Nhiều mẹ bầu rất lo lắng về hiện tượng tê đầu ngón tay khi mang thai và không biết có nguy hiểm gì cho sức khỏe mẹ, thai nhi như thế nào, vì sao bà bầu bị tê đầu ngón tay? Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này qua nội dung dưới đây.
Nội dung:
I – Nguyên nhân bà bầu bị tê ngón tay
Nguyên nhân hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai là do những thay đổi về sinh lý trong thời kỳ mang thai.
Đặc biệt là từ sau tháng thứ 5 trở đi, thai nhi dần lớn hơn và chèn ép các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn khi chân tay dễ bị tê mỏi.
Rất nhiều mẹ bầu bị tê đầu ngón tay trong thai kỳ
Bên cạnh đó, có thể là do mẹ bầu lười vận động, bị phù nề, do ngồi quá lâu hay tư thế tay chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi.
Một số nguyên nhân khác gây hiện tượng tê đầu ngón tay khi mang thai thuộc về bệnh lý:
– Mẹ bầu bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là axit folic, magie, canxi, B1, B2.
– Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, béo phì, cao mỡ máu… ở thai phụ.
– Thiếu nước dẫn đến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ gây mỏi cơ.
– Thiếu máu, hạ đường huyết: Nếu bà bầu bị huyết áp thấp cũng làm giảm lưu lượng máu qua các chi. Khi các mô cơ ở tay không được cung cấp đủ máu trong thời gian dài, các sợi thần kinh sẽ phản ứng lại qua các triệu chứng tê tay, ngứa ran ngón tay khiến bà bầu bị tê cứng ngón tay.
– Các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh cũng gây ra triệu chứng tê bì, chuột rút chân tay.
– Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi có sự tích tụ chất lỏng tại các mô ở cổ tay làm chèn ép các dây thần kinh chạy xuống bàn tay, ngón tay khiến cho mẹ bầu bị tê đầu ngón tay, ngón tay.
Hội chứng ống cổ tay cũng có thể khiến bà bầu bị tê tay
( → Nên đọc: Bà bầu bị đau nhức xương khớp phải làm sao? Cách chữa trị)
II – Bà bầu bị tê đầu ngón tay có sao không?
Hiện tượng tê chân tay khi mang thai đã khiến mẹ bầu lo lắng không biết có ảnh hưởng gì không. Hầu hết các triệu chứng tê đầu ngón tay khi mang thai không gây nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác cực kỳ khó chịu vào hằng đêm, khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc và thường xuyên phải trở dậy vào ban đêm.
Nếu hiện tượng có bầu tê đầu ngón tay ngày càng nặng sẽ làm mẹ bầu bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bị tê đầu ngón tay khi mang thai nếu xuất phát từ việc thiếu dưỡng chất hay do bệnh lý, bà bầu cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ để có giải pháp điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.
III – Cách khắc phục bị tê đầu ngón tay khi mang bầu
Bà bầu bị tê 10 đầu ngón tay có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm như bà bầu cao huyết áp, bị đột quỵ hoặc có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng đều cần được đề phòng.
Bà bầu tê đầu ngón tay có thể tham khảo các biện pháp khắc phục sau:
1. Điều chỉnh tư thế ngủ
Một giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nếu ngủ sai tư thế hoặc có thói quen dùng tay gối đầu sẽ khiến cho mẹ bầu bị tê bì tay.
Gối đầu bằng tay khi ngủ dễ khiến mẹ bầu bị tê bì tay
Đặc biệt, sau khi ngủ dậy lượng máu chưa lưu thông ổn định gây đau nhức, khó chịu ở đầu ngón tay. Do đó, để tránh tình trạng tê ngón tay khi mang thai, các mẹ nên ngủ với gối có độ cao vừa phải và thả lỏng cơ thể.
2. Chườm lạnh
Để cải thiện tình trạng có bầu bị tê đầu ngón tay, các mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên ngón tay. Tuy nhiên, chỉ nên chườm trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 7 – 10 phút mỗi lần), không nên thực hiện nhiều.
Ngoài ra, các mẹ chú ý không nên chườm nóng có thể gây sưng tấy.
3. Xoa bóp, bấm huyệt khi mẹ bầu tê đầu ngón tay
Để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, việc xoa bóp các đầu ngón tay và bàn tay là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, bà bầu tháng cuối bị tê đầu ngón tay càng nên xoa bóp nhiều hơn để các cơ tay vận động linh hoạt, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Lưu ý, các mẹ chỉ nên xoa bóp với tần suất nhất định, không thực hiện quá nhiều gây ảnh hưởng đến xương khớp khi mang thai.
Bên cạnh đó, chị em có thể thử bấm huyệt nội quan – huyệt giữa 2 gân lớn ở cổ tay bằng cách chụm 3 đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) lại với nhau, sau đó đặt lên cổ tay.
Dùng lực nhấn mạnh huyệt này trong 10 giây, từ từ thả ra giúp cho mẹ bầu giảm đi cảm giác tê tay một cách đáng kể.
Hiệu quả của việc bấm huyệt nội quan đúng cách còn giúp tinh thần của mẹ bầu được thoải mái.
Xoa bóp tay để linh hoạt các khớp, giảm tê bì
( → Nên đọc: Mẹ bầu bị tiểu dường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị)
4. Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thực phẩm
Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn cân bằng giảm muối, đường, chất béo, tăng cường vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin A 800 mcg/ngày, vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm màu vàng, cam, xanh đậm, vitamin D:10mcg/ngày, vitamin B2:1,4 mg/ngày, vitamin C: 80mg/ngày, chứa nhiều trong các loại quả có múi như bưởi, chanh, cam, quýt,…
Vitamin B1: khoảng 0,6mg/1000 kcal, có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại hạt.
5. Cải thiện tình trạng bà bầu bị tê đầu ngón tay do thiếu canxi
Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai tăng dần theo từng giai đoạn thai kỳ, cụ thể:
– Trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi là khoảng 800mg/ngày
– Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu canxi là 1.000mg/ngày
– Vào 3 tháng cuối thai kỳ, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Việc bổ sung canxi từ những thực phẩm nhiều canxi cho bà bầu thường không đủ đáp ứng cho mẹ và bé nhất là những tháng cuối.
Vì vậy ngoài bổ sung các thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung thêm các chế phẩm/thuốc canxi để đảm bảo lượng canxi mỗi ngày.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu. NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA).
Đồng thời sản phẩm có chứa vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi và vitamin K1 giúp canxi được định hướng vào xương.
Từ đó canxi được hấp thu tối ưu, giúp mẹ giảm các triệu chứng do thiếu canxi hiệu quả, phòng nguy cơ loãng xương ở mẹ, thiếu canxi ở con.
Mẹ bầu cần bổ sung đủ canxi trong từng giai đoạn thai kỳ
Mẹ bầu có thể uống canxi Nextg Cal từ 2-4 viên/ngày tùy thuộc vào chế độ ăn uống và giai đoạn thai kỳ.
Sản phẩm này hiện được nhiều bác sỹ sản khoa tư vấn cho mẹ bầu cũng như mẹ cho con bú sử dụng.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Bên cạnh các phương pháp trên, mẹ bầu nên dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp để nâng cao sức khỏe và giúp xương khớp linh hoạt hơn.
Trong đó, khuyến khích bà bầu nên tập yoga trong thời kỳ mang thai sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng độ dẻo dai, giảm tình trạng cứng khớp, tăng tuần hoàn máu đến các vùng ngoại vi như ngón tay, ngón chân.
Ngoài ra cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Nếu tình trạng nhức mỏi vẫn tiếp diễn và tiến triển nặng lên khiến bà bầu khó chịu thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn, loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác.
Với nội dung trên, chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho những băn khoăn về tình trạng mang bầu bị tê đầu ngón tay.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi trong thai kỳ hoặc tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.