Rất nhiều thai phụ muốn ăn na nhưng còn thắc mắc và lo lắng không biết bà bầu ăn na có tốt không? Nếu được thì cách ăn na như thế nào để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con? Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau của NextG Cal để có câu trả lời chính xác các mẹ nhé!
Nội dung:
I. Thành phần dinh dưỡng có trong trái na
Quả na còn được gọi bằng một số tên gọi khác như: Mãng cầu ta, mãng cầu gai. Trong 100g thịt na có rất nhiều thành phần dưỡng chất được tìm thấy với giá trị như sau:
Với các thành phần dinh dưỡng kể trên, ăn na mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:
– Chống oxy hóa, chống sốt rét
– Phòng ngừa ung thư
– Tăng sức đề kháng tốt cho sức khỏe của mắt
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn,…
Quả na giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe
( → Xem thêm: Bà bầu ăn nhãn được không? Những lưu ý ăn nhãn khi mang thai )
II. Bà bầu ăn na có tốt không?
Với câu hỏi bà bầu ăn mãng cầu được không, tốt cho sức khỏe không thì đáp án là CÓ, nhưng với điều kiện là các mẹ phải ăn na đúng cách và khoa học.
Cụ thể, mỗi ngày các mẹ chỉ nên ăn tối đa 1 quả na.
Có bầu ăn na tốt không?
Trường hợp mẹ thích ăn na và ăn quá nhiều có thể gây nóng trong dẫn tới táo bón, thậm chí là tăng đường huyết trong thai kỳ.
III. Tác dụng của quả mãng cầu với mẹ bầu
Khi mẹ bầu ăn na đúng cách và vừa đủ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và và thai nhi, có thể kể đến như:
1. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
Quả na cung cấp khoảng 15% lượng khuyến nghị vitamin B6 hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin B6 có thể giảm bớt các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu như: Buồn nôn, chóng mặt,…
2. Ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ
Ăn na tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì loại quả này có hàm lượng chất xơ cao, giúp chỉnh nhu động ruột, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón cũng như các vấn đề khác liên quan tới hệ tiêu hóa.
3. Ổn định tim mạch phụ nữ mang thai
Khoáng chất Magiê và Kali trong quả na khi dung nạp vào cơ thể có tác dụng thư giãn cơ bắp, ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch.
Hơn nữa, niacin, vitamin B6 và chất xơ trong trái na còn hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa những cơn đau tim.
4. Giảm căng thẳng
Khi mang thai mẹ bầu có nhiều thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể nên thường xuyên dễ cáu gắt, xúc động, tính khí thay đổi thất thường, thậm chí là trầm cảm.
Thật may mắn khi lượng vitamin B6 trong quả na có thể hỗ trợ tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh Gaba, từ đó giúp thai phụ giảm căng thẳng hữu hiệu.
5. Kiểm thoát tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
Quả na có khả năng điều chỉnh và kích thích lượng phân đi ngoài nên hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu.
Từ đó làm giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tiêu hóa cho chị em.
6. Giúp thư giãn các cơ
Dưỡng chất magiê tìm thấy trong quả na là vi chất có tác dụng bảo vệ thai phụ khỏi các vấn đề về tim, đồng thời giúp thư giãn các cơ trên cơ thể.
7. Điều trị các bệnh ngoài da
Ăn na giúp bổ sung một lượng vitamin A lớn giúp cân bằng độ ẩm và phòng tránh xuất hiện những dấu hiệu lão hóa da.
Không chỉ vậy, thịt na còn được dùng để điều mụn nhọt hay các vết loét nhiễm trùng trên da hiệu quả.
Bà bầu ăn na đúng cách với lượng vừa phải giúp giảm ốm nghén, ngăn ngừa táo bón, ổn định tim mạch…
IV. Cách ăn mãng cầu đúng cho phụ nữ mang bầu
Bà bầu ăn na được không còn phụ thuộc vào cách thai phụ ăn như thế nào.
Nếu mẹ ăn đúng cách và khoa học thì ăn na rất tốt cho sức khỏe thai kỳ.
Vậy mẹ bầu ăn mãng cầu thế nào cho đúng? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu ăn na cần tuân thủ đúng về số lượng và tần suất ăn:
Mỗi ngày thai phụ chỉ nên ăn 1 quả na, 1 tuần nên ăn 3 lần
– Số lượng: Chỉ nên ăn 1 quả na/ngày.
– Tần suất: 3 lần/tuần.
– Bộ phận ăn: Chỉ ăn thịt na, bỏ vỏ và hạt vì 2 bộ phận này có chứa một lượng nhỏ chất độc hại annonacin không tốt cho hệ thần kinh và não bộ.
– Thời điểm: Mẹ bầu có thể ăn na vào nhiều khung giờ khác nhau, nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng 10-11 giờ sáng hoặc từ 3-4 giờ chiều.
V. Một số lưu ý khi ăn na lúc mang bầu
Bên cạnh việc nắm được số lượng cũng như tần suất ăn thì còn một số lưu ý quan trọng khác khi ăn na các mẹ cần nắm được, bao gồm:
1. Mẹ bầu nên ăn loại na nào?
Quả na hiện có nhiều loại khác nhau và mẹ bầu có thể ăn được các loại na này.
Ví dụ như: na dai, na bở, na tím, na Nữ hoàng, na Xiêm, na rừng…
Khi mua na, các mẹ nên chọn những quả na to và tròn, mắt na to và phần kẽ mắt có màu trắng, đặc biệt là có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
2. Tiểu đường khi mang thai có nên ăn na không?
Chỉ số GL- Glycemic Load của quả na là 10 nên loại quả này có tải trọng đường huyết thấp.
Vì vậy thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng na nhưng cần hạn chế và ăn với liều lượng phù hợp, tránh ăn quá nhiều khiến chỉ số đường huyết tăng.
3. Một số tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn na quá nhiều
Khi mẹ ăn na quá nhiều và quá thường xuyên thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
– Gây nóng tron
– Mọc mụn
– Táo bón
– Làm tăng lượng đường trong máu đối với thai phụ bị tiểu đường…
Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn na nhiều có tốt không.
4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bên cạnh ăn mãng cầu
Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc tìm hiểu mang bầu ăn mãng cầu gai được không và có tốt không, các mẹ cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con.
Cụ thể, chế độ ăn uống của mẹ bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm:
– Protein/Chất đạm (các loại thịt, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu đỗ, trứng);
– Bột đường/Carbohydrate (bánh mì, yến mạch, ngô, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, gạo lứt, các loại đậu);
– Chất béo (thịt, trứng, sữa, các loại dầu, hạt, mỡ, bơ);
– Vitamin và khoáng chất (gan, rau xanh, củ, quả…)
Song song đó, các mẹ bầu cũng nên bổ sung đủ khoáng chất canxi theo tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa loãng xương ở mẹ và cung cấp đủ canxi cho hệ xương của bé phát triển.
Viên bổ sung canxi NextG Cal của Úc là sản phẩm dễ hấp thu, không gây nóng trong, sỏi thận, phù hợp với cả các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vì không chứa đường.
Trên đây NextG Cal đã vừa cùng các mẹ tìm hiểu vấn đề bầu ăn mãng cầu na được không và bà bầu ăn na có tốt không.
Phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn na nhưng cần chú ý ăn với lượng vừa phải để tránh gây táo bón, nóng trong và làm tăng đường huyết. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!