Gãy xương cánh tay bao lâu thì lành? Biểu hiện và cách điều trị

Gãy xương cánh tay là chấn thương khá phổ biến xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Xương cánh tay là một bộ phận quan trọng trong hệ vận động và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Do đó, khi bị gãy xương cánh tay nhiều bệnh nhân nóng lòng muốn biết gãy xương cánh tay có nguy hiểm không? Cách điều trị và chăm sóc thế nào để xương mau chóng phục hồi. Cùng tìm hiểu với thuốc NextG Cal ngay tại bài viết dưới đây!

Hình ảnh gãy xương cánh tayHình ảnh gãy xương cánh tay.

I – Xương cánh tay là xương gì? 

Xương cánh tay nằm ở vị trí từ vai đến khuỷu tay, gồm có ba loại xương khác nhau là xương cánh tay trên (the humerus), xương quay (the radius) và xương trụ (the ulna).

Xương cánh tay là một bộ phận quan trọng trong hệ vận động và thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: nâng, xoay, viết, đánh máy, sử dụng công cụ…

Xương cánh tay là xương gìXương cánh tay nằm ở vị trí vai đến khuỷu tay.

( → Xem thêm: Gãy xương chày bao lâu thì đi lại được? Biểu hiện và cách điều trị)

II – Gãy xương cánh tay là như thế nào? 

Gãy xương cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị gãy hay nứt và nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. 

Chấn thương gãy xương cánh tay chiếm một nửa số ca gãy xương ở người lớn và chỉ đứng sau gãy xương đòn ở trẻ em.

Bị gãy cánh tayGãy xương cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị gãy hay nứt.

III – Nguyên nhân bị gãy xương cánh tay

Các nguyên nhân bị gãy xương cánh tay ở trẻ em và người lớn gồm: 

– Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây gãy cánh tay

Cú đánh trực tiếp mạnh vào vùng cánh tay từ các vật như gậy.

Va chạm trong tai nạn giao thông.

Té ngã trong tai nạn lao động.

Chấn thương trong thể thao.

Té ngã trong sinh hoạt hàng ngày.

Nạn nhân trong các vụ đâm chém nhau.

Gãy xương cánh tay ở trẻ em và người lớnNgã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây khiến xương cánh tay bị gãy. 

Chấn thương này có thể xảy ra mở mọi lứa tuổi. Nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao dễ gãy xương cánh tay hơn gồm:

Người bị loãng xương.

Người bị khối u xương.

Người già: Do xương bị lão hóa.

Vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao có tính đối kháng và xảy ra va chạm mạnh như bỏng rổ, bóng đá, trượt ván, trượt tuyết, bóng bầu dục…

IV – Biểu hiện của gãy xương cánh tay

Người bị gãy xương cánh tay thường có các triệu chứng và biểu sau:

– Đau nhức dữ dội là vị trí xương cánh tay bị gãy. Mức độ đau tăng lên khi chuyển động.

– Cánh tay bầm tím và sưng.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo, răng rắc khi cử động cánh tay.

Biểu hiện gãy xương cánh tay trênĐau nhức dữ dội là vị trí xương cánh tay bị gãy là triệu chứng điển hình khi xương cánh tay bị gãy.

– Biến dạng ở bên tay bị gãy như gập góc hay ngắn chi

– Không thể ngửa hoặc lật sấp lòng bàn tay.

– Không xoay được cánh tay.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng và hậu quả nguy hiểm.

V – Gãy xương cánh tay có nguy hiểm không? 

Gãy xương cánh tay là chấn thương nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng tới khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh. 

Trong đó, các biến chứng sớm của gãy xương cánh tay gồm: Gãy chọc thủng da dẫn tới gãy hở; chèn ép mạch máu; chèn ép thần kinh; chèn ép khoang.

Các biến chứng gãy xương cánh tay muộn gồm: Biến chứng thần kinh quay, can xương liền tư thế xấu, không tập luyện dẫn tới loãng xương và teo cơ; phù nề dai dẳng; hội chứng Volkmann; hạn chế các động tác xoay cổ tay, cấp cánh tay, gập duỗi…

Bị gãy xương cánh tay có nguy hiểm khôngGãy xương cánh tay có thể gây biến chứng chèn ép mạch máu; chèn ép thần kinh; chèn ép khoang…

VI – Gãy xương cánh tay bao lâu thì lành?

Gãy xương cánh tay bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều vào phương pháp điều trị và mức độ chấn thương của từng bệnh nhân nên rất khó để đưa ra một con số cụ thể. 

Thông thương, gãy xương cánh tay trên và gãy xương cánh tay có thể mất khoảng 4-6 tuần để xương bị gãy lành lại. Trong khoảng thời gian này, việc tuân thủ lịch tái khám và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng để xương mau chóng lành và phục hồi hoàn toàn.

Nẹp gãy xương cánh tay bao lâu thì lànhThông thương, gãy xương cánh tay có thể mất khoảng 4-6 tuần để xương bị gãy lành lại.

( → Xem thêm: Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?)

VII – Cách điều trị gãy xương cánh tay

Khi gặp người bị gãy xương cánh tay, cần tiến hành sơ cứu đúng cách để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu và cách nẹp gãy xương cánh tay như sau: Để cánh tay bị gãy sát với thân người của bệnh nhân, cẳng tay vuông góc với hai nẹp. Cố định nẹp ở dưới và ở trên của ổ gãy. Sau đó lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang hoặc chụp MRI để xác định vị trí và mức độ gãy xương cánh tay. Sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương cánh tay phù hợp. Các phương pháp điều trị hiện nay gồm:

1. Điều trị bảo tồn

– Sử dụng trong trường hợp gãy xương cánh tay không hoặc ít di lệch; gãy xương cánh tay hở ở trẻ em.

– Bác sĩ tiến hành gây tê, nắm chỉnh xương sau đó cố định bằng cách bó bột ở cánh tay, ngực và vai.

– Bệnh nhân kết hợp dùng thuốc giảm đau và giảm sưng.

2. Điều trị phẫu thuật

Mổ gãy xương cánh tay áp dụng đối với bệnh nhân bị gãy xương cánh tay hở; xương di lệch nhiều; gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu thần kinh.

– Bác sĩ sử dụng nẹp vít, đóng đinh để kết hợp xương.

– Sau phẫu thuật cần tập vật lý trị liệu để tránh tình trạng gặp biến chứng và phục hồi chức năng vận động của cánh tay.

– Chi phí mổ gãy xương cánh tay ở mỗi bệnh viện là khác nhau, phụ thuộc nhiều vào phương pháp, bác sĩ thực hiện và mức độ chấn thương. Bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật gãy xương cánh tay ở bệnh viện lớn và uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Cách nẹp gãy xương cánh tayHình ảnh xương cánh tay bị gãy trước và sau khi mổ phẫu thuật kết hợp xương.

VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương cánh tay:

– Sau khi bệnh nhân được bó bột hoặc mổ gãy xương cánh tay, cần theo dõi thật kỹ và sát sao. Nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ.

– Uống thuốc và tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Có chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý: Nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya ngủ muộn, căng thẳng, stress…

– Không cố gắng mang vật nặng hoặc tập luyện quá sức khi xương cẳng tay bị gãy chưa hồi phục hoàn toàn.

Gãy xương cánh tay kiêng ăn gì? Nếu không muốn tình trạng gãy xương cánh tay thêm nặng hoặc lâu bình phục, bệnh nhân cần tránh ăn đồ ngọt, béo; thức ăn nhanh, chế biến sẵn; thực phẩm nhiều dầu mỡ; bia, rượu, cà phê, nước trà đặc và các chất kích thích…

Gãy xương cánh tay kiêng ăn gìViên uống canxi hữu cơ NextG Cal của Úc.

– Gãy xương cánh tay nên ăn gì? Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kém, magie, sắt, kali… trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh để xương mau hồi phục.

Để xương cánh tay bị gãy có thể hồi phục nhanh chóng, ngoài việc bổ sung canxi và vitamin D qua thực phẩm tự nhiên, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng viên uống canxi NextG Cal. 

NextG Cal là viên uống canxi hữu cơ Úc được chiết xuất từ xương bò non, có chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA). Khi kết hợp cùng với vitamin D3 và K1 sẽ giúp cung cấp và tăng khả năng hấp thu canxi tối ưu, hạn chế tối đa tình trạng lắng đọng canxi gây táo bón.

Không chỉ vậy, thành phần MCHA trong NextG Cal còn chứa các khoáng chất quan trọng và thiết yếu khác cho cơ thể như magie, mangan, sắt và kẽm…

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương cánh tay hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

4.5/5 - (4 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí