Đau háng khi mang thai do đâu? Cách giảm đau háng trái/ phải cho bà bầu!

Đau háng khi mang thai là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải trong thời gian mang bầu, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ. Vậy đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. 8 nguyên nhân gây đau háng khi mang thai

Vị trí của khớp háng là ở hai bên của xương chậu nối đùi với xương chậu.

Hình ảnh phụ nữ có bầu đau khớp háng

Bầu đau háng khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

1. Do mẹ bầu bị thiếu canxi

Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong cả thai kỳ tăng cao so với bình thường (khoảng 1.200mg canxi/ngày) để đáp ứng đầy đủ cho cả mẹ và bé.

Nếu cơ thể mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ canxi sẽ dễ khiến các khớp xương của mẹ bị đau nhức, đặc biệt là khớp háng.

2. Bầu đau khớp háng do giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là nguyên nhân thứ 2 khiến bà bầu đau khớp háng.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có nguy cơ cao bị bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm hộ.

Nguyên nhân là máu bị tích tụ ở các chi dưới, khiến mẹ có cảm giác như đau khớp háng.

3. Do dây chằng tròn bị dãn quá mức

Chức năng của dây chằng tròn là kết nối tử cung với khu vực mu và háng.

Dây chằng tròn sẽ giãn ra khi tử cung lớn dần để thích ứng với sự phát triển của thai nhi, từ đó gây ra tình trạng đau khớp háng.

4. Cơ thể mẹ bị thiếu magie

Magie là chất khoáng quan trọng với những hoạt động của các dây thần kinh.

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt khoáng chất này không chỉ khiến mẹ bầu bị đau xương háng mà còn bị chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

5. Do thai nhi chèn ép

Bên cạnh đó, việc bà bầu bị đau háng không đi được còn do thai nhi ngày một lớn dần chèn ép vào các dây thần kinh ở vùng chậu.

Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay gặp phải tình trạng đau háng khi mang thai ở những tháng cuối.

6. Quá trình thay đổi nội tiết tố khi có thai

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi.

Điều này khiến các sụn khớp và dây chằng nằm ở vùng chậu mềm ra tạo khả năng co giãn thuận tiện cho việc sinh nở.

Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng. 

7. Do thay đổi trọng lượng cơ thể bà bầu

Cân nặng người mẹ sẽ tăng lên theo sự phát triển của thai nhi, điều này đồng nghĩa với việc áp lực lên khớp háng cũng tăng, nhất là ở những mẹ bầu tăng cân quá nhiều.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng 3 tháng cuối thai kỳ.

8. Do sự chuyển động của em bé trong bụng mẹ

Thai nhi liên tục cử động, xoay người, thay đổi vị trí, đạp chân, đá đều có thể tạo áp lực lên các dây thần kinh của người mẹ khiến mẹ bầu bị đau háng.

Cơn đau khớp háng ở bà bầu tăng lên vào các tuần cuối của thai kỳ hoặc khi thai nhi di chuyển xuống đáy tử cung.

Như vậy nguyên nhân tại sao bà bầu bị đau háng đã được giải đáp.

Ở phần nội dung tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu đau háng ở bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. 

II. Triệu chứng đau háng qua các giai đoạn thai kỳ

Tuỳ thuộc vào giai đoạn thai kỳ mà triệu chứng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, đau khớp háng khi mang thai 3 tháng giữa và bà bầu đau háng tháng cuối có sự khác biệt. Cụ thể:

1. Giai đoạn 3 tháng đầu

Tình trạng mẹ bị đau háng 3 tháng đầu thường không phổ biến và không đến từ nguyên nhân nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị đau háng khi mang thai có thể là triệu chứng của mang thai ngoài tử cung cần theo dõi.

Thai phụ bị đau háng 3 tháng đầu có thể triệu chứng như sau:

– Cơn đau khớp háng lan đến thắt lưng, đùi và mông.

– Cảm thấy đau khớp háng khi đi lại, nằm xuống hoặc đứng lên từ tư thế ngồi.

– Cơn đau khớp háng cảm nhận rõ ràng nhất là vỏ vùng hông và xương chậu. 

– Một số mẹ bầu bị đau buốt, đau âm ỉ kéo dài.

2. Giai đoạn 3 tháng giữa

Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng giữa bị đau khớp háng là do nội tiết tố thay đổi khiến xương khớp bị nới lỏng.

Đau háng ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ thường có triệu chứng như sau:

– Mẹ bầu đau khớp háng khi đứng lên ngồi xuống đột ngột hoặc ngồi trên ghế trong thời gian dài. 

– Bỗng dưng bị đau háng khi nâng đồ vật hoặc uốn cong người.

( Nên đọc: Bà bầu bị viêm chân răng do đâu? Cách trị viêm chân răng cho bà bầu.)

