Bà bầu ăn lá lốt được không? Có nên ăn không? Ý kiến chuyên gia

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bà bầu ăn lá lốt được không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu vì lo sợ ăn lá lốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bào thai. NextG Cal sẽ giải đáp thắc  mắc này kèm theo đó là chia sẻ cách ăn lá lốt đúng cách kèm theo những lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn.

Bà bầu có ăn được lá lốt khôngBà bầu được ăn lá lốt không? 

I – Lá lốt có công dụng gì? 

Lá tốt có thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học là Piper lolot C.DC. Lá lốt được trồng ở nhiều nơi và dùng để làm thuốc, rau thơm, gia vị cho các món ăn.

Theo Đông y, lá lốt vị nồng, hơi cay, tính ấm, tác dụng trừ lạnh, làm ấm bụng, giảm đau. Chủ trì chữa mụn nhọt, chứng ra nhiều mồ hôi chân tay, đau nhức xương khớp. Còn theo các nghiên cứu y học hiện địa, trong 100g lá lốt có chứa các thành phần dưỡng chất sau:

Bà bầu ăn lá lốt được không

Với các thành phần nêu trên, lá lốt có tác dụng:

– Điều trị đau bụng.

– Chữa căn bệnh tổ đỉa. 

– Trị đau nhức xương, khớp.

– Điều trị chứng ra mồ hôi tay chân nhiều

– Chữa trị mụn nhọt, viêm nhiễm âm đạo, viêm xoang, viêm tinh hoàn.

– Chữa phù thũng do bệnh suy thận.

– Điều trị say nấm, rắn cắn. 

– Giải cảm, giải độc. 

– Điều trị các chứng hàn, thấp, phong, tê bại chân tay.

– Điều trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy.

– Chữa trị bệnh thận, đau răng, đau đầu.

– Chống viêm, chống loét.

Có bầu ăn lá lốt được khôngTrong lá lốt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe. 

– Bảo vệ gan.

– Phòng ngừa bệnh tiểu đường.

– Tốt cho hệ tim mạch.

– Làm sạch răng miệng. 

– Giảm sự phát triển của khối u.

II – Bà bầu ăn lá lốt được không? Ý kiến chuyên gia

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Bà bầu có thể ăn lá lốt vì trong loại lá này có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe và cơ thể mẹ bầu như chất xơ, canxi, sắt, photpho, magie…Phụ nữ có bầu ăn lá lốt mang lại các lợi ích và tác dụng sau:

– Giảm táo bón: Hàm lượng chất xơ cao 2.5g cùng lượng nước dồi dào 84.5g được tìm thấy trong lá lốt có tác dụng thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột tốt hơn. Và nhờ vậy mà quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ hơn, giảm tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ hiệu quả.

– Giúp da sáng khỏe: Phụ nữ khi mang thai có thể gặp một số vấn đề về da như sạm, nám, nổi mụn. Điều đáng mừng là nếu mẹ bầu bổ sung lá lốt vào chế độ ăn hàng ngày có thể cải thiện các vấn đề về da.

Sở dĩ như vậy là do trong lá lốt có chứa thành phần flavonoid có khả năng ngăn chặn vi khuẩn tấn công và gây mụn. Kết hợp với thành phần vitamin C giúp kháng viêm và làm sáng mịn da.

– Cải thiện đau nhức cơ thể: Đau nhức cơ thể, chủ yếu là vùng lưng, xương hông và bụng dưới là vấn đề phổ biến rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong 9 tháng 10 ngày mang thai.

Hai chất chống oxy hóa là alkaloid và flavonoid trong lá tốt có công dụng chống viêm, giảm đau đồng thời loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Không chỉ vậy, chất flavonoid còn có khả năng kích thích sản sinh collagen type 2 trong cơ thể – thành phần chính trong cấu tạo của khớp.

– Giải cảm, phòng ngừa cảm cúm: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên yếu hơn nên dễ có nguy cơ bị cảm cúm.

Trong khi đó, lá lốt có tính ấm đồng thời có chứa các chất kháng viêm như alkaloid và flavonoid có thể giúp mẹ giảm nguy cơ bị vi khuẩn, vi rút tấn công. Bên cạnh đó, lá lốt còn có vitamin C có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch nên ăn lá lốt giúp mẹ giải cảm và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai hữu hiệu.

Bà bầu có được ăn lá lốt khôngPhụ nữ có thai ăn lá lốt giúp giảm táo bón, phòng ngừa cảm cúm, cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể… 

Với những thông tin và phân tích ở trên thì đáp án cho câu hỏi có bầu ăn lá lốt được không hay bà bầu có nên ăn lá lốt là CÓ các mẹ nhé! Nhưng trước khi ăn các mẹ cần tìm hiểu kỹ để biết ăn lá lốt đúng cách để phát huy tối đa tác dụng của loại lá này.

III – Bà bầu nên ăn lá lốt thế nào?

Cách ăn lá lốt đơn giản và hiệu quả nhất chính là mẹ hãy sử dụng lá lốt để chế biến thành các món ăn khác nhau giúp thay đổi vị giác và kích thích cảm giác thèm ăn. Một số món ăn từ lá lốt các mẹ có thể tham khảo như:

– Thịt bò xào lá lốt: Nguyên liệu cần chuẩn bị gòm 150g thịt bò; 1/2 củ hành tây; 100g lá lốt. Lá lốt đem rửa sạch rồi thái sợi; hành tây gọt bỏ vỏ rửa sạch rồi thái múi.

Cách nấu như sau: Cho thịt bò ướp cùng hạt nêm, đường, muối, xì dầu, tiêu, tỏi băm trong khoảng 20 phút. Cho thịt vào đảo cho tới khi thấy tái chín thì đổ ra đĩa. Cho hành tây vào xào chín sau đó tiếp tục cho lá lốt vào cùng. Đổ hết thịt bò vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

– Chả lá lốt: Băm/xay nhuyễn 200g thịt nạc vai; ngâm 30g mộc nhĩ với nước rồi thái sợi nhỏ cắt ngắn; lá lốt rửa sạch. Trộn thịt với mộc nhĩ sau đó cho đường, bột ngọt, muối và tiêu vào ướp cùng. Sau khoảng 15 phút thì bạn dùng lá lốt cuốn thịt rồi đem rán. 

– Canh cá lóc nấu lá lốt: Để có món canh cá lóc lá lốt, các mẹ cần chuẩn bị 1 con cá lóc, 10 lá lốt, 3 củ hành tím và 1 củ gừng.

Trước khi nấu các mẹ cần sơ chế cá lóc rồi cắt khúc đem ướp với nước mắm, hạt nêm. Hành và gừng đem phi thơm rồi cho cá lóc vào rán sơ qua. Đun sôi cho tới khi cá chín, thêm gia vị cho vừa miệng rồi cho lá lốt vào. Tiếp tục đun sôi trở lại thì tắt bếp.

Mẹ bầu ăn lá lốt được khôngChả lá lốt vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu. 

Không chỉ được chế biến thành các món ăn thơm ngon, hấp dẫn và tốt cho sức khỏe, dân gian còn sử dụng lá lốt để giảm phù nề chân và nhiệt miệng cho mẹ bầu:

– Giảm nhiệt miệng: Rửa sạch khoảng 20-30 lá lốt, ngâm trong nước muối khoảng  30 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá lốt cùng 1 thìa cà phê muối biển và 100ml nước vào máy sinh tố xay. Dùng rây lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt ngậm  để giảm nhiệt miệng. Mỗi ngày mẹ nên ngậm từ 3-4 lần.

– Giảm phù nề chân: Để giảm sưng phù nề chân trong thai kỳ, các mẹ hãy cho khoảng 15 lá lốt vào đun cùng 1 lít nước.

Đun sôi nhỏ lửa trong 3 phút cho các dưỡng chất trong lá lốt tiết hết ra. Sau đó đổ nước ra chậu, pha với nước lạnh để làm ấm nước rồi ngâm chân cho tới khi nước hết ấm.

Bà bầu có nên ăn lá lốt khôngNgâm chân lá lốt giúp giảm phù nề chân khi mang thai. 

IV – Lưu ý cần nhớ khi mẹ bầu ăn lá lốt

Ngoài việc tìm hiểu bà bầu có được ăn lá lốt khôngbà bầu có nên ăn lá lốt không thì ăn lá lốt đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của lá lốt và đảm toàn cho sức khỏe thai kỳ, khi ăn lá lốt các mẹ cần chú ý:

– Không nên ăn lá lốt sống, nên ăn lá lốt đã chế biến sạch sẽ và nấu chín kỹ.

– Mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai nên hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ trước khi ăn lá lốt.

– Không lạm dụng, tần suất ăn thích hợp nhất cho mẹ bầu là từ 1-2 lần/tuần, mỗi ngày không nên ăn vượt quá 100g. Việc ăn quá nhiều lá lốt sẽ gây tình trạng nóng trong.

– Thai phụ bị đau dạ dày, nóng gan, nhiệt miệng, nóng trong không nên ăn lá lốt vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

– Có một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng, đặc biệt chú ý bổ sung canxi – khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và hệ xương, tăng của thai nhi.

Do đó, ngoài việc ăn lá lốt và các thực phẩm giàu canxi, các mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng thêm viên uống canxi NextG Cal giúp cung cấp đầy đủ canxi để cả mẹ và mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mang thai có được ăn lá lốt khôngViên uống canxi NextG Cal được nhiều mẹ bầu lựa chọn để bổ sung canxi khi mang thai. 

Chắc hẳn với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn lá lốt được không và có tốt không? Mẹ bầu có thể ăn lá lốt trong cả thai kỳ nhưng vẫn ăn đúng liều lượng và nắm rõ các lưu ý như chúng tôi đã chia sẻ ở trên để đảm bảo an toàn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Đau hông khi mang thai: 8 Nguyên nhân – 8 Cách chữa trị!

Đau hông khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp ở các chị em khi đang trong giai…

Chi tiết

Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có…

Chi tiết

Bầu ăn bí đao được không? Có tốt cho phụ nữ mang thai?

Bí đao là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn bí đao…

Chi tiết

Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong…

Chi tiết