằng nước muối ấm còn giúp dịu nướu sưng đỏ, đau, cho hơi thở thơm tho và tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang bầuBà bầu cần đánh răng thường xuyên và đúng cách để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi có bầu

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài ra, khi mang bầu chảy máu chân răng, mẹ bầu cũng không nên loại trừ nguy cơ bị thiếu các chất khoáng và vitamin.

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất canxi, phốt pho, sắt,… và các loại vitamin giúp cho răng chắc khỏe hơn đồng thời phòng ngừa sưng lợi chảy máu chân răng ở bà bầu hiệu quả.

Bà bầu hay bị chảy máu chân răng nên cố gắng ăn nhiều hoa quả và thực phẩm chứa nhiều chất xơ; hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đường; hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô vì có hàm lượng đường rất cao, lại dai dính và bám chặt trên mặt răng…

( Nên đọc: Mẹ bầu uống nước ép gì tốt? Các loại nước ép tốt cho bà bầu và thai nhi.)

3. Chữa chảy máu chân răng ở bà bầu do thiếu canxi

Trong thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ và bé rất lớn nên bà bầu nên dùng viên uống canxi NextG Cal để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu chân răng bà bầu. Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

NextG Cal được làm từ xương bò non Úc, chứa canxi ở dạng hữu cơ và photpho, có cấu trúc vi tinh thể (MCHA), giúp canxi hấp thu vào cơ thể nhanh chóng.

Kết hợp cùng Vitamin K1 và D3 giúp tăng cường chuyển hoá, tổng hợp, đưa canxi vào các mô xương, hỗ trợ chuyển hóa canxi tốt hơn.

NextG Cal có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, giúp bổ sung canxi cho người bị loãng xương, phụ nữ mang thai và cho con bú. Đặc biệt, sản phẩm không chứa đường, phù hợp với người bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. 

Cách chữa chảy máu chân răng ở bà bầuViên uống bổ sung canxi NextG Cal

Sản phẩm NextG Cal đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cục quản lý Dược phẩm Úc, đồng thời được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng để chữa trị và phòng ngừa tình trạng chảy máu răng khi mang thai do thiếu canxi.

Để tìm hiểu thêm về hiện tượng chảy máu chân răng khi mang bầu cũng như cách dùng canxi NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc liên hệ đến hotline 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lá é được không? Lưu ý về ăn uống khi có thai!

Bầu ăn lá é được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người quan tâm,…

Chi tiết

Bầu ăn thanh long được không? 9+ Lợi ích Tuyệt Vời!

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh….

Chi tiết

Bầu ăn hẹ được không? Cách ăn hẹ khi mang thai!

Bầu ăn hẹ được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em quan tâm,…

Chi tiết

Bầu ăn rau đay được không? 8 Công dụng của rau đay với mẹ bầu!

Rau xanh là một trong các thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu….

Chi tiết