3. Giai đoạn 3 tháng cuối

Hiện tượng đau háng khi mang thai tháng cuối xảy ra phổ biến hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa.

– Mẹ sẽ thấy đau nhức ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể như vùng lưng, xương chậu, hông đùi, xương mu và cả hai khớp háng.

– Cơn đau khớp háng nặng hơn ở tuần thai 37 và 38 do thai nhi quay đầu.

III. Bầu bị đau háng có nguy hiểm không?

Tình trạng mẹ bầu đau háng khi mang thai là hiện tượng phổ biến và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, các cơn đau khớp háng cộng với việc khó khăn khi di chuyển hay đứng lên ngồi xuống sẽ gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt của mẹ bầu.

Các bác sĩ cho biết, cơn đau đau háng ở mẹ bầu có thể lan ra vùng eo, chi dưới, hông và lưng.

Tình trạng đau xương háng khi mang bầu diễn ra trong thời gian dài gây nhiều khó khăn cho mẹ khi vận động và đi lại.

Thậm chí nhiều mẹ còn không thể cử động, di chuyển hoặc khi di chuyển thì đau khớp dữ dội.

Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, cơn đau khớp háng càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, cơn đau khớp háng kéo dài còn khiến thai phụ dễ bị mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ thường xuyên khiến mẹ bầu bị thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, dễ cáu gắt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả hai mẹ con. 

Do đó, khi bà bầu đau nhức háng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám xác định nguyên nhân và được tư vấn cách khắc phục hiệu quả, giảm cảm giác đau và khó chịu.

( Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách chữa trị)

IV. 10 Cách giảm đau háng khi mang thai

Dù không gây nguy hiểm cho thai kỳ nhưng tình trạng bầu đau 2 bên háng khiến mẹ khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Để khắc phục, các mẹ có thể tham khảo một số cách giảm đau khớp háng khi mang thai dưới đây:

1. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp khi có bầu

Phụ nữ có bầu đau háng cần có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp.

Không nên đứng quá nhiều vì sẽ tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu và khớp háng làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau.

2. Tích cực chườm nóng vùng háng

Khi mẹ bầu chườm nóng, hơi ấm từ túi chườm sẽ kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng háng, giúp giảm đau khớp háng khi mang bầu nhanh chóng.

Mẹ bầu có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc dùng chai đựng nước nóng rồi chườm nhẹ nhàng vào vùng khớp háng đang bị đau nhức.

3. Áp dụng các hình thức Yoga

Tập luyện yoga giúp giảm thiểu và hạn chế những áp lực tác động lên vùng khớp háng và thắt lưng.

Từ đó giúp giảm đau háng khi mang thai cho mẹ bầu. 

4. Áp dụng một số bài tập giảm đau

Một cách giảm đau háng cho mẹ bầu khác cho mẹ bầu tại nhà là áp dụng một số bài tập có tác dụng giảm đau dưới đây:

– Bài tập cho vùng khớp hông: Tác dụng của bài tập là làm mềm các cơ xung quanh của vùng xương chậu.

+ Cách thực hiện:

  • Ngồi khoanh tròn 2 chân, lưng thẳng và vai mở rộng.
  • Tiếp đó, đặt úp 2 bàn tay lên đầu gối và nhẹ nhàng ấn đầu gối xuống.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vài giây sau đó trở về trạng thái ban đầu.
  • Lặp lại động tác 5 -10 lần.

– Bài tập cho vùng xương chậu: Tác dụng của bài tập là giảm tình trạng đau lưng cho mẹ bầu.

+ Thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, xoay khớp gối về bên trái rồi tiếp tục xoay về vị trí ban đầu.
  • Nên lặp lại động tác 3 lần.

– Bài tập cho vùng chân: Bài tập giúp lưu thông máu tại chân, phòng ngừa nguy cơ giãn tĩnh mạch gây phù nề chân.

+ Thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa trên sàn, 2 tay duỗi dọc theo cơ thể, 2 đầu gối lại.
  • Tiếp đó từ từ duỗi chân phải rồi gập duỗi cổ chân phải 10 lần.
  • Thực hiện thay đổi 2 chân.

( Xem thêm: Có nên bổ sung canxi cho bé sơ sinh? Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh.)

5. Massage vùng háng

Các thao tác massage giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giải toả căng thẳng.

Nhờ đó, tình trạng bà bầu bị đau vùng háng khi mang thai cũng thuyên giảm.

6. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt không tốt gây đau xương háng khi mang thai giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng hiệu quả:

– Hoạt động sai tư thế: Các vận động ngồi hoặc đứng sai tư thế đều gây ảnh hưởng không tốt tới hệ thống các khớp xương.

Mẹ bầu không nên thức khuya

– Thức khuya: Ngoài việc gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ, thói quen thức khuya còn làm tăng các cơn đau tại xương khớp háng.

– Đi giày cao gót: Thói quen đi giày cao gót làm tăng áp lực lên vùng hông và xương chậu, dẫn đến bị đau khớp háng khi mang thai. Vì vậy, mẹ nên đi giày đế thấp để đảm bảo xương háng không bị quá áp lực.

7. Sử dụng một số đồ dùng hỗ trợ mẹ bầu

Bà bầu bị đau háng tháng cuối do thai nhi lớn chèn ép có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực lên vùng xương chậu và các cơ quan xung quanh, từ đó giảm đau khớp háng.

Một số dụng cụ hỗ trợ mẹ có thể tham khảo như đai đỡ bụng, gối hình chữ J hoặc U, lựa chọn đệm phù hợp, nẹp cho vùng khớp háng.

8. Có chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng vừa giúp thai kỳ khỏe mạnh vừa giảm thiểu các nguy cơ đau nhức xương khớp.

Vì vậy các bữa ăn của mẹ bầu nên chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa các dưỡng chất dưới đây:

– Canxi, magie: Có nhiều trong các loại cá béo, tôm, cua, sữa, khoai lang, hạnh nhân, sữa cho bà bầu… Cung cấp đầy đủ canxi và magie giúp hệ xương khớp của mẹ và thai nhi chắc khỏe hơn.

– Vitamin D: Có nhiều trong các chế phẩm từ đậu nành, các loại ngũ cốc yến mạch, lòng đỏ trứng, cá…

>> Xem VIDEO chi tiết cách bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách <<

video bà bầu đau khớp háng

9. Bơi lội

Sức nâng của nước trong quá trình bơi lội có tác dụng giảm thiểu và loại bỏ áp lực lên khớp háng.

Nhờ đó tình trạng đau khớp háng ở mẹ bầu cũng thuyên giảm.

10. Bổ sung thêm canxi cho xương chắc khỏe

Cơ thể bị thiếu hụt canxi là 1 trong các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương háng.

Để khắc phục hiệu quả, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể.

Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể, không chỉ đảm bảo răng và xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ duy trì các hoạt động của tim mạch, cơ bắp, hệ miễn dịch và thần kinh.

Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể giúp mẹ bầu cải thiện và phòng ngừa đau khớp háng

Khi được cung cấp đủ canxi, mẹ bầu sẽ tránh được các tình trạng nhức mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, chuột rút, loãng xương, còn thai phi phát triển hệ xương, cơ, cân nặng và hệ thần kinh toàn diện.

Vì nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao nên việc bổ sung canxi qua thực phẩm ăn uống hàng ngày thường không đáp ứng đủ.

Mẹ bầu nên kết hợp thuốc bổ sung canxi hữu cơ Úc NextG Cal theo tư vấn của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về dòng canxi hữu cơ này: Ở ĐÂY

V. Giải đáp thắc mắc về đau khớp háng ở mẹ bầu

Một số thắc mắc về tình trạng đau háng ở mẹ bầu như: mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh, có thể phòng ngừa đau háng khi mang thai không… sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay dưới đây:

1. Mẹ bầu đau háng có phải sắp sinh? 

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải chịu tác động của hormone relaxin khiến cho dây chằng của các khớp xương bị mềm và nới lỏng.

Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, cơn đau khớp háng càng nghiêm trọng hơn

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là vùng xương chậu, 2 bên háng và xương mu bị đau.

Vì vậy, càng đến gần ngày sinh mẹ bầu càng cảm nhận rõ hơn cơn đau này.

2. Có thể phòng ngừa đau khớp háng cho bà bầu không? 

Tuy không mang lại hiệu quả 100% nhưng mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số  biện pháp phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai dưới đây:

– Tập thể dục hoặc vận động phù hợp trong thai kỳ: đi bộ, tập yoga, bơi lội…

– Kiểm soát cân nặng để tránh tình trạng gây sức ép lên khớp háng.

– Đi giày bệt trong thai kỳ, hạn chế di chuyển quá nhiều hoặc vận động mạnh.

– Hạn chế các hoạt động có thể làm giả cơn đau vùng chậu, khớp háng: Ví dụ như liên tục đứng, ngồi chéo chân, mang vác đồ vật nặng.

– Đảm bảo cung cấp đủ các khoáng chất canxi, kali và magie cho cơ thể.

– Ngủ trước 10 giờ tối, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng.

– Khi nằm ngủ nên kê thêm gối giữa 2 đầu gối để giảm sức ép lên vùng xương chậu và xương hông.

Tóm lại, tình trạng đau háng khi mang thai không nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng.

Vì vậy, mẹ hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cách làm giảm triệu chứng đau háng khó chịu.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí