Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ giúp bé phát triển

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Ba tháng giữa thai kỳ/tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 đến tuần 27) là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về cấu trúc não bộ và hình dáng cơ thể. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần được chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳDinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần được chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

I – Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa ảnh hưởng như thế nào? 

Chế độ dinh dưỡng khi mang bầu 3 tháng giữa ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

1. Đối với mẹ

Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị “hành hạ” bởi các cơn ốm nghén thì 3 tháng giữa là thời điểm thích hợp để mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phục hồi cơ thể.

Việc cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này còn giúp thai phụ tăng cân đều đặn. Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai tốc độ tăng cân nên duy trì ở mức 0,4kg/tuần trong 3 tháng giữa.

Còn với phụ nữ thừa cân, tốc độ tăng cân phù hợp là 0,3kg/tuần; phụ nữ có cân nặng thấp tốc độ tăng cân nên giữ ở mức 0,5kg/tuần.

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp người mẹ sẽ có sức đề kháng tốt, không mắc bệnh, có đủ sức khỏe để sinh con và mau chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú, có sức chăm sóc con.

2. Đối với bé

Khi còn ở trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng mang thai của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi theo máu, qua nhau thai tới cung cấp cho thai nhi.

Mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng 3 tháng gữa thai kỳ đẩy đủ không chỉ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn bảo vệ con và giúp con phát triển toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳChế độ dinh dưỡng khi mang bầu 3 tháng giữa đầy đủ giúp mẹ khỏe và bé phát triển toàn diện. 

Mẹ bầu ăn ít hoặc chế độ dinh dưỡng kém khiến cho sự phát triển của các tế bào có thể không đạt được sự tối ưu, điều này khiến cho thai nhi bị nhẹ cân lúc sinh, không những làm tăng các nguy cơ sức khỏe cho trẻ ngay lúc sinh mà còn về lâu dài.

( → Xem thêm: Bảng dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ cực quan trọng )

II – Chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần thực hiện 

Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất trong hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai, đa số mẹ bầu không còn bị cảm giác ốm nghén hành hạ nên việc ăn uống sẽ ngon miệng hơn. 

Về phía thai nhi, lúc này hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó, ngoài acid folic, sắt, canxi, bà bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, liều lượng 20mg/ngày. Việc thiếu kẽm khiến thai nhi nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật…

Mẹ bầu không nên có suy nghĩ phải ăn gấp đôi, gấp 3 bình thường để “con to” bởi lúc này thai nhi vẫn chưa bước sang thời kỳ “bứt phá” về cân nặng.

Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ.

Một chế độ dinh dưỡng mang thai phù hợp, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu và thai phụ có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ cũng tương tự như các giai đoạn thai kỳ khác, gồm các dưỡng chất thiết yếu sau:

1. Năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu

– Năng lượng: Trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ 2.560 kcal/ngày (nhu cầu năng lượng trung bình của phụ nữ là 2.200kcal). Điều này để đảm bảo thai phụ tăng cân đều đặn. 

– Chất đạm: Dưỡng chất này rất cần thiết để hình thành nhau thai, bào thai và mô cơ thể mẹ. Mẹ bầu nên tăng cường ăn cá thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt,trứng, sữa và các loại đậu.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữaMẹ bầu cần cung cấp đủ năng lượng để tăng cân đều đặn.

– Chất béo: Không chỉ cung cấp năng lượng và hỗ trợ bà bầu hấp thu các vitamin tan trong dầu, chất béo còn rất cần thiết cho việc xây dựng hệ thống thần kinh và màng tế bào của thai nhi.

Do đó, thai phụ nên tăng cường sử dụng chất béo, bao gồm cả mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa (lượng ít) và dầu nành, dầu mè, mỡ cá (lượng nhiều hơn).

– Chất xơ: Để giảm nguy cơ bị trĩ và táo bón thai kỳ, trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung chất xơ từ , khoai lang, ngũ cốc, trái cây, rau xanh,… 

2. Vitamin và khoáng chất

Nhu cầu vitamin và khoáng chất của phụ nữ mang thai cao hơn so với bình thường. Khi bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu đừng quên các vitamin và khoáng chất thiết yếu sau:

– Canxi: Khoáng chất này có vai trò trợ giúp cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Nhu cầu canxi mỗi ngày của bà bầu cần tăng thêm khoảng 300mg/ngày, tổng lượng canxi cần thiết là 1.000 – 1.200 mg/ngày. Ngoài việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi dưới dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Axit folic: Khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nếu bà bầu  bị thiếu axit folic thì thai nhi dễ bị dị tật ống thần kinh. Ở thai phụ, nhu cầu acid folic là 600 μg/ngày.

Để đảm bảo cung cấp đủ axit folic, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như bông cải xanh, bắp cải, măng tây, chuối, cam, trứng trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng giữa. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng  nên bổ sung thêm axit folic bằng đường uống với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng giữa Mẹ bầu 3 tháng giữa cần tăng cường bổ sung vitamin A, D, B1 và khoáng chất canxi, axit folic.

– Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho tốt hơn để hình thành hệ xương. Để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, mẹ bầu nên tắm nắng nhiều hơn (trước 9h sáng); bổ sung qua thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, trứng, các loại cá béo, bơ, sữa…

– Vitamin A: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa cho mẹ bầu cần cung cấp đủ một lượng vitamin A dự trữ để tăng sức đề kháng cho mẹ và cung cấp cho con. Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin A hàng ngày là 800 μg/ngày. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan, sữa, thịt, lòng đỏ trứng, rau màu xanh, vàng, đỏ,… 

– Vitamin B1: Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ lượng vitamin B1 để tránh tình trạng bị tê phù. Để bổ sung vitamin B1, thai phụ nên ăn  thịt lợn, rau, một số loại cá, các loại hạt đậu…

3. Các vi chất khác

Ngoài ra, trong tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa còn cần bổ sung một số vi chất quan trọng sau:

– Sắt: Mẹ bầu bị thiếu máu có thể gây sinh non, thai chết lưu hoặc thai phụ bị chảy máu nhiều sau sinh. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng 3 tháng giữa cho bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: thịt, nghêu, sò, gan động vật, ốc, ngũ cốc, đậu đỗ…

Ngoài thực phẩm, mẹ bầu cũng nên uống thêm viên uống bổ sung sắt ngay từ khi có thai và kéo dài tới sau sinh 1 tháng. 

– I-ốt: Phụ nữ mang thai nếu thiếu i-ốt có nguy cơ cao bị thai chết lưu, sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ, có các khuyết tật bẩm sinh,…

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa Chế độ dinh dưỡng khi có bầu 3 tháng giữa cần đảm bảo cung cấp đủ 20mg kẽm/ngày.

Các thực phẩm giàu i-ốt mẹ bầu nên ăn gồm: cá biển, rong biển, dùng muối ăn có bổ sung i-ốt, đảm bảo nhu cầu i-ốt đạt 200 μg/ngày.

– Kẽm: Nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị chiều cao thấp, nhẹ cân và có các khuyết tật bẩm sinh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng khi có bầu 3 tháng giữa cần đảm bảo cung cấp đủ 20mg kẽm/ngày. 

>> Xem VIDEO DINH DƯỠNG THAI KÌ – Cách Tính Mức Tăng Cân Chuẩn Cho Từng Mẹ Mang Thai <<

video dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

III – Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng 3 tháng giữa 

Khi bổ sung dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Tuyệt đối không uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích. Vì các chất kích thích có thể làm tim đập nhanh, gây đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Giảm tối đa ăn các gia vị cay và chua như tiêu, ớt, giấm, tỏi vì có thể gây đau dạ dày, táo bón và trĩ.

– Hạn ăn đồ ăn chế biến sẵn, uống cà phê.

– Nên chọn thực phẩm sạch, tươi và có giá trị dinh dưỡng cao.

– Đảm bảo an toàn thực vệ sinh phẩm, ăn chín, uống sôi.

– Nếu vẫn bị nghén ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên tránh thức ăn có mùi và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. 

– Thai phụ bị phù, nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp cần giảm ăn mặn để tránh gặp tai biến khi sinh.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng cân.

– Bữa ăn cần đa dạng các thực phẩm khác nhau, không nên quá kiêng khem.

– Nên uống nhiều nước. 

– Việc dùng thuốc trong thai kỳ cần phải thật cẩn trọng, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Mẹ bầu cần uống bổ sung canxi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Nhưng mẹ không nên tùy ý uống bổ sung canxi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian uống. 

Dinh dưỡng 3 tháng giữa cho bà bầuViên uống canxi NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

Viên uống canxi NextG Cal là canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc. Với các thành phần gồm canxi tự nhiên chiết xuất từ xương bò non (MCHA) kết hợp với vitamin D3 và K1, giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) và được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.  

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết