Bà bầu ăn chôm chôm được không? Cách ăn chôm chôm khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bà bầu ăn chôm chôm được không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm, vì trên thực tế, đây được xem là loại quả rất quen thuộc, sở hữu hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Để hiểu rõ và chi tiết về vấn đề này, cũng như tác dụng của chôm chôm với sức khỏe mẹ bầu, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Thuốc canxi NextG Cal!

I. Mẹ bầu ăn chôm chôm được không?

Kinh nghiệm dân gian cho rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn chôm chôm vì có thể làm sảy thai.

Không chỉ vậy, ăn chôm chôm khi mang thai còn khiến quá trình chuyển dạ gặp khó khăn, chặn đường ra của âm đạo.

bầu ăn chôm chôm được không

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ là kinh nghiệm truyền miệng và chưa được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học hiện đại.

Do đó, mẹ bầu vẫn có thể ăn chôm chôm trong thai kỳ nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, thay vào đó cần ăn đúng cách và với lượng phù hợp. 

II. Tác dụng của ăn chôm chôm khi mang thai

Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không? Vitamin C, mangan, vitamin E, calcium, sắt, photpho, chất xơ, protein,… là những thành phần dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.

Điều đáng mừng là các chất dinh dưỡng này đều có trong quả chôm chôm.

Do đó, mẹ bầu ăn chôm chôm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bản thân và cả bé yêu. Cụ thể:

1. Giảm thiểu chóng mặt, buồn nôn

Nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ gặp phải các hiện tượng thai nghén với nhiều triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn…

bầu ăn chôm chôm có tốt k

Bà bầu ăn chôm chôm giúp giảm thiểu chóng mặt, buồn nôn khi mang thai

Sở hữu hương vị chua ngọt đặc trưng, chôm chôm có thể giúp mẹ giảm các cảm giác khó chịu này.

2. Tăng cường vitamin E cho cơ thể

Mẹ bầu ăn chôm chôm hàng ngày sẽ bổ sung một lượng lớn vitamin E cho cơ thể và hỗ trợ hoạt động tăng sinh collagen.

Điều này giúp chị em giải quyết nhiều vấn đề về da khi mang thai như: Rạn da, mụn trứng cá, lão hóa da, ngứa da, nám sạm…

3. Kiểm soát, điều hòa huyết áp

Thói quen ăn chôm chôm mỗi ngày còn giúp hỗ trợ hoạt động lưu thông máu, từ đó kiểm soát và điều hòa huyết áp luôn ở mức ổn định.

bầu ăn chôm chôm

Thai phụ ăn chôm chôm giúp kiểm soát và điều hòa huyết áp

Đồng thời còn giúp giảm thiểu tình trạng phù nề khi mang thai xuống mức thấp nhất.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa chị em

Lượng chất xơ dồi dào trong chôm chôm khi đi vào cơ thể giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, đẩy tình trạng táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, thói quen ăn chôm chôm mỗi ngày còn giúp làm sạch hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bị bệnh ung thư ruột kết.

5. Hỗ trợ làm đẹp tóc

Không chỉ tốt cho làn da, ăn chôm chôm còn hỗ trợ làm đẹp tóc cho mẹ bầu, cải thiện tình trạng gàu và một số vấn đề khác về da đầu.

bà bầu ăn chôm chôm được không

Các thành phần dinh dưỡng dồi dào trong quả chôm chôm có tác dụng nuôi dưỡng chân tóc chắc khỏe. giảm tình trạng rụng tóc do nội tiết tố thay đổi.

6. Cung cấp hàm lượng sắt cho mẹ

Nhờ có hàm lượng sắt dồi dào nên bà bầu ăn chôm chôm có thể tác dụng hỗ trợ kiểm soát nồng độ hemoglobin của cơ thể mẹ tốt hơn.

Điều này giúp chị em giảm các triệu chứng mệt mỏi của thai phụ khi mang thai cũng giảm thiểu đi đáng kể.

