Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ người già mà tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng cao. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra bệnh này và thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Mời các bạn đọc tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
Nội dung:
I – Thông tin cơ bản về thoái hóa đốt sống cổ
Theo thống kê, ở Việt Nam có 80% người trên 50 tuổi mắc bệnh lý về xương khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ rất lớn.
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ bệnh học là tình trạng thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ, khi xương khớp bị lão hóa hoặc bị tổn thương, cột sống sẽ bị mòn dần gây nên tình trạng gai xương ở đốt sống hoặc nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra bên ngoài gây chèn ép vào hệ thống dây thần kinh, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh nhiều người mắc phải
2. Tại sao bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ tiếng anh có tên là Degenerative spine neck. Nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ bệnh học là do sự hao mòn các cấu trúc của cột sống cổ xảy ra theo thời gian.
Theo tuổi tác, các đĩa đệm bắt đầu khô do mất nước tự nhiên, khiến chúng bị xẹp. Những thay đổi này có thể bao gồm:
– Đĩa đệm mất nước: Các đĩa đệm hoạt động như lớp đệm giữa các đốt sống của cột sống. Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống của con người bắt đầu khô và co lại, làm tăng diện tích tiếp xúc nhiều hơn giữa xương với các đốt sống.
– Thoát vị đĩa đệm: Khi đĩa đệm suy yếu, xuất hiện vết nứt, dẫn đến thoát vị. Thoát vị đĩa đệm đôi khi có thể chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh.
– Xương: Cột sống khi thoát vị đĩa đệm sẽ hình thành thêm xương để củng cố gọi là gai xương. Những gai xương này đôi khi cũng có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
– Xơ cứng dây chằng: Dây chằng cột sống có thể cứng theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.
Cổ kém linh hoạt do dây chằng cột sống bị xơ cứng
( → Nên đọc: Đau khớp gối là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng)
*Nhóm người nguy cơ cao mắc bệnh
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay gặp phải nhất ở nhóm đối tượng thường xuyên phải cử động vùng cổ với cường độ cao:
– Nhân viên văn phòng với tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít có thời gian nghỉ ngơi, lười vận động cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ.
– Những người già, tuổi tác cao thì việc xương khớp bị thoái hóa là điều không thể tránh khỏi.
– Di truyền: Một số nghiên cứu cho rằng thoái hóa cột sống cổ cũng có thể do ảnh hưởng của di truyền.
– Chấn thương ở cổ: Nếu khớp bị tổn thương, chẳng hạn như rách sụn và / hoặc nang khớp bảo vệ, khớp có thể bị viêm nhiều hơn và sụn có thể bị mòn sớm hơn.
– Thừa cân: Những người thừa cân có xu hướng thoái hóa xương khớp sớm hơn, bao gồm cả cột sống cổ. Trọng lượng nhiều hơn có nghĩa là đặt áp lực nhiều hơn trên các khớp. Có ý kiến cho rằng những người thừa cân có thể thoái hóa cột sống nghiêm trọng hơn.
– Sai tư thế: Đứng, ngồi, nằm không đúng tư thế cũng có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 c7.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra ở mọi đối tượng
3. Thoái hóa cột sống cổ triệu chứng ra sao?
Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng đều gặp phải những triệu chứng sau:
– Các động tác cổ bị vướng, không linh hoạt, đôi khi còn bị vẹo cổ.
– Thoái hóa đốt sống cổ biểu hiện cơn đau lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán
– Đau từ gáy đi xuống bả vai, cánh tay ở một bên hoặc là ở cả hai bên.
– Trường hợp hiếm gặp là mất đi cảm giác khéo léo của tay, thoái hóa đốt sống cổ tê tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
– Cứng cổ mỗi khi trở trời, ho hoặc hắt hơi cũng gây ra đau đớn.
– Dấu hiệu Lhermitte: Đây là cảm giác khó chịu đột ngột gây ra như một luồng điện đi xuống cổ, xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Người bị thoái hóa cột sống cổ triệu chứng đau nặng hơn khi cúi cổ về trước.
Cử động cổ kém linh hoạt và đau, mỏi
4. Hậu quả của thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ để lâu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
– Chèn ép dây thần kinh
Cột sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu có vai trò giúp cung cấp dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng não bộ, đồng thời truyền và nhận tín hiệu từ não.
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh sẽ khiến quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn, gây rối loạn tuần hoàn máu.
Lúc này, thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng đau đầu, giảm thị lực, mất thăng bằng, thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai, thoái hóa đốt sống cổ gây chóng mặt,…
– Hạn chế hoạt động của vùng cổ: Vùng cổ sẽ khó quay ngang, quay dọc, đau tê, cứng cổ, ảnh hưởng đến việc vận động của người bệnh.
– Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay: Người bệnh còn cảm thấy bàn tay bị đau, nhức, tê, hoặc gặp khó khăn khi cử động. Thoái hoá đốt sống cổ dẫn đến tê tay là một biến chứng không hiếm gặp.
– Thoái hóa đốt sống cổ gây mất ngủ: Những cơn đau kéo dài sẽ khiến người mắc bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy không thể thoải mái và luôn trong trạng thái thèm ngủ, hoặc thiếu ngủ.
Thoái hóa cột sống cổ gây mất ngủ cho người bệnh
– Rối loạn tiền đình: Biến chứng do thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp
– Bại liệt: Rối loạn cảm giác tứ chi, gây bại liệt 1 hoặc cả 2 bên cánh tay.
5. Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?
Với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu thì không gây nguy hiểm tuy nhiên ở giai đoạn muộn bệnh ngày càng nặng hơn thoái hóa đốt sống cổ cách chữa nếu không kịp thời sẽ gây những cơn đau với cường độ khác nhau từ âm ỉ tới dữ dội, rồi quặn từng cơn đau nhói.
Những cơn đau hành hạ cơ thể trong một thời gian dài, phần cổ sẽ bị hạn chế hoạt động, lan tỏa ra những vùng xung quanh cổ gây sái cổ, vẹo cổ.
Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ
Một số trường hợp thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng xuống tay khiến cả cánh tay tê mỏi, các ngón tay không còn được linh hoạt, việc cầm lắm rất khó khăn.
Nguy hiểm hơn nữa là khi bệnh gây thoát vị đĩa đệm rồi ảnh hưởng đến tủy sống gây bại liệt cả 2 tay, ảnh hưởng đến cả tứ chi, thoái hóa đốt sống cổ bị tê tay.
( →Nên đọc: Bị đau cổ bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục đau ở cổ bên trái)
II – Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đúng và đủ luôn quan trọng đối với mọi người bệnh nói chung và người bị thoái hóa đốt sống cổ nói riêng.
Vì vậy, ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến quá trình điều trị mà bệnh nhân cần lưu ý:
1. Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Thực phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn
– Thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể tăng hấp thu canxi. Còn canxi thì lại có vai trò đảm bảo cho một hệ xương chắc khỏe.
Vì vậy, tìm hiểu thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì không nên bỏ qua các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và canxi như các loại hải sản, cua, tôm, hàu, nấm, ngũ cốc, trứng, đậu nành,…
– Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh
Trong một số loại rau xanh như rau ngót, rau bí, rau cải, rau muống, rau mồng tơi,… có chứa khá nhiều chất rất tốt cho cơ thể, bao gồm cả hệ xương khớp.
Đây cũng là lời khuyên sử dụng thực phẩm khi bị thoái hóa đốt sống cổ webtretho chia sẻ.
– Trái cây
Thoái hóa đốt sống cổ ăn gì còn có các loại trái cây như bưởi, bơ, dưa hấu, cam, dâu tây hay xoài,… là những loại trái cây bổ sung chất xơ, vitamin để người bệnh có thể phòng ngừa, ngăn chặn quá trình thoái hóa của xương khớp.
Ăn gì chữa thoái hóa đốt sống cổ?Trái cây giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe và xương khớp
– Thực phẩm có nhiều Omega 3
Omega 3 giúp cho hệ xương khớp của mỗi người luôn chắc khỏe cũng như làm giảm quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên. Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, các loại cá nước ngọt.
2. Bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?
Bên cạnh thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần tránh xa hoặc hạn chế sử dụng những món ăn sau:
– Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ đều không tốt cho cơ thể, nhất là với những người có thói quen dùng mỡ động vật để nấu hoặc sử dụng mỡ lại nhiều lần sẽ làm cho các các thành phần có trong mỡ bị biến chất, các phản ứng được sản sinh, có hại cho sức khỏe.
– Thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì? Thực phẩm nhiều muối, nhiều đường
Ăn quá nhiều món chứa muối, đường thì có thể làm xuất hiện các triệu chứng viêm xương khớp hoặc có thể làm tăng đào thải canxi.
– Tránh sử dụng các chất kích thích
Ngoài thực phẩm trong danh sách thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì, người bệnh cần tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, bia, rượu,… bởi các chất này làm tình trạng trầm trọng hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu,…
III – Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ tập thể dục có tác dụng phòng tránh các cơn đau vùng cổ vai và làm giảm triệu chứng đau khi đang bị bệnh. Một số môn dưới đây sẽ giúp ích cho người bệnh:
1. Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym không?
Tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Tuy nhiên đối với bộ môn Gym thì người bệnh cần hết sức thận trọng vì là bộ môn vận động tương đối mạnh. Nếu rèn luyện không đúng cách, rất dễ gặp rủi ro.
Người bệnh vẫn có thể chọn bộ môn Gym để tập luyện nhưng thoái hóa đốt sống cổ bài tập gym hãy lựa chọn những động tác phù hợp. Tránh các bài tập tác dụng lực quá nhiều lên khu vực này như các bài tập xô vai, gánh tạ…
2. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng yoga
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể thực hiện một số bài tập yoga nhẹ nhàng giúp cột sống cổ khỏe mạnh hơn.
Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có nên tập yoga
Tập yoga giúp cột sống cổ khỏe mạnh, linh hoạt hơn
(→ Nên đọc: Yoga chữa đau mỏi vai gáy của Nguyễn Hiếu)
Người bệnh nên lựa chọn tập yoga thoái hóa cột sống cổ với những động tác giúp kéo giãn, định hình đốt sống cổ, lưng, và vai để giảm thiểu phần nào các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ như đau cổ, đau xương bả vai, cổ cứng hay nhức phần phía sau đầu,…
Có thể tham khảo thêm một số bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ của Nguyễn Hiếu.
IV – Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi có các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ. Tại đây các bác sỹ có thể chỉ định một số phương pháp kiểm tra chẩn đoán thông qua hình ảnh xq thoái hóa cột sống cổ để đưa ra cách chữa phù hợp.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đối với bệnh thoái hoá đốt sống cổ và cách chữa trị bằng thuốc Tây, các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như:
– Kháng viêm, giảm đau: Sử dụng thuốc chống viêm NSAID, corticod để giảm đau do viêm.
– Giãn cơ: có thể giúp giảm co thắt cơ ở cổ.
– Chống động kinh: có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
– Chống trầm cảm: Một số loại thuốc đã được chứng minh giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ
– Tiêm thuốc (corticosteroid và gây tê cục bộ) vào các khớp của cột sống hoặc khu vực xung quanh cột sống.
Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sỹ
Ngoài sử dụng thuốc Tây, một số phương pháp dưới đây cũng được nhiều bệnh nhân quan tâm:
1. Thuốc đông y trị thoái hóa đốt sống cổ
Theo các bệnh án đông y thoái hóa cột sống cổ, mục đích điều trị Đông y giúp hoạt huyết khu ứ, trừ phong thấp, lợi gân cốt, thông kinh hoạt lạc.
Các vị thuốc hay dùng như ngưu tất, đỗ trọng, tang kí sinh, đương quy, cẩu tích, cốt toái bổ…..
Một số bài đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ phổ biến là:
– Bài thuốc đơn giản nhất là nấu cháo khi gạo nhừ chắt lấy nước uống. Tác dụng: giảm đau nhức xương khớp, chữa phong thấp, viêm xương khớp.
– Bài độc hoạt ký sinh gồm Cẩu tích 20g, tế tân 8g, phòng phong 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, tần giao 10g, chích thảo 6g, tang ký sinh 12g, độc hoạt 10g, quế tâm 8g, uy linh tiên 12g, phục linh 10g. Sắc uống ngày một thang, có tác dụng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ 4 5 6.
– Bài khương hoạt đương quy thang: Quế chi 12g, độc hoạt 12g, xuyên khung 12g, hoàng bá 10g, khương hoạt 10g, phòng phong 12g, đào nhân 8g, sài hồ 10g, đương quy 12g, hồng hoa 8g. Sắc uống ngày một thang.
Một số vị thuốc đông y dùng điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp
– Bài khương hoạt nhũ hương thang: Đào nhân 8g, đương quy 12g, phòng phong 12g, xích thược 12g, đan bì 8g, khương hoạt 8g, trần bì 10g, độc hoạt 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng: Chữa đau các khớp, thoái hoá cột sống cổ và lưng.
2. Khắc phục thoái hóa cột sống cổ do thiếu canxi
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa và nhiều bệnh lý xương khớp khác. Người bệnh thoái hóa cột sống cổ nên làm xét nghiệm để xác định mình có bị thiếu canxi hay không, từ đó kịp thời bổ sung.
Bổ sung canxi đầy đủ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương. Đây cũng là một gợi ý cho bệnh nhân đang băn khoăn bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì? thoái hóa đốt sống cổ uống gì?
Canxi NextG Cal có nguồn gốc hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non nên dễ hấp thu, hạn chế lắng đọng canxi do dư thừa gây táo bón, nóng trong, sỏi thận…
Đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, vitamin D3 và K1 giúp tăng hấp thu và vận chuyển canxi đến tận mô xương, nhờ đó canxi được hấp thu tối ưu.
Canxi hữu cơ đến từ Úc Nextg Cal được nhiều bác sỹ khuyên dùng
*Tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!
>> Xem VIDEO những lý do khiến nhiều người tin dùng Canxi NextG Cal <<
V – Thoái hóa cột sống cổ và cách chữa trị
Ngoài thuốc tây, đông y và bổ sung canxi, người bị thoái hóa cột sống, đốt sống cổ có thể tham khảo thêm một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ sau:
1. Thoái hóa cột sống có châm cứu được không?
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ số 5 6 có thể thực hiện châm cứu để cải thiện bệnh theo các phương pháp sau:
– Thủy châm
Dùng một lượng nhỏ thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ tiêm trực tiếp vào các huyệt.
– Điện châm
Dùng một dòng điện có cường độ nhất định, thông qua kim châm tác động lên các huyệt. Nhờ dòng điện nhỏ kết hợp việc vừa châm vừa rung kim sẽ không gây đau đớn như châm trực tiếp bằng tay đồng thời việc dẫn khí nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phương pháp điện châm
– Nhu châm (Cấy chỉ)
Dùng chỉ tự tiêu luồn vào kim số 23 tác động trực tiếp lên các huyệt vùng cổ như giáp tích, thiên trụ.
Các biện pháp châm cứu thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 c6 mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể châm cứu, một số người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, máu khó đông, bệnh ruột thừa, tá tràng, đại tràng không nên xoa bóp bấm huyệt, châm cứu.
2. Xoa bóp thoái hóa đốt sống cổ
Xoa bóp massage thoái hóa đốt sống cổ thực chất là tạo ra một kích vật lý lên trực tiếp da thịt con người, từ đó gây ra tác động đối với thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm của cơ thể.
Tác dụng của xoa bóp, bấm huyệt với xương khớp cụ thể là: làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu trên cơ thể, góp phần làm giảm sưng viêm, giải phóng chèn ép dây thần kinh do các bệnh về xương khớp gây ra trong một số trường hợp.
Cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ:
– Xoa bóp các cơ vùng vai gáy
– Day vùng cổ gáy
– Xoa bóp bả vai, cánh tay
Bên cạnh đó, để thuận tiện hơn, người bệnh có thể sử dụng máy mát xa thoái hóa đốt sống cổ.
Bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Xoa bóp cải thiện tình trạng đau mỏi do thoái hóa đốt sống cổ
3. Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật thoái hóa cột sống chính là phương pháp mổ xâm lấn nhằm loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đề nghị phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ phẫu thuật thay thế một phần hay toàn bộ đĩa đêm hoặc phẫu thuật điều chỉnh cột sống tư thế ban đầu, giúp phục hồi phân xương khớp bị thương.
Sau khi kiểm tra thoái hóa đốt sống cổ chụp x quang, những phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay có thể được áp dụng như:
– Phẫu thuật cắt bỏ gai xương
– Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống
– Phẫu thuật cố định cột sống
– Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm
– Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai
– Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo
– Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo
Thoái hóa đốt sống cổ chữa như thế nào? Phẫu thuật khi bị thoái hóa đốt sống cổ
!!Biện pháp phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ:
Để phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ sớm, bác sỹ khuyên chúng ta nên thay đổi tư thế khi ngồi sau 1 tiếng đồng hồ, tập vận động các khớp, tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng.
Những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều có thể tận dụng giờ giải lao thực hiện các bài tập thể dục nhẹ từ 5-10 phút có tác dụng thư giãn rất tốt cho cột sống cổ, thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân do nghề nghiệp.
Ngoài ra, chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi, tránh bia, rượu, thuốc lá, tránh thức khuya cũng góp phần giúp phòng ngừa căn bệnh này.
Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất cần thiết nhằm giúp các cơ khớp tăng sức bền và hoạt động tốt hơn, kể cả những người đã bị thoái hóa cột sống.
Nên ưu tiên lựa chọn những loại gối phù hợp, chuyên dụng, không gây ra các biểu hiện đau nhức tác động đến chấn thương.
Mà nó còn đem đến cảm giá dễ chịu, xoa dịu làm giảm các cơn đau nhức, giúp bạn có một giấc ngủ sâu, thoải mái, êm dịu hơn. Đây cũng là giải đáp thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có nên nằm gối?
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên nằm gối phù hợp
Những người dưới 40 tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống nhẹ có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội.
Những người bị thoái hóa cột sống gây thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… cần hạn chế các môn thể thao nặng như tennis, golf…
Thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamine: Glucosamine có công dụng kích thích sản xuất sụn, chống viêm và ức chế quá trình thoái hóa sụn khớp.
Chính vì thế, người bệnh có thể bổ sung thêm Glucosamine từ các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng để có thể ngăn ngừa và hạn chế tình trạng thoái hóa cột sống.
Tất cả những thông tin trên về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hy vọng giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh này.
Nếu còn thắc mắc nào khác, có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn chi tiết.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.