Bầu ăn tỏi được không? 8 Lợi ích và 3 nguy cơ khi ăn

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Tỏi là một gia vị được sử dụng phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn và món ăn khác nhau. Với người bình thường, ăn tỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Còn với với phụ nữ mang thai thì bà bầu ăn tỏi được không? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết dưới đây của chuyên mục sức khỏe mẹ bầu trên website Nextgcal.vn.

I. Thành phần dinh dưỡng của củ tỏi

Tỏi là một gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn, không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn, tỏi còn có những lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g tỏi gồm:

bầu ăn tỏi có sao khôngTỏi giàu vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật

– Calo: Khoảng 149 calo.

– Carbohydrate: Khoảng 33,06 gram.

– Chất đạm: Khoảng 6,36 gram.

– Chất xơ: Khoảng 2,1 gram.

– Chất béo: Khoảng 0,5 gam.

– Vitamin: vitamin C, B6, B1, B2, B3 và folate.

– Khoáng chất: Mangan, canxi, phốt pho, kali và sắt, kẽm, selen.

Ngoài ra, tỏi còn nổi tiếng với các hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin, được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn tiềm năng. 

Hàm lượng dinh dưỡng trong tỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như giống, điều kiện trồng trọt và phương pháp chế biến.

Với người bình thường, ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, giảm huyết áp, giảm nguy cơ gây bệnh tim, cải thiện chức năng xương khớp, phòng và điều trị cảm cúm…

Còn với mẹ bầu, việc ăn tỏi này có thật sự mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe?

II. Bầu ăn tỏi được không?

Với câu hỏi về việc mẹ bầu trong thời điểm 3 tháng có ăn tỏi được không?

Theo nhận định từ các chuyên gia, tỏi an toàn cho mẹ bầu khi mang thai, miễn là gia vị này được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

có bầu ăn tỏi đen được khôngPhụ nữ có thai ăn tỏi được không?

Không lạm dụng sử dụng tỏi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Điều này giúp tỏi mang lại lợi ích cho sức khỏe và tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.

Thai phụ cũng cần phải thận trọng khi đưa tỏi vào chế độ ăn uống trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Vì nếu ăn quá nhiều tỏi trong thời gian này có thể làm giảm mức huyết áp và làm loãng máu. 

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn về số lượng tỏi phù hợp với mình.

III. Có bầu ăn tỏi mang đến lợi ích gì?

Tỏi được biết đến như một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống khi mang thai vì nhiều lý do.

Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn tỏi khi mang thai.

1. Phòng chống tình trạng ung thư

Tỏi chứa các chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do kết hợp với đặc tính chống viêm nên hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

mang thai có được ăn tỏi không

Mẹ bầu có thể thêm loại củ này trong các món ăn hàng ngày để hỗ trợ ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

2. Tốt cho mẹ bị rụng tóc khi mang thai

Tỏi rất giàu allicin – đây là một hợp chất có nguồn gốc từ lưu huỳnh.

Thành phần này được biết tới với tác dụng ngăn ngừa rụng tóc và cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc mới. 

Tỏi cũng chứa rất nhiều loại vitamin nhóm B.

Vì vậy, với mẹ bầu đang gặp phải tình trạng rụng tóc thì tỏi chính là thực phẩm lý tưởng không nên bỏ qua.

3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ở mẹ và bé.

Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

mới có bầu ăn tỏi được không

Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nhưng việc kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống có thể tác động tích cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

4. Tránh bị cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng

Ăn tỏi có thể tăng cường hệ thống miễn dịch giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chống lại nhiều bệnh tật.

Bằng cách đưa tỏi vào chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể chống lại nhiễm trùng, cảm lạnh hoặc cúm và giữ cho em bé luôn phát triển khỏe mạnh.

5. Khắc phục tình trạng mệt mỏi

Tỏi được biết là một trong các thực phẩm có tác dụng làm giảm tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ mang thai.

ăn tỏi khi mang thai

Ăn tỏi đúng cách thậm chí có thể giúp giảm cảm giác chóng mặt và buồn nôn ở mẹ bầu.

6. Phòng ngừa cao huyết áp

Chất allicin trong tỏi có thể làm giảm mức cholesterol trong cơ thể và duy trì ở mức ổn định.

Mặt khác, allicin còn giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Tỏi cũng là một “phương thuốc tự nhiên” nổi tiếng cho các vấn đề về tim.