Ngoài ra, sắt còn có công dụng kích thích hoạt động tăng sinh hồng cầu ở trong máu, giúp giảm nguy cơ bị suy nhược cơ thể do thiếu máu trong thai kỳ.

7. Nâng cao sức đề kháng

Mang thai là thời điểm sức khỏe chị em bị suy giảm, kéo theo nhiều thay đổi, dễ bị cảm cúm, viêm nhiễm, nhiễm trùng hơn bình thường.

Theo các nghiên cứu khoa học, sử dụng chôm chôm có thể giúp mẹ bầu nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

bà bầu ăn chôm chôm đc k

Sở dĩ như vậy là do các yếu tố vi lượng trong chôm chôm có công dụng kích thích tăng sinh các tế bào bạch cầu, đồng thời nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, hàm lượng Axit Gallic còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi tấn công của vi khuẩn và các gốc tự do gây hại. Từ đó, mẹ bầu giảm được nguy cơ bị cúm, ho, sốt, nhức đầu…

8. Thanh lọc cơ thể

Ăn chôm chôm trong thai kỳ còn có tác dụng thanh lọc và đào thải độc tố có hại gây bệnh trong cơ thể người mẹ ra bên ngoài.

Sở dĩ như vậy là do quả chôm chôm rất giàu vitamin C và phốt pho.

9. Thúc đẩy sức khỏe xương khớp

Khoáng chất canxi cũng được tìm thấy trong chôm chôm nên không bất ngờ khi loại quả này có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe xương khớp, giúp xương chắc khỏe hơn.

bà bầu ăn chôm chôm đc ko

Mẹ bầu ăn chôm chôm tốt sức khỏe xương khớp cho cả mẹ và bé

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn hồng xiêm có tốt không?

III. Cách ăn chôm chôm tốt nhất khi có thai

Bên cạnh câu hỏi mẹ bầu ăn chôm chôm được không, để giúp nâng cao tối đa tác dụng của loại quả này với sức khỏe, khi ăn các mẹ cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

1. Ăn chôm chôm tươi

Cách đơn giản nhất là mẹ có thể ăn trực tiếp chôm chôm tươi.

Trước khi ăn chôm chôm, mẹ cần rửa sạch sau đó cắt đôi để tách vỏ lấy phần thịt bên trong.

bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không

Không nên để nguyên vỏ và dùng miệng cắn vì vỏ chôm chôm chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn có hại.

2. Nước ép chôm chôm

Nước ép chôm chôm cũng được xem là thức uống vô cùng thơm ngon, đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chị em.

– Để có được món nước ép này, mẹ cần chuẩn bị 200g chôm chôm tươi

– Rửa sạch chôm chôm, tách bỏ hết vỏ và hạt

– Cho thịt chôm chôm vào ép và lấy nước uống.

3. Làm mứt chôm chôm

Để làm mứt chôm chôm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 kg chôm chôm tươi, 5 kg đường cát trắng, 1 ống vai, muối. Sau đó, thực hiện theo hướng dẫn sau:

bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không

– Chôm chôm mang đi rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 15 phút.

– Tách vỏ và bỏ hạt, chỉ lấy phần thịt của quả chôm chôm.

– Trộn thịt chôm chôm với đường cát sao cho đều nhau sau đó để yên khoảng 30 phút.

– Đun nóng chảo rồi đổ hỗn hợp chôm chôm đã ngấm đường vào. Khi mới đun bạn nên đun với lửa lớn, khi sôi thì đun nhỏ lửa.

– Tiếp tục đun và đảo cho tới khi thấy thịt chôm chôm săn lại, đồng thời đường chuyển sang dạng kết tinh bám xung quanh chôm chôm thì mẹ cho vani đã chuẩn bị vào. Đun thêm khoảng 5 phút nữa là được.

IV. Lưu ý khi chị em bầu ăn chôm chôm

Một vài lưu ý khi ăn chôm chôm dưới đây mẹ bầu cần nắm rõ để các thành phần dinh dưỡng của chôm chôm có thể được cơ thể hấp thu tối đa đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé:

Để các thành phần dinh dưỡng trong chôm có thể được hấp thu tối đa cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

1. Không ăn quá nhiều chôm chôm cùng lúc

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì nếu thai phụ ăn quá nhiều có thể gây ra vài vấn đề sức khỏe như: Tăng lượng đường huyết trong máu, tăng cường Cholesterol.

mẹ bầu ăn chôm chôm có tốt không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, số lượng chôm chôm thai phụ có thể ăn được còn tùy thuộc sức khỏe và cơ địa của từng mẹ.

Nếu thai phụ có thể trạng khỏe mạnh thì có thể ăn khoảng 10 quả/ngày.

2. Không ăn chôm chôm quá chín

Chôm chôm quá chín có thể bị lên men và khiến nồng độ cồn của loại quả này tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến thai phụ.

Vì vậy, các mẹ nên ăn chôm chôm vừa chín tới để đảm bảo an toàn.

3. Không lột vỏ chôm chôm bằng miệng

Các mẹ không nên sử dụng răng và miệng để cắn, lột bỏ vỏ của quả chôm chôm vì điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm hóa chất.

bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì

Cách ăn tốt nhất là mẹ nên sử dụng dao cứa vòng tròn xung quanh sau đó dùng tay tách ra.

4. Hạn chế ăn chôm chôm khi lượng đường trong máu cao

Mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có chỉ số đường huyết cao nên hạn chế ăn chôm chôm, vì trên thực tế, hàm lượng đường trong quả chôm chôm cũng là không nhỏ.

Nếu các mẹ vẫn tiếp tục ăn thì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

5. Thời điểm nên ăn chôm chôm

Thời điểm ăn chôm chôm tốt nhất là sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng.

bầu ăn chôm chôm tốt không

Tuy nhiên, các mẹ không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ vì dễ gây khó ngủ vì bị tăng đường huyết.

Đọc ngay: Bà bầu ăn mít có tốt không?

V. Một số lưu ý khác về ăn uống cho chị em bầu

Ngoài những lưu ý về ăn chôm chôm, mẹ bầu cũng cần chú ý thêm về chế độ ăn uống hàng ngày trong thai kỳ để đảm bảo cả mẹ và bé đều được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể:

+ Chế độ ăn uống của mẹ bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất:

Gồm  nhóm chất Bột đường/ Carbohydrate; Protein/Chất đạm; Chất béo; vitamin và khoáng chất.

có bầu ăn chôm chôm có tốt không

+ Không ăn các thực phẩm dễ nhiễm khuẩn:

Ví dụ như: các loại thịt tái, các món gỏi, rau sống, pate, sushi, thức ăn ôi thiu, mốc, nội tạng động vật, tiết canh…

+ Cẩn thận với đồ uống:

Không nên uống các loại nước hoa quả, nước ngọt  đã mở nắp và cất trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Nếu nước lọc đã đun sôi và để quá 7 ngày, các mẹ nên đun lại trước khi uống để tránh bị nhiễm khuẩn.

+ Bổ sung khoáng chất canxi đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

Theo đó, NextG Cal là viên uống bổ sung canxi hữu cơ của Úc dễ hấp thu, không gây nóng trong, sỏi thận, phù hợp với cả các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vì không chứa đường.

bà bầu có nên ăn chôm chôm

Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên đã giúp các mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nên mẹ bầu không cần kiêng ăn theo kinh nghiệm dân gian truyền lại.

Tuy nhiên, trong quá trình ăn chôm chôm các mẹ bầu cần chú ý ăn đúng cách và với liều lượng hợp lý để đảm bảo an toàn tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết