Đi bộ là hình thức luyện tập được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những người bị đau, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Lại là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy thắc mắc, dè dặt khi tập luyện theo hình thức này. Để có được những kiến thức về việc đi bộ khi khớp gối đau có làm thuyên giảm hay là nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay sau đây cùng https://nextgcal.vn.
Nội dung:
I. Nguyên nhân của việc đau, thoái hóa khớp gối
Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh báo vùng khớp gối đang có tổn thương, từ gân, túi hoạt dịch hay dây chằng,… Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến là ở người trung niên và cao tuổi.
Các dấu hiệu nhận biết bị thoái khớp gối gồm:
– Đau sưng và có cảm giác cứng ở gối
– Đỏ tấy, đau nhức vị trí cảm thấy đau, đồng thời khi sờ cảm thấy ấm.
– Khớp bị yếu, khó khăn trong việc di chuyển
– Có tiếng lục khục tại vị trí khớp gối.
– Khó duỗi thẳng đầu gối.
II. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Đi bộ nói riêng và tập thể dục nói chung mang lại nhiều tác dụng và lợi ích tốt cho sức khỏe như:
Tăng cường sức mạnh cơ bắp; đốt cháy calo hỗ trợ giảm cân; giúp ngủ ngon hơn; tăng cường lưu thông máu; cải thiện khả năng giữ thăng bằng; hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch; giảm stress, rối loạn lo âu…
Nhưng với những người bị đau, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Sở dĩ nhiều người đặt ra câu hỏi này là vì lo lắng việc đi bộ sẽ làm tăng thêm áp lực lên khớp gối, khiến cảm giác đau trở nên nặng nề hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, mặc dù khi đi bộ trong lúc đang bị đau khớp gối sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau khó chịu.
Nhưng đi bộ đúng cách vẫn là giải pháp hiệu quả, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh viêm, thoái hóa, đau nhức xương hay cứng khớp…
Thực tế, cấu tạo của khớp gối gồm xương và sụn khớp.
Lớp sụn ở đầu gối do không được nuôi dưỡng từ các mạch máu nên phải dựa vào dịch khớp để tiếp nhận các dưỡng chất cần thiết.
Vì vậy, việc đi bộ, vận động thể dục thể thao thường xuyên là vô cùng cần thiết, giúp quá trình tạo dịch khớp diễn ra đều đặn hơn, giúpbôi trơn khớp gối, giảm tình trạng khô khớp và ngăn cứng khớp.
Đi bộ đúng cách và phù hợp với thể lực còn hỗ trợ củng cố sức mạnh của đôi chân, tăng tính linh hoạt của xương khớp, duy trì cơ bắp, giảm áp lực đè lên đầu gối.
Chính vì vậy mà cơn đau khớp gối cũng được cải thiện đáng kể.
(→ Nên đọc: Đau khớp cổ tay trái/phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị)
III. Đi bộ đúng cách khi đau, viêm, gai khớp gối
Bên cạnh việc tìm hiểu đau khớp gối có đi bộ được không, người bệnh cần chú ý đi bộ đúng cách, kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp để tránh gây đau và thoái hóa khớp gối. Cụ thể:
1. Lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng
Thay vì đi dép hoặc giày thông thường để đi bộ, người bị đau khớp gối nên chọn mua giày đi bộ chuyên dụng chất lượng.
Ưu tiên chọn mua giày có độ thoải mái cao, kích cỡ vừa chân, đế giày mềm dẻo để tránh gây đau chân và có nhiều rãnh nhỏ để tăng độ bám. Tuyệt đối không nên đi giày cao gót khi đi bộ vì có thể gây vấp té ngã rất nguy hiểm.
2. Khởi động kỹ càng trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ, tốt nhất bạn nên khởi động khoảng 5 đến 10 phút để làm nóng khớp chân.
Việc khởi động kỹ càng sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương không đáng có trong quá trình luyện tập.
3. Giảm thiểu tối đa áp lực lên vùng đầu gối
Tốt nhất, người bệnh viêm/ đau khớp gối chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng và khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian đi bộ thành 2-3 lần trong một ngày để tránh vận động quá sức, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
4. Chọn nơi khô ráo, trong lành
Bên cạnh việc lựa chọn giày, chú ý thời gian tập luyện các cách đi bộ, người bệnh cần chọn nơi đi bộ trong lành, khô ráo và đảm bảo an toàn. Tránh đi bộ ở những nơi trơn trượt, có độ dốc cao vì rất dễ bị vấp ngã…
Đặc biệt, nếu cơn đau xuất hiện nhiều trong quá trình đi bộ, hoặc thấy khớp gối bị sưng,… thì tốt nhất người bệnh nên ngừng đi và tìm nơi ngồi nghỉ ngơi.
Tuyệt đối không nên ép buộc bản thân tiếp tục tập luyện vượt quá khả năng.
IV. Sản phẩm tăng cường canxi cho người bị thoái hóa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thiếu hụt canxi sẽ khiến xương khớp kém phát triển, dễ bị thoái hóa, chấn thương và gặp nhiều vấn đề về xương khớp khác.
Do đó, việc bổ sung đầy đủ canxi cho người bị đau khớp gối là có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích phát triển các tế bào xương, giúp tổn thương ở khớp nhanh phục hồi; tăng cường độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp; giảm tình trạng đau nhức…
Lượng canxi được dung nạp vào cơ thể chủ yếu đến từ nguồn thực phẩm tự nhiên có trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể thì người bệnh có thể tham tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc dùng thêm các sản phẩm giúp tăng cường canxi cho xương.
Canxi hữu cơ Úc NextG Cal là sản phẩm bổ sung canxi dưới dạng viên nén tiện lợi, dễ mang theo và dễ uống.
Trong việc điều trị đau khớp gối, NextG Cal hiện đang được rất nhiều người tin dùng, đánh giá cao trong thời điểm hiện nay
Với các thành phần vô cùng tốt cho xương như: Hydroxyapatite (Microcrystalline), Dry Vitamin D3 Type 100 CWS,… cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày, giúp xương chắc khỏe và phòng chống loãng xương hiệu quả hơn.
>> Xem VIDEO chi tiết canxi NextG Cal <<
Như vậy đáp án cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là CÓ nhưng người bệnh cần đảm bảo đi đúng cách.
Trong trường hợp cơn đau khớp gối khiến bạn không thể đi bộ thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn lựa chọn một số bộ môn khác phù hợp hơn như: Bơi lội, khí công, tập dưỡng sinh, xe đạp…
Bên cạnh đó, người bệnh nên thăm khám sức khỏe kỳ để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho từng giai đoạn bệnh.