Bị ho, đau họng khi mang thai gặp khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến cho không ít mẹ bầu lo lắng. Liệu bà bầu bị đau họng có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không và có bầu bị đau họng phải làm sao? Hãy cùng NextG Cal đi tìm lời giải nhé!
Nội dung:
I – Nguyên nhân bà bầu bị đau họng sổ mũi
Đau họng là tình trạng đau rát, khó chịu và kích ứng ở vùng hầu họng. Có nhiều nguyên nhân làm bà bầu bị đau họng, sổ mũi khi mang thai, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:
– Cảm lạnh, cảm cúm: Đa số các trường hợp đau họng là do virus gây ra, xuất hiện trong đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu hơn bình thường, do đó dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Mẹ bầu bị đau họng sổ mũi, có thể kèm theo ho, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ…
– Do vi khuẩn: Vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân làm cho bà bầu bị đau họng sổ mũi, trong đó thường gặp nhất là do phế cầu, H.influenzae, liên cầu gây ra.
Ảnh 1. Virus là nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi
– Trào ngược dạ dày thực quản: Do sự thay đổi hormon trong thai kỳ cùng với sự phát triển của thai nhi chèn ép lên dạ dày – ruột nên bà bầu dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Acid dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích họng gây ngứa rát họng, ho, đau họng cùng với các triệu chứng khác như nóng rát ở lồng ngực, ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng, buồn nôn, nuốt nghẹn…
– Dị ứng: Dị ứng phấn hoa, khói bụi, thời tiết, lông động vật… khiến mẹ bầu bị đau họng, ngứa họng. Khi bị dị ứng, nước mũi chảy nhiều xuống họng còn có thể gây viêm họng, làm họng sưng đau.
– Không khí khô: Không khí khô sẽ kích ứng cổ họng làm cho bà bầu bị ho và đau họng khi mang thai. Nó còn gây ra tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi nên bắt buộc phải thở bằng đường miệng. Điều này càng làm cổ họng khô rát và khó chịu hơn.
– Viêm xoang, viêm amidan: Đây cũng là nguyên nhân gây đau họng khi mang bầu.
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bị đau họng khi mang thai có thể liên quan đến một số yếu tố như: nhiễm nấm, hóa chất, thói quen ăn uống…
(→ Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân, cách trị mất ngủ cho mẹ bầu)
II – Bà bầu bị đau họng có sao không?
Mang bầu bị đau họng gây khó khăn cho việc ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Tùy thuộc nguyên nhân gây đau họng, mẹ bầu có thể có thêm các triệu chứng khác nữa.
Hầu hết các trường hợp đau họng chỉ gây khó chịu chứ không nguy hiểm gì với người bình thường và có thể tự khỏi. Tuy nhiên phụ nữ mang thai lại là đối tượng nhạy cảm, mọi bất thường về sức khỏe đều không nên xem nhẹ vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Đau họng làm bà bầu khó chịu và có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Vì vậy bà bầu bị đau họng không nên chủ quan, nếu triệu chứng không giảm sau một vài ngày hoặc tình trạng đau họng nặng nề hơn, bị sốt, khó thở thì cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến mẹ và bé.
>> Xem VIDEO mẹ bầu HÃY CẨN TRỌNG trước những dấu hiệu này khi MANG THAI <<
III – Cách chữa đau họng cho bà bầu an toàn cho mẹ và bé
Nếu mẹ bầu chưa biết có thai bị đau họng phải làm sao thì có thể tham khảo một số biện pháp điều trị đau họng cho bà bầu sau đây:
1. Một số mẹo chữa đau họng cho bà bầu tại nhà
– Cách trị ho đau họng cho bà bầu bằng trà chanh mật ong:
Mật ong giúp làm dịu cổ họng, còn chanh vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác dụng làm sạch chất nhầy đường hô hấp. Mẹ bầu chỉ cần pha một thìa mật ong và nửa quả chanh vào cốc nước nóng, để nguội bớt rồi uống, sau vài ngày tình trạng đau họng sẽ cải thiện.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp giảm đau họng cho bà bầu:
Nước muối có tác dụng sát khuẩn và làm giảm kích ứng, mẹ bầu nên thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để thấy dễ chịu hơn. Sẽ tốt hơn nếu dùng nước muối sinh lý đã được làm ấm.
– Xông hơi:
Đây là một cách làm giảm đau họng cho bà bầu. Xông hơi sẽ giúp lớp màng nhầy được làm ẩm và cổ họng không bị khô. Cách trị đau họng ở bà bầu này thực hiện khá đơn giản, mẹ bầu chuẩn bị một nồi nước sôi và đưa mặt vào gần nồi nước, xông hơi trong vài phút. Lưu ý cần giữa khoảng cách vừa đủ để tránh làm bỏng da.
– Cách trị đau họng cho mẹ bầu bằng trà hoa cúc:
Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn. Mẹ bầu có thể pha trà hoa cúc kèm với chút mật ong để uống, cơn đau sẽ được cải thiện.
– Sử dụng trà gừng trị ho đau họng cho bà bầu:
Không chỉ là gia vị quen thuộc được sử dụng hàng ngày, gừng còn được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm giảm đau.
Khi thấy cổ họng bị đau nhức, mẹ bầu hãy lấy vài lát gừng tươi cho vào ly nước nóng, đợi ấm rồi uống, có thể hòa thêm ít mật ong để dễ uống hơn. Đây là một gợi ý cho mẹ bầu bị đau họng thì phải làm sao.
Nhìn chung, các mẹo trị đau họng cho bà bầu tại nhà khá an toàn và dễ thực hiện, mẹ bầu nên áp dụng sớm ngay khi xuất hiện triệu chứng đau họng.
Sử dụng trà gừng là một trong những cách trị ho và đau họng cho bà bầu
2. Sử dụng kẹo ngậm đau họng cho bà bầu
Các sản phẩm kẹo ngậm, viên ngậm đau họng cho bà bầu hiện nay khá phổ biến, giúp làm dịu cổ họng, giảm kích ứng và cải thiện tình trạng đau rát họng.
Mẹ bầu nên chọn các loại viên ngậm có thành phần thảo dược và trong hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra dùng được cho phụ nữ mang thai.
3. Chữa đau họng cho bà bầu bằng thuốc
Một số trường hợp bà bầu bị đau họng bắt buộc phải sử dụng thuốc, ví dụ bà bầu bị đau họng sốt do vi khuẩn, sốt cao, các triệu chứng rầm rộ…
Thuốc trị đau họng cho bà bầu gồm có thuốc điều trị nguyên nhân (chẳng hạn kháng sinh khi có nhiễm khuẩn) và thuốc điều trị triệu chứng (sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bà bầu như thuốc hạ sốt, giảm ho…).
Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý, trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng. Lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc đau họng cho bà bầu để dùng mà cần đi khám và dùng thuốc điều trị đau họng cho mẹ bầu theo chỉ định của bác sĩ.
IV – Lưu ý tránh bị đau họng, sổ mũi,.. ở bà bầu
Mẹ bầu bị đau họng và nghẹt mũi không chỉ khó chịu, nhiều trường hợp còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu điều trị sai cách hoặc để quá lâu, đặc biệt là mẹ bầu bị đau họng trong 3 tháng đầu bởi đây là thời điểm nhạy cảm, thai nhi chưa ổn định. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa:
– Nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, trong đó có cảm cúm. Cảm cúm không chỉ gây đau họng khi mang thai 3 tháng đầu mà còn làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
– Đảm bảo giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào mùa đông.
– Đeo khẩu trang khi ra đường, khi dọn dẹp hoặc tiếp xúc nơi đông người.
– Nên bổ sung rau tươi củ quả vào chế độ ăn uống, đặc biệt các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Bà bầu cũng đừng quên cung cấp đầy đủ các vitamin khoáng chất thiết yếu khác trong thai kỳ như canxi, sắt, folic, DHA…
Bà bầu nên bổ sung rau củ quả giàu vitamin C vào chế độ ăn uống giúp cơ thể tăng sức đề kháng
( → Xem thêm: Bổ sung canxi và sắt cho bà bầu như thế nào là đúng cách?)
– Uống đủ nước để đảm bảo lượng nước ối và duy trì các chức năng sinh lý của cơ thể vừa giúp cổ họng không bị khô rát là cách giảm đau họng cho mẹ bầu.
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sạch sẽ và thoáng mát.
– Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt là những người có triệu chứng cúm, viêm họng, sổ mũi.
– Không nên ăn uống đồ quá lạnh, tắm muộn buổi tối.
– Tránh xa khói thuốc.
Với những thông tin từ bài viết, NextG Cal hy vọng các mẹ đã hiểu rõ về tình trạng bị đau họng khi mang bầu cũng như một số biện pháp chữa đau họng cho mẹ bầu, bà bầu bị đau họng nên uống gì và cách phòng tránh như thế nào.
Nếu vẫn còn băn khoăn về việc mẹ bầu bị đau họng phải làm sao, các mẹ hãy nhấc máy lên và gọi điện tới tổng đài 1800 1125 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết để được Dược sỹ NextG Cal tư vấn.