Nguồn dinh dưỡng đầu đời vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt trong 6 tháng đầu, sữa mẹ chính là thức ăn hoàn hảo nhất cho bé. Vì thế bé lười bú khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Trẻ lười bú mẹ phải làm sao? Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Nội dung:
I – Vì sao trẻ lười bú? Nguyên nhân trẻ lười bú
Một số nguyên nhân điển hình dưới đây có thể là lý giải vì sao bé lười bú:
– Sức khỏe bé có vấn đề là nguyên nhân trẻ lười bú: Khi bé đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như liên quan đến đường tiêu hóa hoặc một số bệnh lý khiến cho trẻ bị đau và không thoải mái khi bú sữa như bệnh về tai, mũi, trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng,… khiến trẻ 2 tháng lười bú, trẻ 3 tháng lười bú, bé 4 tháng lười bú, bé 5 tháng lười bú mẹ, bé 6 tháng lười bú.
Rất nhiều trẻ sơ sinh lười bú ham ngủ
– Sữa mẹ có vị lạ: Có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ thay đổi đột ngột như thức ăn có chứa quá nhiều gia vị, nặng mùi, quá cay hoặc quá chua cũng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa, đây cũng là một lý do giải thích tại sao trẻ lười bú.
– Ti mẹ có vấn đề khiến em bé lười bú: Trẻ sơ sinh lười bú mẹ cũng có thể do đầu ti của mẹ bị thụt sâu hoặc quá to so với miệng trẻ.
– Tư thế bú không đúng là nguyên nhân bé bú kém: Tư thế bú không đúng hoặc sữa mẹ không đều nhiều quá hoặc ít quá cũng sẽ làm cho bé khó chịu, bé bú kém.
– Thiếu vi chất dinh dưỡng gây biếng ăn
Tại sao bé lười bú còn có thể là do thiếu một số vi chất dinh dưỡng như kẽm, selen, canxi, vitamin nhóm B….
Nếu trẻ lười bú chậm tăng cân kèm theo các triệu chứng như ngủ không sâu giấc, đổ nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, trẻ vặn mình,.. thì cha mẹ cần nghĩ đến khả năng bé bị thiếu dưỡng chất. Lúc này cần đưa trẻ đi khám để xác định cụ thể xem bé thiếu vi chất nào để bổ sung kịp thời.
Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây biếng ăn ở trẻ
II – Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?
Khi nhận thấy bé 3 tháng lười bú chậm tăng cân, bé 4 tháng lười bú chậm tăng cân, thậm chí bỏ bú sữa thì cần cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú là gì để có giải pháp khắc phục phù hợp với nguyên nhân đó.
Bên cạnh đó, bé lười bú phải làm sao? các mẹ cũng có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để kích thích sự thèm bú của trẻ và giúp bé ti sữa mẹ được nhiều hơn:
1. Đối với trẻ lười uống sữa công thức
– Trong trường hợp bé lười bú sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa đảm bảo chất lượng, phù hợp khẩu vị, giúp trẻ phát triển tốt trong những tháng đầu đời.
– Trẻ sơ sinh lười bú mẹ phải làm sao? Để cải thiện tình trạng bé lười bú chậm tăng cân, mẹ nên chọn bình bú có kích cỡ đầu vú và chất liệu phù hợp. Chú ý lượng sữa và khoảng cách giữa các cữ để điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và cơ địa của bé.
2. Đối với trẻ lười bú mẹ
– Giai đoạn bé lười bú mẹ thay đổi tư thế cho con bú cũng là một cách giúp bé thoải mái và bú nhiều hơn.
Thay đổi tư thế bú là cách giúp bé thoải mái, bú nhiều hơn
– Hình thành thói quen cho bé bú bằng cách chia thành nhiều cữ bú trong ngày, mỗi cữ nên cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng, không nên để bé đói quá rồi mới cho bú. Mẹ cũng không nên ép bé bú khi đã no vì sẽ gây nôn trớ khiến con lười bú mẹ.
– Trường hợp đầu ti có vấn đề hoặc sữa mẹ quá nhiều làm bé bị ngợp bé lười bú mẹ, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng muỗng hoặc bình.
– Mẹ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày bao gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, hạn chế những thức ăn chiên rán hay có mùi nồng dễ khiến bé sơ sinh lười bú mẹ. Nhờ thế, sữa mẹ cho bé bú sẽ đảm bảo đủ chất và lượng.
III – Tình trạng lười bú ở trẻ sơ sinh khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu bé sơ sinh lười bú nhưng cân nặng vẫn tăng đều, trẻ sơ sinh lười bú đêm, trẻ sơ sinh lười bú ngủ nhiều, trẻ lười bú sau khi tiêm phòng hay trong giai đoạn mọc răng mẹ không cần quá lo lắng. Mỗi bé sơ sinh sẽ có sự phát triển riêng và số lần bú chỉ mang tính tham khảo.
Tuy nhiên, những trường hợp do vấn đề về sức khỏe hoặc thiếu chất dinh dưỡng, trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, bỏ bú thường xuyên, bé lười bú khó ngủ và mẹ đã áp dụng các cách trên cũng không hiệu quả thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp trẻ lười bú phải làm sao?
Cho bé đi khám khi lười bú kéo dài để tìm giải pháp phù hợp
Với những thông tin trên về tình trạng bé lười bú hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh. Ngoài những giải pháp trên, cha mẹ nên chú trọng duy trì việc gần gũi với trẻ, tiếp xúc và tương tác với con thường xuyên kể cả khi không cho con bú để con cảm thấy yên tâm và được che chở.
15 Bình luận