Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng một hoặc nhiều khớp bị viêm nhiễm bên trong chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây khó chịu và đau đớn khi vận động, di chuyển. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Để có thông tin chính xác về căn bệnh này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Canxi PM NextG Cal.
Nội dung:
- I. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
- II. Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
- III. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
- IV. Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn
- V. Cách chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
- VI. Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
- VII. Khả năng phục hồi sau điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
- VIII. Cách phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn
I. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng hay nhiễm trùng khớp.
Đây là hiện tượng bên trong các khớp bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập gây sưng tấy và đau khớp.
Nhiễm khuẩn tại khớp có thể xảy ra khi vi trùng di chuyển quá mức từ các bộ phận khác trong cơ thể.
Hoặc có thể xuất phát từ một chấn thương xuyên khớp mang vi trùng trực tiếp đi vào khớp.
Bệnh rất ít khi xuất hiện cùng lúc ở nhiều khớp.
Vị trí các khớp dễ bị nhiễm khuẩn gồm khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp vai và khớp mắt cá chân.
Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng mà khớp bị viêm có thể bao gồm:
– Người trưởng thành: Chủ yếu bị viêm nhiễm khuẩn ở các khớp tay và chân, đặc biệt là đầu gối.
– Trẻ em: Đa phần bị viêm nhiễm khuẩn ở khớp hông.
– Trường hợp hiếm: Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn khớp cổ hoặc ở đầu, lưng.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn.
Nhiễm khuẩn khớp có thể dẫn đến tổn thương xương và sụn trong khớp nhanh chóng và nghiêm trọng.
Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng.
II. Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Người bệnh thường gặp khó khăn và bị đau khi cử động ở khớp bị viêm nhiễm. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng khớp gồm:
– Khớp vị nhiễm khuẩn bị sưng, đỏ và ấm hoặc nóng.
– Đau khi di chuyển khớp hoặc khi dồn trọng lượng lên khớp.
Người bệnh thường bị sưng và đau khi cử động ở khớp bị viêm nhiễm
– Đau nhói tại khớp bị viêm, đặc biệt là khi cử động khớp.
– Cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
– Sốt.
Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và đối tượng bị viêm khớp nhiễm khuẩn mà triệu chứng bệnh cũng có sự khác nhau. Cụ thể:
– Nếu bệnh xảy ra ở khớp nhân tạo (nhiễm trùng khớp giả): Người bệnh bị sưng tấy, đau nhẹ trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau phẫu thuật thay khớp giả.
– Viêm khớp nhiễm khuẩn ở trẻ em: Ngoài các triệu chứng kê trên, trẻ có thể gặp một số dấu hiệu khác như: Chán ăn, bỏ ăn, tim đập nhanh, thể trạng bất ổn, khó chịu, quấy khóc.
Nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia của Nextg caL
III. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, vi rút và nấm.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân ít gặp và yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
1. Do vi khuẩn, virus hoặc nấm
Hầu hết các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn đều do vi khuẩn gây ra.
Trong đó, phổ biến nhất là Staphylococcus Aureus (tụ cầu khuẩn), một loại vi khuẩn sống trên làn da khỏe mạnh.
Hầu hết các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn đều do vi khuẩn gây ra
Bên cạnh đó, viêm khớp nhiễm trùng cũng có thể do virus hoặc nấm gây ra.
Điều này có thể xảy ra:
– Nếu bạn bị thương hoặc tai nạn ở khớp.
– Nếu vi khuẩn, vi rút hoặc nấm từ nơi khác trong cơ thể lan vào máu và sau đó vào khớp.
– Biến chứng của phẫu thuật khớp.
2. Do cơ thể bị một nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nào đó
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển khi cơ thể người bệnh bị một nhiễm trùng.
Ví dụ như nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua đường máu đến khớp.
Ít phổ biến hơn, vết thương đâm thủng, tiêm thuốc hoặc phẫu thuật trong hoặc gần khớp (bao gồm cả phẫu thuật thay khớp) cũng có thể khiến vi trùng xâm nhập vào không gian khớp.
3. Do sức đề kháng của màng hoạt dịch khớp yếu
Sức đề kháng của màng hoạt dịch khớp yếu nên không thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tấn công.
Phản ứng viêm của cơ thể lúc này lập tức được kích hạt làm tăng áp lực ở trong ổ khớp và giảm máu lưu thông đến khớp.
Điều này làm trầm trọng hơn tình trạng tổn thương.
4. Do sự thay đổi bất thường ở khớp
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ cũng có thể xuất phát từ những thay đổi bất thường ở khớp. Cụ thể:
– Các dạng viêm khớp khác.
– Chấn thương khớp.
– Đã từng cấy ghép khớp nhân tạo.
– Suy giảm hệ miễn dịch gây tiểu đường, ung thư, bệnh thận.
5. Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn gồm:
– Vấn đề hoặc bệnh lý tại khớp:
Các bệnh lý và vấn liên quan đến khớp như gút, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, lupus, khớp nhân tạo, phẫu thuật vào khớp, chấn thương khớp…
– Có khớp nhân tạo:
Vi khuẩn có thể được đưa vào trong quá trình phẫu thuật thay khớp.
Hoặc khớp nhân tạo có thể bị nhiễm trùng nếu vi trùng di chuyển đến khớp từ một khu vực khác của cơ thể qua đường máu.
– Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp:
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn hơn so với người khỏe mạnh bình thường do phải sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
Vì các loại thuốc này có thể gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
– Hệ miễn dịch yếu, dùng thuốc ức chế miễn dịch:
Bệnh có nguy cơ cao hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh thận, gan, tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
– Chấn thương khớp:
Ví dụ như vết cắn qua khớp, vết cắn của động vật hoặc vết xương xuyên qua khớp…
– Da không khỏe mạnh:
Da yếu và không khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể.
Vì vậy, người mắc bệnh chàm, vảy nến rất dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
Bạn muốn biết thêm về: Viêm khớp phản ứng?
IV. Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn
Trong trường hợp không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhiễm khuẩn khớp có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
– Thoái hóa khớp.
– Tổn thương khớp vĩnh viễn.
– Viêm xương khớp.
– Biến dạng khớp.
Để ngăn ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay khi bị đau dữ dội ở khớp và cơn đau xuất hiện đột ngột.
Điều trị kịp thời sẽ làm giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương khớp.
V. Cách chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
Sau khi kết thúc thăm khám lâm sàng qua triệu chứng, người bệnh có thể cần thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.
Các xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn gồm:
1. Phân tích chất lỏng khớp
Nhiễm trùng có thể làm thay đổi màu sắc, độ đặc, khối lượng và thành phần của chất lỏng trong khớp.
Bác sĩ thực hiện xét nghiệm dịch chất lỏng khớp để tìm ra loại vi khuẩn gây nhiễm trùng
Do đó, bác sĩ sẽ sử kim để lấy một mẫu chất lỏng trong khớp bị ảnh hưởng sau đó mang đi xét nghiệm.
Thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định vi khuẩn, vi rút nào nào gây nhiễm trùng.
2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ có thể xác định xem có dấu hiệu nhiễm trùng trong máu của người bệnh hay không.
Một mẫu máu của bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế lấy để mang đi xét nghiệm.
3. Kiểm tra hình ảnh
Chụp X-quang và các xét nghiệm hình ảnh khác (siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính CT, cộng hưởng từ MRI) của khớp bị ảnh hưởng giúp bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương ở khớp hoặc tình trạng lỏng lẻo của khớp nhân tạo.
Người bệnh cũng có thể cần nuốt hoặc tiêm một lượng nhỏ hóa chất phóng xạ nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng khớp giả và đã hơn 1 năm kể từ khi ngày phẫu thuật.
VI. Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn chủ yếu là dẫn lưu khớp, sử dụng thuốc kháng sinh và loại bỏ khớp thay thế.
1. Thoát dịch khớp
Việc loại bỏ dịch khớp bị nhiễm trùng là rất quan trọng, nhất là nếu hiện tượng viêm nhiễm tái tiết dịch quá nhanh.
Phương pháp này nhằm giảm áp lực lên khớp, loại bỏ vi khuẩn tại khớp và lấy mẫu sinh thiết xét nghiệm.
Các phương pháp thoát dịch khớp được sử dụng hiện nay gồm:
– Dùng kim: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rút chất lỏng bị nhiễm trùng bằng kim hút arthrocentesis đâm vào trong khớp. Phương pháp này được thực hiện cho tới khi không còn vi khuẩn trong dịch khớp.
– Nội soi: Một ống linh hoạt có máy quay video ở đầu được đặt vào khớp của bệnh nhân thông qua một vết mổ nhỏ. Ống dẫn lưu và các ống hút sau đó được đưa vào bên trong khớp thông qua vết mổ quanh khớp.
– Phẫu thuật mở: Phẫu thuật mổ mở thường sử dụng khi bị viêm khớp háng – vị trí khó dẫn lưu bằng kim hoặc nội soi khớp hơn.
2. Sử dụng kháng sinh
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm nhiễm vùng khớp thường được tiêm vào tĩnh mạch để đảm bảo khớp bị viêm nhanh chóng nhận được thuốc tiêu diệt vi khuẩn.
Sau đó bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống.
Đa số triệu chứng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ thuyên giảm trong khoảng 48 giờ kể từ lần điều trị kháng sinh đầu tiên. Quá trình điều trị thường kéo dài trong 2 – 6 tuần.
Khi điều trị bằng thuốc khác sinh, bệnh nhân viêm khớp có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
Nếu gặp các tác dụng phụ, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý:
Khi xuất viện, người bệnh có thể được cho uống thuốc kháng sinh trong vài tuần.
Điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc trong thời gian được yêu cầu, ngay cả khi người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn.
Việc ngừng điều trị quá sớm có thể khiến nhiễm trùng quay trở lại.
3. Loại bỏ khớp thay thế
Nếu khớp nhân tạo bị nhiễm trùng, việc điều trị thường bao gồm tháo khớp và tạm thời thay thế bằng miếng đệm khớp – một thiết bị làm bằng xi măng kháng sinh.
Vài tháng sau, một khớp thay thế mới được cấy ghép.
Trường hợp không thể tháo khớp nhân tạo, bác sĩ sẽ giữ nguyên khớp nhân tạo nhưng cần tiến hành làm sạch khớp đồng thời loại bỏ mô bị tổn thương.
Sau đó dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch bằng kháng sinh đường uống trong vài tháng để ngăn ngừa nhiễm trùng quay trở lại.
VII. Khả năng phục hồi sau điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, viêm vùng khớp do nhiễm khuẩn có thể được điều trị dứt điểm.
Đa phần các triệu chứng bệnh viêm khớp thuyên giảm trong khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị.
Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, điều quan trọng là người bệnh phải nghỉ ngơi và bảo vệ các khớp bị viêm.
Sau khi hết nhiễm trùng, nên tập thể dục nhẹ nhàng để xây dựng sức mạnh cơ bắp, từ đó hỗ trợ khớp và cải thiện phạm vi chuyển động.
Đồng thời ngăn ngừa tình trạng yếu cơ, cứng khớp; hỗ trợ lưu thông máu và hồi phục nhanh hơn.
Trường hợp viêm khớp nhiễm trùng để tiến triển nặng và điều trị muộn, người bệnh có thể bị tổn thương khớp vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại và vận động.
Do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
VIII. Cách phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn
Không có biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn 100%.
Tuy nhiên, đảm bảo vô cùng tuyệt đối trong các phẫu thuật khớp là cách phòng tránh hữu hiệu nhất.
Bên cạnh đó, cần điều trị dứt điểm các dạng nhiễm khuẩn khác trên cơ thể như tại xương, phần mềm và da.
Nếu thừa cân hoặc béo phì, cần thực hiện giảm cân khoa học để giảm áp lực cho khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Viêm khớp nhiễm khuẩn để kéo dài có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn và biến dạng xương khớp.
Vì vậy, bạn không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay khi thấy xuất hiện tình trạng sưng và đau khớp bất thường.