Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rất phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng không biết có phải là dấu hiệu bệnh lý không? có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung:
Rụng tóc vành khăn là như thế nào? Rụng tóc vành khăn là hiện tượng xảy ra ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi tóc rụng nhiều ở phần sau gáy và tạo thành hình vành khăn xung quanh đầu.
Đi kèm với triệu chứng bé sơ sinh rụng tóc hình vành khăn, một số trường hợp xuất hiện tình trạng khó ngủ, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm và vận động kém.
Hình ảnh rụng tóc hình vành khăn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:
Vitamin D có vai trò khá quan trọng đối với việc hình thành lông và tóc. Vitamin D được cung cấp từ chế độ ăn uống hoặc tổng hợp ở da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Khi sinh ra, lượng vitamin D có sẵn trong cơ thể trẻ khá ít, trong khi đó hàm lượng vitamin D từ sữa mẹ hầu như không đủ cho nhu cầu của trẻ.
Trẻ sơ sinh cũng thường bị hạn chế không tiếp xúc ánh nắng thường xuyên được. Vì vậy trẻ rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này.
Đồng thời, khi bị thiếu vitamin D cũng làm rối loạn chuyển hóa canxi và làm cho bé chậm phát triển, dễ dẫn đến tình trạng còi xương. Vitamin D chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trẻ bị rụng tóc vành khăn thiếu chất gì.
Bên cạnh đó thiếu sắt, kẽm, vitamin C, canxi đều là nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn ra mồ hôi trộm. Đây cũng là một giải đáp cho thắc mắc trẻ rụng tóc vành khăn có phải thiếu canxi?
Rụng tóc vành khăn là thiếu gì? Thiếu canxi, vitamin, sắt, kẽm là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ
Theo một số nghiên cứu thì hormone trong cơ thể người mẹ quyết định không nhỏ đến sự hình thành tóc của thai nhi. Khi sinh ra, lượng hormone giảm dần làm cho tóc của bé bị yếu và rụng dần. Điều này cũng lý giải vì sao trẻ bị rụng tóc vành khăn.
Nếu trẻ giữ nguyên một tư thế khi ngủ (nằm ngửa nhiều), tóc ở đằng sau gáy sẽ có xu hướng bị rụng nhiều hơn.
Bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác như:
– Có dấu hiệu thiếu hụt sắt khiến em bé bị rụng tóc vành khăn.
– Trẻ hay bị sốt cao cũng làm cho tóc dễ bị rụng.
– Trẻ bị bệnh nấm da đầu, bong tróc ở da đầu cũng có thể gây rụng tóc vành khăn ở trẻ em.
– Một số thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân bé bị rụng tóc hình vành khăn.
Một số thuốc kháng sinh cũng có thể gây rụng tóc
Đối với câu hỏi chung về tình trạng rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không? các chuyên gia giải đáp là không. Mặc dù những trẻ bị mắc tình trạng này sẽ có thể trạng kém hơn các trẻ cùng lứa tuổi. Các hoạt động như biết lẫy, biết bò, mọc răng hay đi cũng sẽ chậm hơn bình thường.
Tuy nhiên, để xác định rụng tóc hình vành khăn có nguy hiểm không trong trường hợp cụ thể của bé nhà mình thì cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng hay còi xương.
Do đó, con bị rụng tóc vành khăn cha mẹ không nên chủ quan để tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Đặc biệt là những tình trạng rụng tóc ở độ tuổi trên 6 tháng như rụng tóc vành khăn ở trẻ 1 tuổi, bé 15 tháng rụng tóc hình vành khăn, bé 2 tuổi rụng tóc vành khăn.
Việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân đó là điều mấu chốt giúp trẻ khỏi bệnh. Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến các chuyên khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ về cách điều trị trẻ bị rụng tóc vành khăn.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi bé bị rụng tóc nhiều
Một số biện pháp điển hình dưới đây sẽ giúp phụ huynh có thêm gợi ý trong việc cải thiện rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Không nên cho bé nằm một tư thế quá lâu mà hãy thường xuyên kích thích bé xoay người. Tốt nhất là không nên nằm 1 tư thế quá 2 tiếng để phòng rụng tóc vành khăn trẻ sơ sinh.
Thiếu vitamin D là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 0-6 tháng gây rụng tóc vành khăn ở trẻ 2 tháng tuổi, rụng tóc vành khăn ở trẻ 3 tháng tuổi, trẻ 4 tháng tuổi rụng tóc vành khăn.
Vì vậy cung cấp đầy đủ vitamin D cho trẻ là hết sức cần thiết. Vitamin D giúp hỗ trợ quá trình hấp thu, vận chuyển và lắng đọng canxi trong xương, làm tăng hấp thu canxi và phospho tại ruột, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ em. Đây cũng chính là giải đáp cho câu hỏi trẻ bị rụng tóc vành khăn nên uống gì.
Với trẻ 3 tháng trở lên nên cho uống 5 giọt/ ngày. Sau 4 tuần giảm xuống 4 giọt/ngày. Sau 6 tuần cho uống 2-3 giọt/ngày cho đến khi đủ 18 tháng.
Ngoài ra có thể cho dùng vitamin D liều cao cho trẻ từ 6 đến 18 tháng, với liều lượng 6 tháng/liều.
Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách cho bé phơi nắng 20 phút vào buổi sáng. Cho bé bú 1200-1400ml sữa mỗi ngày và cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.
Trẻ bị rụng tóc vành khăn phải làm sao? Bổ sung vitamin D mỗi ngày cho trẻ là điều cần thiết
(→ Nên đọc: Vì sao phụ nữ sau sinh bị rụng tóc? 7 Cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà)
Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ rụng tóc hình vành khăn.
Với trẻ còn bú sữa mẹ thì chế độ dinh dưỡng, chất lượng sữa của người mẹ rất quan trọng. Vì vậy mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, vừa tốt cho sức khỏe bản thân và đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
Với trẻ bị rụng tóc hình vành khăn đã ăn dặm hoặc ăn thô, cha mẹ nên chú trọng bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ.
Đồng thời cần nạp đủ protein, chất béo phù hợp với thể trạng trẻ, ví dụ các thực phẩm như: Phô mai, bơ, trứng, cá, thịt…để khắc phục tình trạng trẻ 7 tháng bị rụng tóc vành khăn, trẻ 8 tháng rụng tóc vành khăn, trẻ 9 tháng rụng tóc vành khăn.
Bên cạnh các vitamin, dưỡng chất cần thiết ở trên, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung canxi cho bé theo đúng lượng cần thiết dựa vào độ tuổi.
Trẻ sơ sinh nhận vitamin và các dưỡng chất qua sữa mẹ
Cụ thể:
– Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần khoảng 300mg canxi/ ngày
– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 400mg canxi/ ngày.
Trẻ nhận canxi chủ yếu qua sữa mẹ nên trong 6 tháng đầu khuyến khích các mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé có cơ thể khỏe mạnh, cứng cáp, sức đề kháng tốt và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn do thiếu dưỡng chất.
Vì bé bú mẹ cho nên mẹ cần ăn uống đa dạng, đủ chất để bé nhận những chất cần thiết từ trong sữa.
Mẹ đang cho con bú cần 1000mg – 1200mg canxi mỗi ngày nên trong bữa ăn cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ tương, cua, tôm…
Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm có thể bổ sung thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, các loại rau củ quả, thịt xương động vật, hải sản,..
Bên cạnh chế độ ăn giàu canxi, mẹ sau sinh có thể cần uống thêm canxi để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho nhu cầu hàng ngày, tránh tình trạng đau lưng, nhức mỏi sau sinh do thiếu canxi cũng như đảm bảo lượng canxi cung cấp cho con qua sữa mẹ. Trước khi bổ sung mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm canxi hữu cơ NextG Cal nhập khẩu từ Úc. Đây là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.
Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên Nextgcal vào buổi sáng sau ăn 30 phút – 1 tiếng là cách cung cấp thuốc canxi cho trẻ qua sữa mẹ rất tốt.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Canxi hữu cơ NextG Cal được nhiều bác sỹ khuyên mẹ sau sinh nên dùng
Song song với việc nắm rõ cách chữa rụng tóc vành khăn cho bé, phụ huynh cần tham khảo thêm một số lưu ý trong cách chăm sóc trẻ để phòng tránh và hạn chế hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ:
– Sử dụng dầu gội dịu nhẹ chuyên biệt cho trẻ để tránh làm khô tóc và da đầu khiến bé rụng tóc hình vành khăn.
– Tránh chải tóc bé khi tóc còn ướt.
– Nên sử dụng lược chải lông mềm để chải tóc cho bé
– Không nên dùng máy sấy để làm khô tóc khiến tóc trẻ sơ sinh bị rụng.
– Sau khi gội đầu cho bé, mẹ nên dùng khăn bông mềm thấm khô tóc con.
– Không nên đội mũ quá nhiều cho trẻ gây nóng bức và tiết nhiều mồ hôi trên đầu trẻ, dẫn tới tình trạng bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, khiến trẻ 3 tháng tuổi rụng tóc vành khăn.
– Chú ý không để trẻ nằm quá lâu ở một tư thế
– Trẻ cần được bổ sung vitamin D đầy đủ để phòng bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh.
Hiện tượng rụng tóc vành khăn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, qua những giải đáp cho câu hỏi rụng tóc vành khăn là như thế nào? hy vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé và xử lý sáng suốt khi gặp tình trạng này.
Nếu cần tư vấn thêm về vấn đề thiếu canxi ở trẻ hay tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.
So với gãy xương kín thì gãy xương hở nguy hiểm hơn rất nhiều do mức độ tổn thương nghiêm…
Chi tiếtGãy xương kín không tạo ra vết thương hở, xương không đâm qua da thịt gây chảy máu nên nguy…
Chi tiếtChuột rút, đau lưng là một trong những biểu hiện của thiếu canxi; tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài…
Chi tiếtDậy thì là giai đoạn chiều cao của trẻ tăng trưởng rất nhanh và mạnh. Đây là cơ hội cuối…
Chi tiết
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.