Ăn tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.

bà bầu ăn nhiều tỏi có tốt không

IV. Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn nhiều tỏi

Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn tỏi được không?

Nhưng nếu tiêu thụ tỏi với số lượng lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ ở phụ nữ mang thai.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của tỏi nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khi mang thai:

1. Chảy máu không kiểm soát

Tỏi là chất làm loãng máu tự nhiên, nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều tỏi, loại củ này có thể dẫn đến chảy máu không kiểm soát được trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ.

bà bầu ăn tỏi có tốt không

2. Hạ huyết áp quá mức

Mẹ bầu ăn tỏi với số lượng quá lớn có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức.

Khi huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm, mẹ bầu có thể bị choáng váng, mệt mỏi và ngất xỉu.

3. Tác dụng phụ khác

Một số tác dụng phụ khác mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn tỏi quá nhiều bao gồm:

– Gây phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc chống đông máu.

bà bầu ăn tỏi đen

– Làm tăng giải phóng insulin và gây hạ đường huyết.

– Những tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu ăn nhiều tỏi có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa, làm thay đổi mùi vị sữa.

– Có thể gây sảy thai nhưng điều này chỉ xảy ra khi mẹ bầu tiêu thụ với số lượng lớn.

– Kích ứng đường tiêu hóa, khó chịu dạ dày. 

V. Lưu ý khi bà bầu ăn tỏi

Mẹ bầu muốn ăn tỏi hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, hãy tuân thủ thực hiện một số lưu ý dưới đây:

1. Lượng tỏi nên ăn

Mẹ bầu cần lưu ý tiêu thụ tỏi ở mức độ vừa phải để tránh khó chịu về tiêu hóa.

bà bầu ăn tỏi đen có tốt khôngMỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-4 tép tỏi tươi

Lượng tỏi mẹ bầu có thể ăn là khoảng 2-4 tép tỏi/ngày.

2. Mẹ bầu không nên ăn tỏi

Mẹ bầu bị huyết áp thấp không nên dùng tỏi vì có thể làm giảm huyết áp.

Thai phụ bị dị ứng tỏi hoặc bất kỳ thành phần nào trong tỏi cũng không nên ăn gia vị này.

Mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh về gan cũng không nên ăn tỏi vì thực phẩm này có vị cay tính nóng, nếu dùng lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

3. Chế biến tỏi

Các mẹ nên sử dụng tỏi như một loại gia vị, có thể nấu chín cùng món ăn hoặc đem ngâm dấm.

bà bầu ăn tỏi nướng được không

Thông tin này cũng là giải đáp cho thắc mắc bầu ăn tỏi ngâm dấm có tốt không. 

4. Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy

Hoạt chất allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn đến phù nề, nghẽn mạch máu và nhiều biến chứng.

Vì vậy, tốt nhất là mẹ bầu cần tránh ăn tỏi khi đang gặp phải tình trạng tiêu chảy.

5. Thực phẩm tránh kết hợp

Mặc dù là loại gia vị phổ biến, thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số thực phẩm các mẹ không nên kết hợp cùng với tỏi.

Cụ thể, mẹ không nên kết hợp loại củ này cùng với các món ăn từ cá trắm, trứng, thịt gà, thịt chó…

bà bầu ăn tỏi sống

Có thể thấy, tỏi là một phương thuốc tự nhiên lâu đời cho nhiều vấn đề khỏe.

Loại củ này cũng được chứng minh có lợi cho phụ nữ khi mang thai khi tiêu thụ với số lượng vừa phải và ăn đúng cách.

Chính vì vậy, có bầu ăn tỏi được không, câu trả lời là các mẹ có thể ăn nhưng để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để ăn tỏi đúng cách trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Đọc thêm:

Canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal giá bao nhiêu tiền?

Bầu ăn lòng heo được không?

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn bim bim được không? Lợi và hại thế nào cho mẹ và bé?

Bim bim là món ăn vặt không chỉ của trẻ em, mà rất nhiều người lớn cũng ưa thích món…

Chi tiết

Bầu ăn quẩy được không? Ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Quẩy là món ăn được nhiều người Việt yêu thích vì thơm ngon nhưng bà bầu ăn quẩy được không?…

Chi tiết

Bầu ăn lòng heo được không? Ăn thế nào tốt cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết