Khô khớp gối là vấn đề phổ biến không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn cả ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, khớp gối bị khô còn có nguy cơ bị biến dạng nặng, dẫn tới tàn tật.
Nội dung:
I – Khô khớp gối là gì?
Bệnh khô khớp gối là tình trạng dịch bôi ở trong khớp gối tiết ra quá ít, kèm theo âm thanh lạo xạo khi người bệnh vận động.
Các đối tượng bị khô khớp gối thường là: Người trên 60 tuổi; người trẻ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất; người hút thuốc lá; người uống nhiều bia rượu; người ít vận động; người béo phì; người thường xuyên lao động nặng; những người bị chấn thương ở gối…
Khô khớp gối hiện tượng dịch bôi ở trong khớp gối tiết ra quá ít
II – Nguyên nhân bị khô khớp gối ở người trẻ và người già
Nguyên nhân gây hiện tượng khô khớp gối ở người trẻ và người già là gì? Dưới đây là các nguyên nhân chính gây bệnh khô khớp đầu gối:
1. Nguyên nhân khô khớp gối ở người già
– Do tổn thương sụn khớp: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến khô khớp gối. Các nguyên nhân gồm chấn thương sụn chêm, viêm khớp, chấn thương dây chằng khớp gối, xơ khớp…
– Do tổn thương xương dưới sụn.
– Do giảm tiết dịch khớp.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt nhiều các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin, sắt, collagen…
– Một số trường hợp bị khô khớp do tác dụng phụ của thuốc.
Nguyên nhân chính gây khô khớp gối là do tổn thương sụn khớp và giảm tiết dịch khớp
2. Nguyên nhân khô khớp gối ở người trẻ
Ngoài các nguyên nhân gây khô khớp gối kể trên, còn một số yếu tố gây hại cho sụn khớp ở người trẻ như:
– Sai tư thế: Việc thường xuyên ngồi xổm, vắt chéo chân, đi lại quá nhiều hay bê vác vật nặng cũng khiến các khớp gối của người trẻ dễ bị hư tổn và thoái hóa nhanh.
– Thừa cân, béo phì: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể tăng 1kg đồng nghĩa với việc khớp gối phải chịu tải thêm gấp 3 lần số kg tăng, điều này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp.
– Ít vận động: Việc lười vận động khiến các cơ trong cơ thể trở nên lỏng lẻo yếu dần và, hệ thống khớp gối gồm gân, dây chằng, sụn cũng dễ bị sai lệch và tổn thương.
– Thường xuyên đi giày cao gót làm tăng áp lực lên đầu gối, gót chân, lâu ngày dẫn đến tổn thương sụn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
(→ Xem thêm: Tìm hiểu về đau khớp gối)
III – Dấu hiệu khô khớp gối
Dấu hiệu nhận biết bị khô khớp đầu gối ban đầu thường không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng khô khớp gối sau:
– Có tiếng kêu lạo xạo, lục cục ở đầu gối khi di chuyển, co duỗi chân, lên xuống cầu thang.
– Khớp gối bị căng cứng, khó co duỗi, nhất là vào buổi sáng hoặc khi thay đổi thời tiết.
– Đau nhức ở khu vực khớp gối, nhất là khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Khớp gối lục cục khi vận động, cứng khớp và đau khớp là các dấu hiệu bị khô khớp gối
– Vùng khớp gối bị nóng đỏ và sưng tấy. Nhưng không phải tất cả các trường hợp bị khô khớp gối đều có dấu hiệu này.
Khô khớp gối nếu không được điều trị có nguy cơ biến chứng thành nhiều bệnh khớp mạn tính, có thể gây hạn chế vận động, gai xương, biến dạng khớp gối, teo cơ, liệt khớp gối…
Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
IV – Bị khô khớp gối có nên đi bộ không? Tập thể dục không?
Người bị khô khớp gối nên đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách để kích thích tạo ra dịch khớp nuôi dưỡng sụn, giúp bôi trơn khớp gối, giảm đau, giảm tình trạng khô khớp và ngăn ngừa cứng khớp.
Vậy đi bộ như thế nào cho đúng? Người bị khô khớp gối khi đi bộ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên khởi động cơ thể trước khi đi bộ khoảng 5 đến 10 phút để làm nóng cơ và khớp.
– Không nên đi sải bước quá dài và đi với tốc quá nhanh vì sẽ gây thêm áp lực cho phần khớp gối.
– Nên đi bộ thật chậm rãi và nhẹ nhàng, khoảng cách tốt nhất giữa hai lần bước nên là 1 hoặc 2 bàn chân.
– Mỗi lần đi bộ chỉ nên đi khoảng 15 phút, tổng thời gian đi bộ trong ngày không nên vượt quá 60 phút.
– Nếu thấy có dấu hiệu đau nhức, di chuyển khó khăn và khớp gối bị sưng, bạn nên dừng ngay việc đi bộ.
Đi bộ đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh khô khớp gối hiệu quả
Khô khớp gối có nên tập thể dục không? Đây là lo lắng của rất nhiều người bệnh vì lo sợ tập thể dục sẽ gây áp lực cho phần đầu gối, khiến tình trạng khô khớp gối nặng hơn.
Thực tế, tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh khô khớp gối tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời gian cũng như phương pháp tập thể dục phù hợp, an toàn.
( → Xem thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị)
V – Bệnh khô khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh khô khớp gối. Chính vì vậy, bệnh khô khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.
1. Bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
Người bệnh bị khô khớp gối nên ăn các loại thực phẩm dưới đây để hỗ trợ làm tăng tiết dịch tại khớp gối, chống viêm và hồi phục xương khớp:
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi khô khớp gối nên ăn gì tốt. Sở dĩ như vậy là do trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa hàm lượng lớn canxi mà cơ thể rất dễ hấp thụ.
– Cá biển: Người bị khô khớp gối nên ăn các loại cá biển giàu axit béo Omega 3 như cá mòi, cá ngừ, cá hồi… Omega 3 là dạng chất béo không no, có tác dụng hạn chế cứng khớp, giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Tìm kiếm khô khớp gối ăn gì tốt, chắc chắn không nên bỏ qua cá biển.
Các thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho người bị khô khớp gối
– Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu nành, hạt điều, macca, hạt óc chó… cũng là những thực phẩm người bị khô khớp gối nên ăn. Đây là nhóm thực phẩm có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa của xương khớp, ngoài ra còn cung cấp khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
– Khoai lang: Magie, kali – 2 thành phần chính trong khoai lang có tác dụng giúp xương khớp luôn khỏe mạnh.
– Cà chua: Vitamin K, canxi và collagen trong cà chua giúp ổn định cấu trúc xương, cải thiện các triệu chứng bệnh khô khớp gối.
– Các loại rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa,… là các loại rau màu xanh đậm rất tốt cho người bị khô khớp gối vì chứa nhiều vitamin C, K, collagen, giúp khớp gối hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.
– Hoa quả: Các loại hoa quả như đu đủ, cam, bưởi với hàm lượng vitamin C dồi dào, có tác dụng kháng viêm, sản sinh ra collagen cho xương khớp luôn dẻo dai. Nếu băn khoăn không biết khô khớp gối phải làm sao, bạn hãng tăng cường ăn các loại hoa quả này nhé!
2. Bệnh khô khớp gối kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh chất nhầy trong khớp mà người bị khô khớp gối nên kiêng gồm:
– Nội tạng động vật: Không chỉ chứa nhiều cholesterol, nội tạng động vật còn có một số chất độc tiềm ẩn gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình phục hồi của xương khớp.
– Các thực phẩm muối, lên men: Cà muối, hành muối, củ cải ngâm, dưa muối là những thực phẩm người bị khô khớp gối nên kiêng. Vì nhóm thực phẩm này có hàm lượng muối và axit cao dễ khiến các khớp bị mất nước.
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn: Việc ăn quá nhiều các thức ăn này sẽ khiến người bệnh dễ tăng cân, cân nặng tăng sẽ làm tăng gánh nặng nên xương khớp.
– Đồ uống có cồn, chất kích thích: Bia, rượu, cà phê,… đều không tốt chó sức khỏe, có thể làm hủy hoại cấu trúc xương, gây ức chế quá trình tái tạo và phục hồi xương khớp.
VI – Khô khớp gối nên uống thuốc gì?
Bị khô khớp gối uống thuốc gì? Để biết bị khô khớp gối uống gì, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị khô khớp gối phù hợp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị khô khớp gối gồm:
– Thuốc giảm đau, chống viêm steroid: Paracetamol, Celecoxib, Indomethacin, Meloxicam…
– Corticoid: dạng uống hoặc tiêm.
– Glucosamine, Chondroitin…
– Tiêm acid hyaluronic nội khớp để điều trị bệnh khô khớp gối: Acid hyaluronic là thành phần của dịch khớp, có tác dụng đệm giảm xóc, bôi trơn, bảo vệ sụn khớp.
Khi sử dụng thuốc khô khớp gối, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh chỉ uống thuốc trị khô khớp gối khi được bác sĩ chỉ định
Ngoài ra, còn một số phương pháp chữa khô khớp gối như: Chữa khô khớp đầu gối bằng tập vật lý trị liệu, điều trị bệnh khô khớp gối bằng phẫu thuật chỉnh hình…
Bên cạnh các cách trị khô khớp đầu gối trên, người bệnh cần chú ý việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng khô khớp gối.
Trong đó, việc bổ sung canxi đầy đủ là điều vô cùng cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, phòng ngừa loãng xương và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác.
Nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Viên uống canxi NextG Cal
NextG Cal là viên uống cung cấp canxi, giúp bổ sung canxi trong các trường hợp do thiếu canxi như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp, khô khớp gối…
Đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên được làm từ xương bò non, đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa vitamin D3 và K1, canxi sẽ được hấp thu tối ưu và vận chuyển đến tận mô xương, giúp xương khớp chắc khỏe.
>> Xem VIDEO lý do hàng triệu người tin dùng canxi NextG cal <<
**Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh khô khớp gối là gì, khô khớp gối và cách điều trị ra sao. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh khô khớp gối hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.